Thứ tư, 02/04/2025 | 19:59 GMT +7

  • Click để copy
Thứ ba- 14:50, 02/11/2021

Cam Hàm Yên mất mùa nhưng không mất giá

Do tình hình thời tiết bất lợi, nhiều diện tích cam Hàm Yên (Tuyên Quang) mất mùa, thế nhưng giá cam đầu vụ cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
So với vụ năm ngoái Cam Hàm yên giảm 20.000 tấn sản lượng, nhưng bù lại giá cao hơn. Ảnh: Đào Thanh.

So với vụ năm ngoái Cam Hàm yên giảm 20.000 tấn sản lượng, nhưng bù lại giá cao hơn. Ảnh: Đào Thanh.

Tổng diện tích cam cho thu hoạch của huyện Hàm Yên hiện nay là hơn 6.400ha, với sản lượng ước đạt 83.000 đến 84.000 tấn. Cam sành vẫn chiếm diện tích lớn nhất với sản lượng ước đạt hơn 64.000 tấn, tiếp đến cam chanh, cam Xã Đoài hơn 14.000 tấn, cam V2 hơn 4.000 tấn.

So với vụ cam năm 2020, vụ cam nay nay ước giảm khoảng 20.000 tấn. Nguyên nhân giảm này là do giai đoạn đầu vụ cây ra hoa gặp thời tiết bất lợi nên tỷ lệ đậu quả thấp. Hơn nữa trong các vụ cam năm 2019, 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và việc phát triển ồ ạt vùng cam khiến quả cam Hàm Yên liên tiếp mất giá.

Nhiều nhà vườn lỗ vốn nên đến vụ cam năm nay nhiều hộ nông dân đã không muốn đầu tư chăm sóc, để cây tự nhiên sinh trưởng phát triển dẫn đến dinh dưỡng nuôi cây ít, quả đạt năng suất cam thấp. Nhiều nhà vườn chặt cam để trồng các cây trồng khác.

Đến giữa tháng 10, vùng cam Hàm Yên đã bắt đầu vụ vào thu hoạch. Với giá cam đạt từ 6.200 đến 6.500 đồng/kg thì so với vụ trước, cam Hàm Yên năm nay cao hơn 1.000 đồng/kg. Nỗ lực không để cam Hàm Yên mất giá, trước khi vào vụ thu hoạch cam chính quyền tỉnh Tuyên Quang và các cơ quan liên quan đã tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng; hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã kết nối tiêu thụ sản phẩm cam với các Tập đoàn phân phối, sở hữu các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích như: Big C, Lan Chi, Vinmart&Vinmart+; kết nối tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử như Sen đỏ, Amazon, Shopee...

Ông Đàm Ngọc Hưng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hàm Yên cho biết, so với đầu vụ năm ngoái, thời điểm này giá cam trên địa bàn huyện Hàm Yên có tăng hơn. Nếu dịch Covid-19 không diễn biến phức tạp, có lẽ vụ cam năm nay sẽ được giá hơn 2 vụ trở lại đây. Ông Hưng cũng thừa nhận, cam năm nay mất mùa và sâu bệnh nhiều hơn những vụ trước, do việc đầu tư chăm sóc ít hơn.

Chính quyền tỉnh Tuyên Quang đang nỗ lực các giải pháp để tiêu thụ sản phẩm cam Hàm Yên. Ảnh: Đào Thanh.

Chính quyền tỉnh Tuyên Quang đang nỗ lực các giải pháp để tiêu thụ sản phẩm cam Hàm Yên. Ảnh: Đào Thanh.

Kết nối tiêu thụ các sản phẩm cam, ngoài việc bán cho thương lái đi các tỉnh, đến nay các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện đã thực hiện thương thảo để ký kết hợp đồng tiêu thụ với Tập đoàn Masan; siêu thị BigC kết nối tiêu thụ sản phẩm cam Hàm Yên với HTX Phong Lưu; bưu điện tỉnh Tuyên Quang cũng thực hiện cam kết, kết nối tiêu thụ đi các thị trường là 10.000 tấn từ nay đến hết vụ...

Hiện nay, thị trường tiêu thụ cam Hàm Yên chủ yếu vẫn là các tỉnh phía Nam và miền Trung. Theo tính toán của ngành chức năng huyện Hàm Yên, thì vụ năm nay, cam các loại tiêu thụ ở thị trường này sẽ là khoảng gần 40.000 tấn. Còn lại sẽ thực hiện tiêu thụ tại thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc cũng như nội tỉnh.

Bên cạnh khó khăn về tiêu thụ và giá, thì một khó khăn nữa mà vùng cam Hàm Yên đang phải đối diện, đó là sâu bệnh hại. Đặc biệt là bệnh vàng lá Greening hay còn gọi là Bệnh vàng lá gân xanh do vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus thuộc nhóm procaryote gây ra. Vi khuẩn sống trong mô libe của cây, bệnh thường xuất hiện ở tất cả các tháng trong năm, lan truyền do rầy chổng cánh và vật liệu nhân giống.

