Thứ tư, 17/04/2024 | 20:55 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 17:34, 18/11/2021

Vì sao ngành thực phẩm hữu cơ ‘mãi ốm yếu’?

Thực phẩm hữu cơ chỉ chiếm chưa đầy 6% cơ cấu thực phẩm năm 2020 do giá đắt, năng suất thấp và chi phí sản xuất cao. Nhưng đó chưa phải là lý do chính.
Kỹ thuật di truyền có thể tạo ra cây trồng kháng bệnh và đạt năng suất cao. Ảnh: Nexles

Kỹ thuật di truyền có thể tạo ra cây trồng kháng bệnh và đạt năng suất cao. Ảnh: Nexles

Khước từ công nghệ một cách cực đoan

Công nghệ đã và đang làm phong phú thêm cuộc sống hàng ngày của nhân loại khi chúng ta có thể chụp ảnh, lướt net và quay video bằng điện thoại di động; nội tạng động vật có thể được cấy ghép cho người bệnh hay công nghệ gen có thể được sử dụng để phát triển vacxin, trong khi cối xay gió và tấm pin mặt trời đang thay đổi cách chúng ta tạo ra điện. Đặc biệt mạng 5G đang cách mạng hóa viễn thông, phát trực tuyến dịch vụ cho phép chúng ta xem phim tại nhà riêng hay robot và trí tuệ nhân tạo đang thay đổi cả nơi làm việc.

Duy chỉ có một nhóm từ chối việc ứng dụng và lan tỏa của công nghệ hiện đại. Đó là cộng đồng thực phẩm hữu cơ, bao gồm nông dân, nhà chế biến, nhà bán lẻ và nhà tiếp thị (cũng như các tổ chức vận động hành lang của họ), bởi họ tin rằng cách làm cũ là tốt hơn và mong muốn “quay ngược chiếc đồng hồ” trở về một nền sản xuất nhỏ lẻ và đơn thuần.

Họ bảo thủ tới mức không cần hiểu rằng, nông nghiệp luôn là một ngành kinh doanh rất khó khăn, đặc biệt là với sự thay đổi thất thường của thời tiết và giá cả cây trồng. Ngày nay chỉ nhờ áp dụng khoa học và công nghệ mới, người nông dân mới có thể tăng năng suất đều đặn và làm ra nhiều lương thực hơn trong bối cảnh số người làm nông nghiệp đang giảm mạnh.

Lý do là canh tác thực phẩm hữu cơ kiểu đó sẽ không thể nào cạnh tranh với các loại cây trồng đã được “trải qua” kỹ thuật di truyền giúp chống côn trùng và khả năng chịu hạn. Ngoài ra cây trồng mới còn tự tạo ra nitơ, giàu dinh dưỡng hơn, nhiều màu sắc, hợp khẩu vị hơn và có thời hạn sử dụng lâu hơn.

Những cây trồng này chỉ có thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm và không thông qua các phương pháp nhân giống thông thường. Bằng chứng sinh động cho hoạt động này như Pairwise, một công ty nông nghiệp công nghệ sinh học, có trụ sở tại Bắc Carolina đang nghiên cứu phát triển thông qua kỹ thuật di truyền tạo ra quả mâm xôi đen không hạt, quả anh đào hạt nhỏ và rau xanh ngon hơn. Hay Calyxt, khởi nghiệp có trụ sở chính tại bang Minnesota đã phát triển một loại dầu đậu nành đã được chỉnh sửa gen có chứa khoảng 80% axit oleic và ít hơn 20% axit béo bão hòa so với dầu đậu nành hàng hóa, cũng như không hề chứa chất béo chuyển hóa trong mỗi khẩu phần…

Kỹ thuật di truyền có thể tạo ra cây trồng kháng bệnh bằng cách điều chỉnh cấu tạo gen của thực vật giúp cây đu đủ ở Hawaii thoát khỏi nguy cơ bị xóa sổ bởi virus ringspot; cứu chuối Cavendish khỏi bị tàn lụi bởi bệnh Panama và cam khỏi bệnh greening hay công nghệ CRISPR/Cas 9 đã được sử dụng để tạo ra tính kháng bệnh mốc sương cho khoai tây.

Chính việc khước từ áp dụng các công nghệ tiên tiến như công nghệ sinh học là một trong những lý do chính khiến canh tác hữu cơ kém năng suất hơn canh tác “thông thường”. Nhiều người ủng hộ nông nghiệp hữu cơ thậm chí còn bác bỏ phương pháp thủy canh, chỉ vì chúng không được trồng trong đất.

Các chuyên gia cho rằng, không có lý do gì mà ngành nông nghiệp hữu cơ lại không thể áp dụng các phương pháp công nghệ sinh học hiện đại và việc “ngoan cố tuân thủ phương cách truyền thống” về lâu dài sẽ là hành động tự phá hủy toàn ngành.

Còn đối với ngành chăn nuôi thì sao?

Từ lâu các nhóm nông dân sản xuất hữu cơ cũng luôn bác bỏ việc tiêu dùng động vật lấy sữa và thịt đã được tiêm vacxin biến đổi gen, trong khi có khoảng 20% ​​số bò và các vật nuôi khác bị chết do dịch bệnh hàng năm. 

Lợn do công ty công nghệ sinh học Revivicor phát triển có thể được sử dụng để sản xuất thuốc, cung cấp nội tạng và mô để cấy ghép, và sản xuất thịt an toàn cho những người bị dị ứng thịt. Ảnh: Tim Macpherson.

Lợn do công ty công nghệ sinh học Revivicor phát triển có thể được sử dụng để sản xuất thuốc, cung cấp nội tạng và mô để cấy ghép, và sản xuất thịt an toàn cho những người bị dị ứng thịt. Ảnh: Tim Macpherson.

