Thứ sáu, 22/11/2024 | 08:36 GMT +7

  • Click để copy
Thứ hai- 06:39, 06/11/2023

'Đất rươi' thổi làn gió nông nghiệp hữu cơ

HẢI DƯƠNG Cùng với khai thác lợi thế của vùng sản xuất lúa - rươi sang hướng hữu cơ, huyện Tứ Kỳ đang quyết tâm thổi luồng gió nông nghiệp hữu cơ đồng bộ vào sản xuất

Những năm gần đây, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) đã chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh thái, trong đó đã có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, theo hướng hữu cơ cả trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao, tạo sự lan tỏa trong sản xuất. 

Điển hình như Công ty BB GreenFood (xã Quang Phục, huyện Tứ Kỳ) chuyên sơ chế, đóng gói, thương mại sản phẩm nông nghiệp, liên kết cung cấp cám thảo dược và bao tiêu sản phẩm cho 5 trại nuôi 6.000 cặp chim bồ câu bố mẹ trên địa bàn xã Bình Lãng (4 trại nuôi) và xã Văn Tố (1 trại nuôi).

Trang trại nuôi chim bồ câu Pháp theo hướng hữu cơ kết hợp cho chim ăn cám thảo dược của Hợp tác xã Chăn nuôi hữu cơ Thủy Phát (xã Bình Lãng, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương). Ảnh: Hồng Thắm.

Trang trại nuôi chim bồ câu Pháp theo hướng hữu cơ kết hợp cho chim ăn cám thảo dược của Hợp tác xã Chăn nuôi hữu cơ Thủy Phát (xã Bình Lãng, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương). Ảnh: Hồng Thắm.

Trang trại nuôi chim bồ câu Pháp theo hướng hữu cơ kết hợp cho chim ăn cám thảo dược của Hợp tác xã Chăn nuôi hữu cơ Thủy Phát (xã Bình Lãng) hiện có 2.600 cặp chim bố mẹ, cho sản phẩm 3.600 chim non/tháng cung ứng thị trường Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Hải Dương.

Thức ăn của chim câu được bổ sung thêm 10 loại thảo dược, không sử dụng thuốc kháng sinh, chất tăng trưởng và chất kích thích trong chăn nuôi. Theo đó, thịt chim câu chắc, thơm ngon, có vị ngọt tự nhiên, khác biệt với thịt chim câu nuôi theo cách thông thường. Hiện giá bồ câu non xuất trại trung bình 80.000 đồng/con, giá bán ra thị trường 105.000 đồng/con; lợi nhuận của trại nuôi đạt từ 25 - 30%.

Trong lĩnh vực trồng trọt, huyện Tứ Kỳ cũng tập trung xây dựng, phát triển mô hình sản xuất lúa nếp cái hoa vàng trong vùng chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ tại xã Quang Trung. Vụ đông xuân 2023, trong quá trình cải tạo vùng khai thác rươi, cáy, mô hình đã thực hiện gieo cấy giống lúa nếp cái hoa vàng với diện tích 41ha với 67 hộ dân tham gia. Năng suất lúa trung bình tại mô hình đạt 200 - 210kg/sào (55 - 58 tạ/ha). Nhờ canh tác lúa theo quy trình hữu cơ, đã tạo điều kiện môi trường sinh thái trong lành, giúp rươi phát triển tốt, lúa cũng bán được giá cao, mang lại "lợi ích kép", tăng thu nhập cho nông dân trên đơn vị diện tích.

Mô hình sản xuất lúa nếp cái hoa vàng trong vùng chuyển đổi hữu cơ tại xã Quang Trung (huyện Tứ Kỳ, Hải Dương). Ảnh: Hồng Thắm.

Mô hình sản xuất lúa nếp cái hoa vàng trong vùng chuyển đổi hữu cơ tại xã Quang Trung (huyện Tứ Kỳ, Hải Dương). Ảnh: Hồng Thắm.

Vụ mùa 2023, mô hình được mở rộng thêm 25ha, nâng tổng diện tích mô hình lúa - rươi canh tác theo quy trình hữu cơ lên 66ha. Hiện lúa trong mô hình sinh trưởng, phát triển tốt, sạch sâu bệnh và chuẩn bị cho thu hoạch, năng suất ước đạt 190 - 200kg/sào (52 - 55 tạ/ha). Sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng trong vùng sản xuất đang được xây dựng và hoàn thiện hồ sơ để công nhận là sản phẩm OCOP năm 2023.

Bên cạnh chú trọng phát triển các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, thời gian qua, huyện Tứ Kỳ cũng phối hợp với các đơn vị khoa học trong ngành nông nghiệp chuyển giao nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, trên cơ sở kiểm soát chặt chẽ vật tư đầu vào, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất. Tiêu biểu như mô hình trồng chuối già Nam Mỹ ở xã Hà Thanh.

