Thứ sáu, 22/11/2024 | 09:23 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 06:24, 26/10/2023

Bạc Liêu tạo đột phá cho chuỗi giá trị 'lúa thơm - tôm sạch'

Cùng với khai thác lợi thế nuôi tôm - rừng sinh thái, Bạc Liêu đang tập trung tạo đột phá cho nông nghiệp hướng hữu cơ từ chuỗi giá trị 'lúa thơm - tôm sạch'.

Định hướng thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ đang được tỉnh Bạc Liêu quan tâm, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của ngành nông nghiệp.

Ngành nông nghiệp Bạc Liêu đang tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nông dân sản xuất theo hướng an toàn, hữu cơ. Qua đó nhằm hạn chế sử dụng các loại kháng sinh, hóa chất, chất kích thích tăng trưởng, các loại phân bón vô cơ, thuốc BVTV có nguồn gốc độc hại chuyển sang sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Cụ thể, tỉnh Bạc Liêu đang tập trung thực hiện 2 nhóm mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ.

Bạc Liêu đang tập trung phát triển, khai thác chuỗi giá trị 'lúa thơm - tôm sạch'. Ảnh: TL.

Bạc Liêu đang tập trung phát triển, khai thác chuỗi giá trị "lúa thơm - tôm sạch". Ảnh: TL.

Đối với nuôi trồng thủy sản, khuyến khích và vận động nông dân sử dụng men vi sinh để quản lý môi trường, sử dụng con giống sạch bệnh, thả nuôi mật độ phù hợp và thả xen ghép các đối tượng cá để xử lý nước. Bên cạnh đó, phát triển các mô hình nuôi thủy sản sinh thái, bền vững hướng đến hữu cơ.

Điển hình là mô hình nuôi thủy sản quảng canh, quảng canh cải tiến trong rừng ngập mặn ven biển với diện tích gần 75.000ha và mô hình tôm - lúa khoảng 40.000ha. Các mô hình nuôi này đã khẳng định được tính bền vững, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Trong đó, mô hình tôm - lúa được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá cao về tính bền vững, lợi nhuận cao hơn từ 15 - 30% so với độc canh cây lúa.

Đối với lĩnh vực trồng trọt, Bạc Liêu đã thực hiện mô hình "Xây dựng tổ chức cộng đồng thông qua các tổ hợp tác, hợp tác xã canh tác lúa thông minh theo hướng hữu cơ, ứng dụng cơ giới hóa, thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm" trên diện tích 300ha (sử dụng giống lúa xác nhận, bổ sung phân hữu cơ, thuốc BVTV sinh học). Lợi nhuận mang lại từ mô hình cao hơn từ 20 - 25 triệu đồng/ha so với canh tác thông thường.

Ưu điểm của hình thức canh tác này chính là giúp nông dân giảm chi phí đầu tư, giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân bón và thuốc BVTV hóa học, ưu tiên sử dụng thuốc BVTV sinh học góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, nâng cao giá trị, chất lượng lúa gạo.

Tiêu biểu như mô hình sản xuất lúa bổ sung phân hữu cơ, giảm phân vô cơ cho vùng chuyên sản xuất lúa 2 - 3 vụ/năm tại huyện Hòa Bình. Mô hình này đã giúp nông dân giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân vô cơ từ 10 - 15% và 2 lần phun thuốc BVTV/vụ lúa, bổ sung phân bón hữu cơ, ưu tiên sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học giúp tạo ra sản phẩm chất lượng và an toàn. Nông dân tham gia mô hình rất phấn khởi bởi lợi nhuận tăng thêm trên 19 triệu đồng/ha và sản phẩm được bao tiêu với giá cao.

Các mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ của Bạc Liêu đã giúp nông dân giảm chi phí, tăng lợi nhuận, cải thiện môi trường sinh thái. Ảnh: Trọng Linh.

Các mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ của Bạc Liêu đã giúp nông dân giảm chi phí, tăng lợi nhuận, cải thiện môi trường sinh thái. Ảnh: Trọng Linh.