 Bệnh vàng lá thối dễ do các loại nấm thủy sinh sống dưới đất gây bệnh như Fusarium, Phytophthora, Pythium và tuyến trùng đất gây hại. Nấm bệnh gây hại nặng cho cây, chúng gây thối rễ, loét thân và thối quả. Tuyến trùng có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cây chủ, làm tắc mạch dẫn và giảm khả năng sinh trưởng của cây. Từ đó, cây nhiễm bệnh dần suy yếu và có thể chết. 2 Loại bệnh này đang tấn công và làm suy yếu, chết hằng trăm ha cam của huyện Hàm Yên.

Mở rộng phát triển vùng cam theo hướng nông nghiệp tốt, đến nay toàn vùng cam Hàm Yên có 756ha đạt tiêu chuẩn VietGAP, 18,6ha đạt chuẩn hữu cơ chuyển đổi. Năm 2020, huyện sản xuất và cung ứng được 21.000 cây giống cam sạch bệnh. Năm 2021, huyện tiếp tục thực hiện cung ứng được 7.000 cây. Năm 2020, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam sành Hàm Yên.

Đào Thanh

    Tags:
Hạt muối sẽ không dừng lại ở sản phẩm mưu sinh

Hạt muối sẽ không dừng lại ở sản phẩm mưu sinh

ĐBSCL Festival nghề muối Việt Nam, lời cam kết của Chính phủ giúp hạt muối không chỉ là sản phẩm mưu sinh mà còn mang giá trị kinh tế cao, niềm tự hào của người Việt.

Sức hút của rau câu thỏi vàng ngày vía Thần Tài

Sức hút của rau câu thỏi vàng ngày vía Thần Tài

Cà Mau Ngày 7/2 (mùng 10 tháng Giêng) ngày vía Thần Tài, một phụ nữ ở Cà Mau đã sáng tạo rau câu hình thỏi vàng để bán và nhanh chóng thu hút được nhiều người.

Người trồng phật thủ vui buồn lẫn lộn

Người trồng phật thủ vui buồn lẫn lộn

Nhiều nhà vườn phật thủ tại xã Đắc Sở (Hoài Đức) thắng lớn về giá, nhưng cũng không ít vườn vẫn như ‘ngồi trên đống lửa’ khi thương lái thờ ơ.

Nhiều cách làm sáng tạo, thúc đẩy tiêu thụ nông sản ở Hưng Yên

Nhiều cách làm sáng tạo, thúc đẩy tiêu thụ nông sản ở Hưng Yên

Nhờ có nhiều giải pháp sáng tạo, tỉnh Hưng Yên đã căn bản tiêu thụ hết các loại nông sản, đặc sản trên địa bàn, đạt giá trị tăng cao 17-20%.

Thực thi hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ nhãn hiệu gạo

Thực thi hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ nhãn hiệu gạo

Nhãn hiệu gạo góp phần nâng cao giá trị, tăng khả năng nhận biết của người tiêu dùng, các doanh nghiệp rất quan tâm việc đăng ký và xác lập quyền sở hữu trí tuệ.

Khánh Hòa lấy 125 mẫu giám sát an toàn thực phẩm

Khánh Hòa lấy 125 mẫu giám sát an toàn thực phẩm

Để kiểm soát chặt chẽ chất lượng nông, lâm, thủy sản trên thị trường, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Khánh Hòa đã tăng cường lấy mẫu, giám sát an toàn thực phẩm.

Livestream 3 tiếng, 'Chợ phiên OCOP' chốt hơn 600 đơn hàng

Livestream 3 tiếng, 'Chợ phiên OCOP' chốt hơn 600 đơn hàng

HÀ NỘI Sau 3 tiếng livestream trên kênh tiktok 'Chợ phiên OCOP', đã thu hút hơn 150 nghìn lượt tiếp cận, 14 nghìn lượt người xem trực tiếp, hơn 600 đơn hàng thành công.

Lô cà phê ngon nhất Việt Nam được đấu giá lên đến 1,2 triệu đồng/kg

Lô cà phê ngon nhất Việt Nam được đấu giá lên đến 1,2 triệu đồng/kg

Ngày 17/8, tại Hà Nội, phiên đấu giá cà phê 'ngon nhất' Việt Nam lần thứ 2 được tổ chức bởi Công ty Simexco Đắk Lắk và Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột.

Thị trường xuất khẩu gỗ có thể lập kỷ lục trong năm 2024

Thị trường xuất khẩu gỗ có thể lập kỷ lục trong năm 2024

Bình Dương Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đang tăng trưởng nhờ những tín hiệu tích cực từ các thị trường như Hoa Kỳ, EU...

Đưa vải chín sớm tiêu thụ tại siêu thị của Central Retail

Đưa vải chín sớm tiêu thụ tại siêu thị của Central Retail

BẮC GIANG UBND huyện Tân Yên (Bắc Giang) ngày 27/5 đã tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm vải thiều chín sớm của huyện.

Xem Thêm