Chủ nhật, 07/03/2021 | 21:44 GMT +7
Cá chạch còn có tên là cá nhét, thường sống ở ao, hồ, ruộng trũng, nhất là những nơi có lượng bùn (sình) nhiều.
Cá nhét có da trơn như lươn, con lớn nhất lớn hơn ngón tay cái người lớn, dài khoảng1,5 tấc. Ăn cá chạch, có tác dụng bồi bổ tỳ vị, dưỡng thận, bồi bổ khí huyết, chống lão suy, tráng dương…, nên nhiều người còn gọi cá chạch là loại “trường xuân ngư”.
Theo Đông y, cá chạch có vị ngọt, tính bình không độc, bổ khí huyết, cường dương, chống lão suy, trị ra mồ hôi trộm, tiêu khát, trĩ, tiểu tiện không thông, giải say rượu, chữa viêm gan mật, suy gan, vàng da, tụy, bệnh ngoài da, mẩn ngứa… nên các nhét rất cần thiết cho người cao tuổi.
Sau đây là một số món ăn - bài thuốc từ cá chạch bồi bổ khí huyết:
- Chữa suy nhược thiếu máu: Cá chạch (250g), thịt lợn nạc (50g), gừng (5g), tiêu bột (3g), nước vừa đủ. Cá chạch rán qua cho thơm, cho nước, thịt, gừng, đun to lửa 10 phút rồi hầm nhừ thịt đến khi chín, nêm gia vị là ăn được.
- Dùng cho người kém ăn, xanh xao, thiếu máu, suy gan, suy nhược thần kinh và thể lực, tráng dương: 10 con cá chạch sống làm sạch nhớt, bỏ ruột, đem rán giòn và thêm 300ml rượu trắng (hoặc 600ml nước), vài lát gừng, đun nhỏ lửa đến lúc nước canh có màu trắng sữa là được. Bỏ lớp dầu trắng sữa, phần nước và thịt còn lại, cho thêm một chút muối. Ăn cả cái và nước.
- Tráng dương, bổ thận: 10 con làm sạch nhớt, bỏ xương, ruột, lá sen khô vừa đủ. Cá chạch phơi chỗ mát cho khô, bỏ đầu, đuôi đốt thành than. Lá sen khô tán bột. Trộn 2 thứ với nhau. Mỗi lần dùng 10g. Ngày uống 3 lần với nước sôi để nguội hoặc cá nhét (500g), gừng, bột ngọt, dầu ăn đủ dùng. Cá chạch rửa sạch. Tẩm ướp với bột ngọt và gừng trong vòng 30 phút. Cho chảo lên bếp, đổ dầu khử với tỏi cho thơm và cho cá vào rán giòn ăn cả xương (mỗi tuần ăn 2 lần).
- Chống lão suy ở người già: Cháo cá chạch nấu với gạo hoặc đậu đen, đậu xanh nêm gia vị, rau thơm ăn nóng.
- Chữa tiểu đường: Cá chạch, bỏ hết nhớt, xương, ruột và nấu canh với lá sen non.
- Chữa liệt dương, kéo dài tuổi thọ: 10 con cá chạch làm sạch ướp gia vị cho thấm rồi nấu cháo với nếp (hoặc gạo), hạt sen và các vị thuốc Bắc như nhân sâm (10 g), kỷ tử (15 g), hoài sơn (30 g), đại táo (30 g), nhục quế (5 g), long nhãn (20 g) và một ít gừng tươi xắt lát. Đổ nước vừa ngập, đun sôi trong vòng 30 phút, sau đó hạ lửa đến khi chín mềm rồi nêm lại cho vừa ăn. Món nầy ăn cả cái lẫn nước, mỗi tuần ăn 2 lần mới thấy hiệu quả trông thấy, nhất là người cao tuổi.
Cá chẽm (hay cá vược) - một loài cá sống trong nước ngọt lẫn nước mặn. Cá chắc thịt, ngọt, ít xương, ít chất béo, giàu Omega 3 và Protein, được nhiều người ưa chuộng.
Trong kí ức của mỗi người, đều có một khoảng thời gian gợi cho mình bao nỗi nhớ riêng...
Lươn da trơn có nhớt, màu vàng sẫm, thường sống rúc trong bùn. Lươn còn được gọi tên thiện ngư, trường ngư - một trong “bốn món tươi ngon dưới sông” (tứ đại hà tiên).
Khi bày biện mâm cơm tối những ngày dịch giã này, bà nội trợ 40 tuổi Pang Hui chợt nhận ra rằng cả gia đình bảy miệng ăn vẫn dùng chung bát đũa.
Ban Chủ nhiệm Dự án bảo tồn và phát huy một số di sản văn hóa dân tộc công bố 15 món ẩm thực dân tộc đặc trưng vùng hồ Ba Bể.
Đầu bếp chuyên nghiên cứu ứng dụng sản phẩm, nghe có vẻ lạ, nhưng gần đây rất phổ biến tại các công ty chế biến thực phẩm.
Cá chép tự nhiên bắt đầu vào mùa từ tháng 9 đến hết năm, đây là món ăn bổ dưỡng cho bà bầu và trẻ nhỏ.
Nếu bạn đang đau đầu vì không biết chiêu đãi cả nhà món ngon gì, hãy xem qua 5 món ăn đơn giản, dễ làm nhưng vô cùng hấp dẫn.
Một trong những hoạt động khá thú vị tại Festival Đờn ca tài tử 2014 tại Bạc Liêu là Hội thi Món ngon Nam Bộ.