Thứ sáu, 22/11/2024 | 11:18 GMT +7
Được sự giới thiệu của Chi cục PTNT tỉnh Tiền Giang, chúng tôi đến thăm Công ty Trí Sơn - đơn vị sản xuất yến sào hàng đầu tại khu vực ĐBSCL với hàng chục sản phẩm được chứng nhận OCOP. Công ty Yến Sơn cũng là một trong đơn vị đứng đầu chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho hàng trăm nhà yến của bà con trong và ngoài địa phương.
Tiếp chúng tôi tại quần thể nhà yến ở Cai Lậy, một trong thủ phủ nuôi chim yến của tỉnh Tiền Giang, anh Bùi Băng Sơn - Giám đốc Công ty TNHH TM DV Trí Sơn cho biết, vốn sinh ra và lớn lên tại vùng ven TP Mỹ Tho với nghề trồng lúa nước, hơn chục năm trước, trong một lần tình cờ, bắt gặp một cặp chim yến về làm tổ ở kho lúa của gia đình. Vốn có niềm yêu thích các loài chim, anh bắt đầu cải tạo kho lúa thành nhà yến, “hữu xạ tự nhiên hương” bỗng dưng yến kéo nhau về ở ngày càng đông.
Nhận thấy, yến có hàm lượng dinh dưỡng cao, giá thành đắt đỏ không phải ai cũng dùng được loại cực phẩm này. Từ đó, anh dành nhiều thời gian nghiên cứu tập tính của loài yến. Qua tìm hiểu phát hiện môi trường sống của loài chim yến phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm và nguồn thức ăn. Trong khi đó, Cai Lậy là một trong địa phương thuộc vùng Đồng Tháp Mười với hệ sinh thái đa dạng, hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên từ các cánh đồng lúa, vườn cây ăn trái, ao tôm mênh mông, đến các khu rừng tràm, rừng bảo tồn, … đan xen nhau, cung cấp một nguồn thức ăn (côn trùng bay) vô cùng phong phú và dồi dào.
Bên cạnh lợi ích kinh tế, sự phát triển của loài chim yến còn đem lại hiệu quả cho nông nghiệp như giảm bớt côn trùng, sâu bọ hại mùa màng, tạo nên hệ sinh thái cộng hưởng bền vững trong nông nghiệp. Từ đó, anh quyết định khởi nghiệp cùng loài chim này.
Nhờ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, từ nhà yến đầu tiên được xây dựng vào năm 2015, đến nay anh đã sở hữu hơn 20.000 m2 nhà yến và là đơn vị sản xuất, phân phối các sản phẩm về yến lớn tại khu vực ĐBSCL.
Từ việc nuôi và có thu nhập từ nghề nuôi chim yến, anh Sơn đã quyết định thành lập Công ty TNHH TM DV Trí Sơn; đồng thời mạnh dạn đầu tư nhà xưởng, nhập khẩu hệ thống máy móc hiện đại từ nước ngoài về để chế biến các sản phẩm từ tổ yến.
Năm 2019, khi tỉnh Tiền Giang triển khai xây dựng chương trình OCOP, anh Sơn tìm hiểu và nhận thấy những lợi ích của chương trình nên đã chủ động nâng cấp hệ thống máy móc, nghiên cứu, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, bảo đảm các tiêu chuẩn của sản phẩm OCOP.
Theo anh Sơn, việc tham gia chương trình OCOP là một hành trình dài, đòi hỏi sự đầu tư, tập trung cao độ. Năm 2020, 4 sản phẩm đầu tay do anh nghiên cứu sản xuất được trao chứng nhận OCOP 3 sao.
Sau khi được tiếp động lực, với quyết tâm xây dựng sản phẩm chất lượng OCOP đạt 4 sao trở lên, bên cạnh việc đầu tư hệ thống máy móc, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, Công ty còn tập trung phát triển việc kết nối, tạo nguồn nguyên liệu bền vững, ổn định cho chế biến và marketing, quảng bá để tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Và cuối cùng “quả ngọt” cũng đã được gặt hái sau mọi nỗ lực của toàn thể Công ty khi 18/40 sản phẩm đã đạt chuẩn OCOP 4 sao vào tháng 7/2022 vừa qua.
