Thứ ba, 19/01/2021 | 19:46 GMT +7
Sản phẩm gạo Ba Chăm được trao quyết định chỉ dẫn địa lý "Mang Yang".
Chiều 29/12, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai phối hợp với UBND huyện Mang Yang tổ chức Hội thảo khoa học và công bố chỉ dẫn địa lý “Mang Yang” cho sản phẩm gạo Ba Chăm.
Vào ngày 23/11/2020, Cục Sở hữu trí tuệ đã có Quyết định số 4524/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00093 với chỉ dẫn địa lý “Mang Yang” cho sản phẩm gạo Ba Chăm. Khu vực địa lý gồm: xã Đak Trôi, Lơ Pang, Kon Thụp, Kon Chiêng, Đê Ar (huyện Mang Yang).
Gạo Ba Chăm có đặc điểm thuôn tròn, màu trắng đục với mùi thơm đặc trưng, khi nấu cơm rất dẻo, hàm lượng dinh dưỡng cao. Đây là loại gạo được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho đồng bào Bahnah ở huyện Mang Yang. Gạo được trồng từ giống lúa Chăm vào tháng 4 đến tháng 11 hàng năm và theo phương thức trọc trỉa và sử dụng nguồn nước tự nhiên.
Hiện gạo Ba Chăm được sản xuất tại huyện Mang Yang với diện tích khoảng 2.032 ha, sản lượng hơn 6.900 tấn. Năm 2019, gạo Ba Chăm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.
Bà Ayun H’Bút, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai cho biết, trong thời gian tới, huyện Mang Yang cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân sử dụng chỉ dẫn địa lý có hiệu quả. Cùng với đó, huyện Mang Yang cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá để đưa sản phẩm gạo Ba Chăm vươn xa không chỉ trong nước mà còn ra quốc tế.
Cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới là sự kiện thường niên quốc tế được tổ chức lần đầu năm 2009 với mục tiêu tìm hướng đi và xu hướng cho thị trường lúa gạo.
Đi bộ xuống cầu thang từ lối ra số 2 của ga Sangdo ở phía tây nam Seoul (Hàn Quốc), thật khó bỏ qua một bảng hiệu có nội dung 'Metro Farms'.
Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gạo Ba Chăm của huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai.
Hành trình Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2020 có chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp và tận dụng thời cơ để bứt phá từ đại dịch”.
Những năm gần đây, Sơn La đã và đang trở thành một “Hiện tượng nông nghiệp” khi được coi là vựa nông sản của miền Bắc.
Là người tiên phong nhân giống và xây dựng thương hiệu mãng cầu dai 'khổng lồ' ở Đồng Nai, bà Nguyễn Thị Kim Mai đang độc quyền cung cấp loại cây giống đặc sản này...
Đó là câu chuyện hai vợ chồng làm trang trại ở Nghệ An. Do trồng trọt kiểu khác người nên bị nông dân trong vùng gọi là “hai đứa ngây”.
Từ những lợi thế đặc thù, tỉnh Lâm Đồng thực hiện đề án nông nghiệp hữu cơ và hướng đến đứng đầu cả nước ở lĩnh vực này vào 2025.