Họ không cần hiểu rằng việc kiểm soát các bệnh truyền nhiễm trên vật nuôi là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công trong nỗ lực của một quốc gia nhằm đáp ứng hiệu quả nhu cầu về các sản phẩm động vật. Kỹ thuật di truyền cung cấp nhiều lựa chọn mới trong việc nghiên cứu phát triển vacxin động vật. Các kháng thể đơn dòng, nhân bản DNA, tái tổ hợp và chuyển nạp là những ví dụ sinh động về các kỹ thuật mới, tạo điều kiện cho các chiến lược đổi mới trong việc xác định, sản xuất và phân phối kháng nguyên.

Ngành công nghiệp hữu cơ cũng sẽ không thể tận dụng các lợi thế của việc sử dụng động vật đã được biến đổi gen để giúp chúng tăng tính chịu nhiệt, phát triển nhanh hơn như cá hồi GMO và có nhiều thịt hơn.

Vào tháng 12 năm 2020, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã phê duyệt lợn biến đổi gen sử dụng trong thực phẩm và các sản phẩm y tế. Những con lợn, được phát triển bởi Revivicor có trụ sở tại Virginia, có thể được sử dụng để sản xuất thuốc, cung cấp nội tạng và mô để cấy ghép, và sản xuất thịt an toàn cho những người bị dị ứng thịt.

Trong khi đó, một công ty Nhật Bản chào bán một con cá vền biến đổi gen có nhiều thịt hơn từ 20 đến 60% và có hiệu suất sử dụng thức ăn cao hơn 14% so với cá vền nuôi thông thường.

Giới chuyên gia dự báo, trong một thế giới mà nguồn protein làm từ thực vật sẽ chiếm thị phần ngày càng lớn trên thị trường thịt, thì ngành sản xuất hữu cơ sẽ không thể chen chân vào thị phần này.

Công nghệ kỹ thuật di truyền không chỉ có tiềm năng lớn trong việc sản xuất các protein mới mà còn có thể giúp tạo ra các loại cây trồng được tối ưu hóa để sản xuất thịt dựa trên thực vật, chẳng hạn như tăng hàm lượng protein, ít mùi vị hơn hoặc tăng cường thành phần dinh dưỡng.

Theo Hiệp hội Thương mại Hữu cơ Mỹ, “gần 6% tổng số thực phẩm bán ra đã được chứng nhận hữu cơ” vào năm 2020. “Một trong những lý do khiến chi phí tăng cao là do năng suất sản xuất nông nghiệp hữu cơ thấp. Một khi ngành công nghiệp thực phẩm hữu cơ không sớm loại bỏ tâm lý tôn sùng giáo điều chống lại kỹ thuật di truyền, thì nó sẽ không bao giờ có chỗ đứng trên thị trường thực phẩm”, Steven E. Cerier, chuyên gia kinh tế quốc tế về di truyền kết luận.

Hà Dương

(Geneticliteracyproject)

    Tags:
Khai trương sàn thương mại điện tử sâm Ngọc Linh

Khai trương sàn thương mại điện tử sâm Ngọc Linh

QUẢNG NAM Cây sâm Ngọc Linh, dược liệu và các mặt hàng nông sản lên sàn thương mại điện tử nhằm đảm bảo mua bán, tránh tình trạng hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc...

Thái Lan duy trì vị thế xuất khẩu nông sản trong năm 2023 nhờ FTA

Thái Lan duy trì vị thế xuất khẩu nông sản trong năm 2023 nhờ FTA

Cục Đàm phán Thương mại Thái Lan cho biết nước này vẫn duy trì được vị thế là nước xuất khẩu nông sản lớn nhờ các hiệp định tự do thương mại (FTA).

Nguồn cung dồi dào, người dân không lo thiếu hải sản dịp Tết

Nguồn cung dồi dào, người dân không lo thiếu hải sản dịp Tết

Thời điểm cận Tết, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã sẵn sàng nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường.

Giá sầu riêng tăng cao

Giá sầu riêng tăng cao

TIỀN GIANG Giá sầu riêng hiện cao hơn 50% so với thời điểm chưa được xuất khẩu chính ngạch, tương đương với mức giá cao nhất đạt được hồi đầu năm 2023.

Chủ động tiếp cận thông tin, giành thế chủ động xuất khẩu

Chủ động tiếp cận thông tin, giành thế chủ động xuất khẩu

Hiểu rõ quy định của EU về thuốc bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật là chìa khóa để tiếp cận thành công thị trường này.

Ba vấn đề cần chú trọng khi xuất khẩu nông sản sang EU

Ba vấn đề cần chú trọng khi xuất khẩu nông sản sang EU

Đồng bộ tổ chức sản xuất, trang bị kiến thức, thay đổi thói quen, tập quán canh tác là ba vấn đề cần chú trọng trong việc xuất khẩu nông sản sang thị trường EU.

Thay đổi tư duy để tiếp cận thị trường Trung Quốc

Thay đổi tư duy để tiếp cận thị trường Trung Quốc

Những rào cản phi thuế quan, cụ thể là những yêu cầu về chất lượng nông sản nhập khẩu của thị trường Trung Quốc rất khắt khe.

Thị trường Trung Đông, châu Phi: Các biện pháp SPS ổn định nhưng khó đáp ứng

Thị trường Trung Đông, châu Phi: Các biện pháp SPS ổn định nhưng khó đáp ứng

Trong 10 tháng đầu năm 2023, số thông báo của toàn bộ hai khu vực Trung Đông và châu Phi chỉ có 158, chiếm 15% số lượng thông báo thay đổi các biện pháp SPS.

Xem Thêm