Thứ năm, 03/04/2025 | 13:44 GMT +7
Bà Nậm Trà, CEO Tập đoàn Phát triển Thịnh vượng Việt Nam bên bộ sản phẩm “Hành trình bất tận của quà tặng Việt” trưng bày tại Hoàng Thành Thăng Long.
Theo bà Nậm Trà, CEO Tập đoàn Phát triển Thịnh vượng Việt Nam (VPSD), bộ sản phẩm “Hành trình bất tận của quà tặng Việt” không chỉ đơn thuần là bộ sản phẩm gói ghém những câu chuyện văn hóa lịch sử vùng miền, mà còn mang trong mình khát vọng hỗ trợ, đồng hành và nâng tầm thương hiệu cho các sản phẩm nông sản Việt dựa trên định hướng phát triển bền vững, tôn trọng các giá trị văn hoá lịch sử, thân thiện với môi trường và có tác động với xã hội.
Từ những đặc sản địa phương, những hương vị truyền thống trở thành một biểu tượng của văn hóa Việt Nam là một chặng đường dài, đong đầy nỗ lực, lo âu, nỗi buồn và hạnh phúc của những người thực hiện. Đó cũng là một phần lý do tại sao chúng tôi lại muốn đem hành trình đánh thức 6 giác quan gửi trọn vào bộ quà tặng dịp Tết Quý Mão 2023.
Chúng tôi mong rằng, thêm một đôi tay đón nhận bộ quà tặng là thêm một dấu chân đồng hành cùng chúng ta trên hành trình đánh thức giá trị của nông sản Việt để rồi, hàng ngàn, hàng triệu bước chân ấy sẽ tạo nên một con đường dài rộng, nâng tầm thương hiệu nông sản trở thành quốc sản và đưa nông sản Việt Nam vươn xa hơn ra các thị trường quốc tế.
Bộ sưu tập "Hành trình bất tận của quà tặng Việt" gồm 12 bộ sản phẩm sáng tạo, được sản xuất với số lượng giới hạn. Đây là sự hợp tác đặc biệt theo hình thức đồng thương hiệu giữa VPSD Group với đối tác là các doanh nghiệp sản xuất tại các địa phương để nâng tầm giá trị thương hiệu thành những phiên bản đặc biệt bao gồm các loại trầm hương, trà, gạo, nước mắm… được chọn lọc tinh túy từ những sản vật - nông sản - đặc địa phương kết hợp với những thiết kế tinh xảo, đặt tâm huyết của những người muốn nông sản - đặc sản địa phương trở thành những món quà ý nghĩa.
CEO Nậm Trà cũng kỳ vọng Hành trình Quà tặng Việt sẽ mãi bất tận, không chỉ dừng lại ở lãnh thổ Việt Nam mà vươn cao, vươn xa ra thị trường thế giới một cách lớn mạnh. Từ đó, giới thiệu với người dân Việt Nam và quốc tế những sản vật nổi tiếng vùng miền, lan tỏa và nhân rộng những nông sản - đặc sản của Việt Nam.
Khách tham quan sự kiện trưng bày tranh “Bữa cơm gia đình ngày Tết” của các em học sinh yếu thế đến từ thành phố Hà Nội và tỉnh Cao Bằng.
Nhân dịp chào đón năm mới 2023, trong khuôn khổ sự kiện “Hành trình bất tận của Quà tặng Việt”, Tập đoàn Phát triển Thịnh vượng Việt Nam cũng tổ chức sự kiện trưng bày tranh “Bữa cơm gia đình ngày Tết” của các em học sinh yếu thế đến từ thành phố Hà Nội và tỉnh Cao Bằng. Cuộc thi đã thu hút sự tham gia của các em học sinh khiếm thính trường PTCS Xã Đàn (Hà Nội) và các điểm trường Dân tộc nội trú tại tỉnh Cao Bằng gồm Trường PT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng, Trường TH& THCS Hồng Việt, Trường TH & THCS Bình Long.
"Bữa cơm gia đình ngày Tết" là những tác phẩm của các em học sinh dân tộc thiểu số và khuyết tật. Điều đó chứng tỏ, dù ở hoàn cảnh như thế nào, trẻ em cũng thật kiên cường và có sức sống hết sức mạnh mẽ, đây chính là những điều tuyệt vời nhất, truyền cảm hứng cho xã hội nhiều nhất. Từ 200 bức tranh với rất nhiều chất liệu khác nhau được gửi về, Ban giám khảo đã lựa chọn được 22 tác phẩm xuất sắc nhất để trao các giải thưởng Kim cương, Vàng, Bạc, Đồng, Chiến binh truyền thông, Thủ công sáng tạo và Đại sứ ước mơ cho các bạn nhỏ.
Sự kiện “Hành trình bất tận của Quà tặng Việt” đã truyền cảm hứng và niềm tự hào về những con người Việt Nam, sản phẩm “Make by Vietnam”, tinh hoa Việt Nam đến với những người tham gia và cộng đồng.
BẠC LIÊU Đa dạng sản phẩm muối, gia vị muối và các sản phẩm OCOP đặc trưng vùng miền trong cả nước được trưng bày, giới thiệu tại Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025.
Đó là các gian hàng trưng bày sản phẩm muối, gia vị và sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của hơn 40 đơn vị đến từ hơn 20 tỉnh/thành trên cả nước.
Chính phủ vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực'.
Sóc Trăng Anh Ngô Tuấn Thanh, một người trẻ đầy nhiệt huyết, đã biến cà na Sóc Trăng từ món ăn vặt bình dân thành sản phẩm chất lượng cao, trở thành đặc sản có giá trị.
Đồng Tháp Ngày vía Thần Tài, các phẩm vật được người dân mua về cúng như cá lóc nướng, thịt heo quay, vịt quay, bánh bao, vàng, hoa, trái cây.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn cho rằng, sản phẩm mắm Lê Gia từ góc nhỏ của làng quê đã vươn ra thế giới. Đây là điều rất tự hào và đáng trân trọng.
Vào mỗi dịp xuân về, bên cạnh những lễ hội, những làn điệu hát then, hát lượn... thì đồng bào Tày, Nùng, không thể thiếu những phong bánh khảo, bánh cốm truyền thống.
Lào Cai Xã Tả Thàng, huyện Mường Khương bảng lảng trong sương mù. Nơi đây, những cây chè cổ thụ vươn mình kiêu hãnh giữa giá lạnh, lưu giữ hồn đất và sức sống giữa đại ngàn.
Dịp tết Nguyên đán, các sản phẩm đặc trưng vùng miền thu hút thực khách. Đó cũng là lúc những lao động địa phương có điều kiện tăng thu nhập.
Vào dịp Tết Nguyên đán, đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở Quảng Trị vẫn giữ được phong tục gói bánh beng. Đây là tập tục từ ngàn xưa để lại.