“Chúng tôi đã đầu tư dây chuyền sản xuất với các thiết bị hiện đại được kiểm soát nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn HACCP để sản xuất ra các sản phẩm OCOP từ tổ yến, mang đến nhiều sự lựa chọn và tiện lợi hơn cho người tiêu dùng như yến hũ chưng sẵn, tổ yến ăn liền, tổ yến sấy thăng hoa với nhiều hương vị đa dạng…
Nhờ phát triển song song cả mảng tư vấn, xây lắp và chuyển giao công nghệ nhà nuôi chim yến, chúng tôi đã kết nối, ký hợp đồng tiêu thụ tổ yến thô cho hàng trăm cơ sở nuôi yến trong và ngoài địa phương; đồng thời xây dựng 49 điểm phân phối cùng hàng trăm nhà liên kết tiêu thụ sản phẩm nhiều tỉnh thành”, anh Sơn nói.
Anh Sơn chia sẻ thêm, có thể khẳng định chính chương trình OCOP đã tạo nền tảng và động lực để Công ty có thành quả như ngày hôm nay. Với mục tiêu vươn ra thị trường quốc tế, Công ty vừa ký kết chương trình phối hợp với Đại học Công nghiệp Thực phẩm (TP.HCM) nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm OCOP đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Công ty cũng tiếp tục đẩy mạnh liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm giúp người nuôi chim yến ổn định sản xuất, làm giàu bền vững.
Theo số liệu của Sở NN- PTNT Tiền Giang, đến tháng 9/2019, số lượng nhà nuôi yến kiên cố của tỉnh là 688 nhà, số lượng tổ 4.369 kg; nhà nuôi cơi nới trên nhà ở là 321 nhà, số lượng tổ 761 kg. Cùng với sự phát triển của các nhà nuôi chim yến, đã ra đời nhiều cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến tổ yến. Tính đến tháng 9/2019, toàn tỉnh có 9 cơ sở chế biến, công suất là 1.243kg/năm, trong đó, tiêu biểu có Công ty TNHH TM DV Trí Sơn.
Nhu cầu tiêu thụ tổ yến hiện còn rất lớn, bởi đây là loại thực phẩm thiên nhiên cao cấp có nhiều chất bổ dưỡng. Địa phương đang có lợi thế về tự nhiên, nguồn thức ăn dồi dào từ hoạt động sản xuất nông nghiệp thuận lợi cho hoạt động dẫn dụ gây nuôi chim yến. Từ đó cho thấy tiềm năng và triển vọng phát triển nghề nuôi chim yến của tỉnh còn khá lớn. Theo dự kiến đến năm 2030, quần thể chim yến trên địa bàn tỉnh có thể đạt 590.000 cá thể và có thể tạo nguồn thu hàng trăm tỉ đồng”, ông Võ Văn Lập - Chi cục trưởng Chi cục PTNT tỉnh Tiền Giang chia sẻ.
ĐỒNG THÁP Cây ấu trước đây chỉ được trồng vào mùa nước nổi nhưng nay đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập ổn định quanh năm cho người dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
KIÊN GIANG Tôm khô của Hợp tác xã Hiểu Phát được làm từ tôm thẻ thiên nhiên, nuôi theo mô hình xen canh tôm - lúa hoặc các vùng chuyên tôm nuôi quảng canh cải tiến.
Tại lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần II, Ban tổ chức sẽ đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng được chọn tại những vườn đẹp nhất.
HÀ NỘI Sáng 15/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2024.
Trà Vinh Bảo tàng Dừa sáp Trà Vinh có tổng nguồn vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng, góp phần tôn vinh cây dừa sáp nguyên bản được trồng tại vùng đất Cầu Kè.
Mong muốn duy trì và phát huy đặc sản nem Lai Vung, anh Huỳnh Ngọc Hậu (xã Tân Thành, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) đã rời phố, về quê khởi nghiệp từ loại nem này.
QUẢNG NAM Việc thành lập Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My nhằm nâng tầm thương hiệu và bảo hộ sản phẩm cho 2 loài cây dược liệu có giá trị của tỉnh Quảng Nam.
Từ một loại nông sản bình dị, nhờ sự sáng tạo bền bỉ, ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến, đã giúp tăng giá trị cho củ khoai mì Việt Nam.