Bên cạnh đó, nông dân trong mô hình cũng được vận động sử dụng các giống lúa cấp xác nhận có chất lượng gạo tốt, năng suất cao để canh tác. Đồng thời, áp dụng “3 giảm - 3 tăng”, “1 phải - 5 giảm”, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và sử dụng phân bón hữu cơ, các chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh gây hại. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và an toàn cho người tiêu dùng.

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết, để thực hiện thắng lợi mục tiêu của đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, trên cơ sở phát huy có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương, ngành nông nghiệp Bạc Liêu sẽ tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện cho các tiểu vùng sản xuất theo hướng ô đê bao khép kín.

Theo đó, ưu tiên các khu vực đê bao vừa và nhỏ, kết hợp duy tu, nâng cấp hệ thống thủy lợi, trạm bơm điện. Nạo vét các kênh mương nội đồng để đảm bảo cấp, thoát nước và trữ nước mặn - ngọt một cách linh hoạt, kịp thời cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn sinh học, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao.

Tiếp tục hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, từng bước phát triển thương hiệu sản phẩm tôm - lúa và tạo đột phá cho giống lúa BL9 của Bạc Liêu. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo nhân rộng các giống lúa chất lượng cao, chịu phèn, mặn, có tính kháng sâu bệnh tốt (như ST24, ST25, Một Bụi Đỏ…) tại địa phương nhằm sản xuất theo hướng hữu cơ gắn với triển khai cấp mã số vùng trồng, cơ sở nuôi để thực hiện truy xuất nguồn gốc.

Mô hình tôm - lúa tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Mô hình tôm - lúa tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm tại Bạc Liêu nhằm triển khai nuôi tôm thông minh, đảm bảo an toàn sinh học và ứng dụng công nghệ số. Đồng thời hỗ trợ thành lập, củng cố, nâng cấp các HTX để có đủ năng lực tổ chức quản lý sản xuất bền vững và hiệu quả.

Bạc Liêu đang tập trung nâng cao năng lực tài chính của các tổ hợp tác, HTX thông qua chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tại địa phương theo quy định. Đặc biệt, tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ và có chiến lược thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển.

Tăng cường hỗ trợ tư vấn, thúc đẩy liên kết các chuỗi giá trị sản xuất, nhất là chuỗi giá trị lúa thơm - tôm sạch thông qua việc cụ thể hóa Nghị định 98 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Trọng Linh

Làm nông nghiệp ở Việt Nam khó có thể lười được

Làm nông nghiệp ở Việt Nam khó có thể lười được

HÀ NỘI Trong sách 'Cuộc cách mạng một cọng rơm', Masanobu Fukuoka chủ trương không làm cỏ. Khái niệm nông nghiệp lười có từ đó. Tuy nhiên nông nghiệp ở Việt Nam khó có thể lười được.

Trồng tiêu hữu cơ, giá cao hơn thị trường 20 - 30%

Trồng tiêu hữu cơ, giá cao hơn thị trường 20 - 30%

ĐẮK NÔNG Mấy năm qua, tiêu của HTX Bình Tiến không chỉ được xuất khẩu mà giá bán luôn cao hơn thị trường từ 20 - 30% do áp dụng quy trình canh tác hữu cơ.

Trồng trà hoa vàng hướng hữu cơ giúp cây khỏe, lá xanh

Trồng trà hoa vàng hướng hữu cơ giúp cây khỏe, lá xanh

QUẢNG NINH Mô hình trồng trà hoa vàng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ cỏ, chỉ sử dụng phân bón hữu cơ giúp cây khỏe, lá xanh hơn so với trước đây.

4 nhà khoa học bỏ việc nhà nước, làm nông kiểu 'cách mạng một cọng rơm'

4 nhà khoa học bỏ việc nhà nước, làm nông kiểu 'cách mạng một cọng rơm'

HÀ NỘI Chúng tôi ngồi uống trà dưới bóng mát của hàng dâu, nghe lích chích tiếng của lũ chim sâu đang mải miết đi tìm mồi trong các kẽ lá.

Xem Thêm