Thứ tư, 25/12/2024 | 12:21 GMT +7

  • Click để copy
Thứ hai- 06:33, 04/11/2024

Xây dựng vựa rau quả sạch ở vùng cao

YÊN BÁI Những năm gần đây, huyện Mù Cang Chải đang biến những bất lợi về khí hậu, đất đai thành lợi thế để sản xuất nông sản sạch trái vụ, cho hiệu quả kinh tế cao.
Nhiều mô hình sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP đang hình thành ở Mù Cang Chải. Ảnh: Thanh Tiến.

Nhiều mô hình sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP đang hình thành ở Mù Cang Chải. Ảnh: Thanh Tiến.

Mù Cang Chải là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, độ cao trung bình từ 1.000m trở lên so với mực nước biển, địa hình đồi núi dốc hiểm trở, khí hậu đặc trưng ôn đới gió mùa với mùa đông giá rét và mùa hè mát mẻ. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở địa phương chủ yếu là ruộng bậc thang, nghèo dinh dưỡng. Bên cạnh đó, nông dân thường canh tác truyền thống, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng nông, lâm sản chưa cao.

Những năm qua, chính quyền huyện Mù Cang Chải đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng, doanh nghiệp, HTX xây dựng các mô hình nông nghiệp hàng hóa phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, từng bước chuyển giao kỹ thuật cho người dân.

Mô hình trồng ớt Palermo ở Nậm Khắt (huyện Mù Cang Chải) cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Thanh Tiến.

Mô hình trồng ớt Palermo ở Nậm Khắt (huyện Mù Cang Chải) cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Thanh Tiến.

Năm 2021, Mù Cang Chải ban hành 2 đề án về phát triển cây ăn quả và cây dược liệu giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Huyện đã tận dụng nguồn lực từ các chính sách của tỉnh, các chương trình mục tiêu quốc gia để có cơ chế hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa.

Đây là bước đi đúng khi biến khó khăn về địa hình đồi núi cao, khí hậu có nhiều đợt rét đậm, rét hại, sương muối và băng giá để tạo ra các sản phẩm hàng hóa phù hợp, có giá trị, mang tính đặc trưng của địa phương. Một số cây ăn quả ôn đới như hồng giòn không hạt, lê Tai Nung rụng lá vào mùa đông, bật lộc đầu xuân nên có thể tránh được những tác động từ khí hậu khắc nghiệt của địa phương. Đến nay, toàn huyện đã phát triển được gần 450ha cây ăn quả, trong đó có trên 100ha đã cho sản phẩm, sản lượng đạt gần 400 tấn/năm. 

Trồng cây dược liệu cũng được ngành nông nghiệp huyện tuyên truyền, vận động và có cơ chế hỗ trợ cho gười dân. Hiện toàn huyện có tổng diện tích cây dược liệu trên 2.600ha, sản lượng trên 2.350 tấn/năm với một số loài chính như sa nhân, ý dĩ, đẳng sâm, nấm ngọc cẩu, tam thất, ba kích, sâm các loại...  

Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải - ông Nông Việt Yên (bìa trái) thăm mô hình lê Tai nung của người dân. Ảnh: Thanh Tiến.

Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải - ông Nông Việt Yên (bìa trái) thăm mô hình lê Tai nung của người dân. Ảnh: Thanh Tiến.

Bên cạnh đó, với lợi thế diện tích rừng rộng lớn với nhiều loài hoa đặc trưng như hoa Blong song, đào rừng, sơn tra, thảo quả…, huyện Mù Cang Chải đã vận động nhân dân phát triển nghề nuôi ong mật với trên 6.000 đàn, sản lượng mật đạt 65 - 80 tấn/năm. Hiện nay, sản phẩm “Mật ong Mù Cang Chải” mang những nét đặc trưng, được thị trường ưa chuộng và đang trở thành thương hiệu nổi tiếng. Sản phẩm đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao, được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ và chỉ dẫn địa lý. 

Hiện Mù Cang Chải đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa như: Vùng trồng hoa hồng trên 100ha, vùng trồng rau sạch và các sản phẩm khác như nấm hương, nấm sò, ớt chuông, cà chua, su su… trên 50ha, vùng sản xuất lúa chất lượng cao hơn 700ha với các giống lúa nếp Tan và Séng cù. Đến nay, toàn huyện có 10 sản phẩm OCOP 3 sao, dự kiến đến hết năm 2024 sẽ có thêm 5 sản phẩm đạt OCOP, các sản phẩm đều là những nông sản chủ lực đặc trưng được sản xuất theo hướng hữu cơ, thu hái, chế biến theo quy trình an toàn và có thị trường tiêu thụ ổn định.

Ông Nông Việt Yên, Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải chia sẻ, huyện đang thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, tích cực phối hợp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật để xây dựng nền nông nghiệp thông minh, chuyên nghiệp.