Vụ xuân năm 2023, huyện Tứ Kỳ phối hợp với Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) triển khai mô hình trồng chuối già Nam Mỹ (giống nuôi cấy mô) gắn với bao tiêu sản phẩm tại xã Hà Thanh với diện tích 4ha, mật độ 2.500 cây/ha, có 21 hộ dân tham gia. Chuối được trồng từ đầu tháng 3/2023, hiện sinh trưởng phát triển tốt, không bị sâu bệnh, đã trổ buồng (6 - 8 nải/buồng), dự kiến cho thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Mô hình trồng chuối già Nam Mỹ tại xã Hà Thanh (huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) với diện tích 4ha. Ảnh: Hồng Thắm.

Mô hình trồng chuối già Nam Mỹ tại xã Hà Thanh (huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) với diện tích 4ha. Ảnh: Hồng Thắm.

Bà Phạm Thị Đào, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hải Dương đánh giá: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương, đặc biệt là tại huyện Tứ Kỳ đã có một số mô hình nông nghiệp được sản xuất theo quy trình hữu cơ. Kết quả đánh giá bước đầu cho thấy, việc triển khai sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện Tứ Kỳ rất phù hợp với định hướng của tỉnh trong giai đoạn hiện nay cũng như giai đoạn tới, đó là tập trung phát triển nông nghiệp hàng hóa công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá hiệu quả của những mô hình này, từ đó khuyến cáo người dân trên địa bàn tỉnh tiếp tục học tập, mở rộng và lan tỏa ra sản xuất", bà Đào cho biết.

Ông Nguyễn Ngọc Sẫm, Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện Tứ Kỳ cho hay: Với quan điểm sản xuất nông nghiệp đa tầng, đa giá trị, nông nghiệp "vị nhân sinh" cùng những tiềm năng, lợi thế sẵn có, huyện Tứ Kỳ xác định đặt mục tiêu sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, bền vững lên hàng đầu.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Hải Dương và huyện Thanh Hà thăm mô hình chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ ở khu khai thác rươi, cáy tự nhiên sau cống Đa Vang, xã An Thanh (huyện Tứ Kỳ, Hải Dương). Ảnh: Hồng Thắm.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Hải Dương và huyện Thanh Hà thăm mô hình chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ ở khu khai thác rươi, cáy tự nhiên sau cống Đa Vang, xã An Thanh (huyện Tứ Kỳ, Hải Dương). Ảnh: Hồng Thắm.

“Tứ Kỳ sẽ hướng toàn bộ diện tích sản xuất nông nghiệp, tất cả vùng chuyên canh, sản xuất rau màu, cây ăn quả, lúa gạo, chăn nuôi… sang sản xuất theo hướng hữu cơ, tuần hoàn, sinh thái, tiến tới nhân rộng các mô hình sản xuất đạt chứng nhận hữu cơ. Hiện chúng tôi đang có những mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ thực sự hiệu quả, tuy nhiên còn gặp khó khăn về vốn đầu tư và khoa học kỹ thuật. Hi vọng thời gian tới, sản xuất nông nghiệp hữu cơ của huyện sẽ đạt được những kết quả tốt hơn với sự đồng hành của người dân”, ông Sẫm nói.

Bà Vũ Thị Hà, Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ nhấn mạnh: Huyện Tứ Kỳ có tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, theo chủ trương, định hướng của Bộ NN-PTNT và tỉnh Hải Dương, huyện Tứ Kỳ đã và đang chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp công nghệ cao.

“Chúng tôi sẽ cố gắng xây dựng những mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, từ đó làm tiền đề mở rộng trên địa bàn huyện nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện, quan trọng là nâng cao đời sống và thu nhập cho bà con nông dân”, bà Hà chia sẻ.

Hồng Thắm

Ông chủ Enjoy Coffee kiên trì cùng nông dân trồng cà phê hữu cơ

Ông chủ Enjoy Coffee kiên trì cùng nông dân trồng cà phê hữu cơ

ĐẮK NÔNG 'Mục tiêu của chúng tôi là cùng nông dân canh tác cà phê theo quy trình hữu cơ và mang đến cho khách hàng những ly cà phê chất lượng, hương vị đặc trưng'.

Trồng tiêu hữu cơ, giá cao hơn thị trường 20 - 30%

Trồng tiêu hữu cơ, giá cao hơn thị trường 20 - 30%

ĐẮK NÔNG Mấy năm qua, tiêu của HTX Bình Tiến không chỉ được xuất khẩu mà giá bán luôn cao hơn thị trường từ 20 - 30% do áp dụng quy trình canh tác hữu cơ.

Trồng trà hoa vàng hướng hữu cơ giúp cây khỏe, lá xanh

Trồng trà hoa vàng hướng hữu cơ giúp cây khỏe, lá xanh

QUẢNG NINH Mô hình trồng trà hoa vàng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ cỏ, chỉ sử dụng phân bón hữu cơ giúp cây khỏe, lá xanh hơn so với trước đây.

4 nhà khoa học bỏ việc nhà nước, làm nông kiểu 'cách mạng một cọng rơm'

4 nhà khoa học bỏ việc nhà nước, làm nông kiểu 'cách mạng một cọng rơm'

HÀ NỘI Chúng tôi ngồi uống trà dưới bóng mát của hàng dâu, nghe lích chích tiếng của lũ chim sâu đang mải miết đi tìm mồi trong các kẽ lá.

Xem Thêm