Mù Cang Chải có đặc trưng khí hậu, thổ nhưỡng rất thuận lợi để phát triển thành vùng sản xuất rau quả theo hướng hữu cơ. Ảnh: Thanh Tiến.

Mù Cang Chải có đặc trưng khí hậu, thổ nhưỡng rất thuận lợi để phát triển thành vùng sản xuất rau quả theo hướng hữu cơ. Ảnh: Thanh Tiến.

Với mục tiêu đưa Mù Cang Chải trở thành vựa rau quả sạch có thương hiệu, chính quyền huyện tiếp tục chỉ đạo thực hiện một số giải pháp như: Quy hoạch các vùng sản xuất tập trung để thuận lợi ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thu hút doanh nghiệp, HTX đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại địa phương.

Song song đó, tuyên tuyền, vận động để doanh nghiệp, HTX và người dân nâng cao nhận thức về lợi ích của việc sản xuất sạch, an toàn để tạo uy tín, nâng cao sức cạnh tranh, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản.

Mặt khác, hỗ trợ xây dựng và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, thực hiện cấp mã số vùng trồng và chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông sản. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân đầu tư vào sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao cũng như tiếp cận các chính sách ưu đãi về đất đai, miễn giảm thuế, các chính sách ưu đãi về tín dụng…

Thanh Tiến

Chuyện nông nghiệp sinh thái dưới chân đồi Bù

Chuyện nông nghiệp sinh thái dưới chân đồi Bù

HÀ NỘI Người mê nhảy dù ở Hà Nội không lạ gì đồi Bù của xã Nam Phương Tiến bởi thỏa thích ngắm màu vàng của những vườn bưởi chín xen màu xanh của những vườn rau…

Lấy nền tảng sản xuất hữu cơ đánh thức tiềm năng đất cằn xứ Nghệ

Lấy nền tảng sản xuất hữu cơ đánh thức tiềm năng đất cằn xứ Nghệ

NGHỆ AN Biết cách đánh thức tiềm năng của đất thông qua mô hình nông nghiệp hữu cơ, anh Nguyễn Văn Thành đã tạo nên khác biệt lớn tại khắp các vùng rau màu của Nghệ An.

Ruồi lính đen -  chìa khóa cho nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ

Ruồi lính đen - chìa khóa cho nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ

TIỀN GIANG Ruồi lính đen là giải pháp thiết thực cho cả ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi, đặc biệt là xu hướng phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ ngày càng cao.

Nhà máy biến vỏ trái cây thành phân bón hữu cơ đầu tiên ở Tiền Giang

Nhà máy biến vỏ trái cây thành phân bón hữu cơ đầu tiên ở Tiền Giang

TIỀN GIANG Do đang vận hành thử nghiệm nên nhà máy chỉ hoạt động khoảng 60% công suất, thu hồi từ 30 - 50% (30 tấn) nguyên liệu thô mỗi ngày.

Trồng ớt hướng hữu cơ, đáp ứng yêu cầu khắt khe để xuất sang Nhật Bản

Trồng ớt hướng hữu cơ, đáp ứng yêu cầu khắt khe để xuất sang Nhật Bản

YÊN BÁI Để quả ớt tiêu đáp ứng được yêu cầu rất khắt khe khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, bà con phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình canh tác theo hướng hữu cơ.

Liên kết trồng cà phê hữu cơ phát triển du lịch

Liên kết trồng cà phê hữu cơ phát triển du lịch

ĐẮK NÔNG Với lợi thế nằm ngay cạnh khu du lịch hồ Tà Đùng - một 'vịnh Hạ Long trên Tây Nguyên', vườn cà phê hữu cơ này trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.

Nông trại chè trung du bên hồ Núi Cốc chuyển đổi sản xuất hữu cơ

Nông trại chè trung du bên hồ Núi Cốc chuyển đổi sản xuất hữu cơ

THÁI NGUYÊN Nằm trên dải đồi phía đông bao quanh hồ Núi Cốc, nông trại trà trung du Thu Luân có vị trí và điều kiện canh tác thuận lợi để chuyển đổi sản xuất hữu cơ.

Trồng hoa cúc chi vụ đông ở vùng cao giúp tăng vụ, cải tạo đất

Trồng hoa cúc chi vụ đông ở vùng cao giúp tăng vụ, cải tạo đất

LÀO CAI Trồng hoa cúc chi làm dược liệu không chỉ giúp bà con vùng cao tăng vụ mà còn cải tạo đất, thuận lợi cho sản xuất lúa hữu cơ ở các vụ sau đó.

Táo đại - niềm tự hào của người dân Mường Bú

Táo đại - niềm tự hào của người dân Mường Bú

SƠN LA Trồng theo hướng hữu cơ, quả táo đại của HTX Hưng Thịnh có quả to, vỏ mỏng với sắc xanh mát mắt, phần thịt dày, trắng giòn, vị ngọt đậm đà, hương thơm dịu nhẹ.

Xem Thêm