Thứ bảy, 17/05/2025 | 05:24 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 07:50, 27/11/2024

Trồng hoa cúc chi vụ đông ở vùng cao giúp tăng vụ, cải tạo đất

LÀO CAI Trồng hoa cúc chi làm dược liệu không chỉ giúp bà con vùng cao tăng vụ mà còn cải tạo đất, thuận lợi cho sản xuất lúa hữu cơ ở các vụ sau đó.

Ở vùng cao, hiện nay mỗi năm người dân chỉ có thể sản xuất được một vụ lúa. Khi mùa đông đến, nhiệt độ giảm sâu nên sản xuất trồng trọt gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả kinh tế thấp nên gần như đất bỏ hoang rất lãng phí.

Trước thực trạng này, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bát Xát đã thí điểm trồng hoa cúc chi tại những xã vùng cao nhằm giúp bà con vùng cao tăng vụ, nâng cao thu nhập. Mặc khác, trồng hoa cúc chi còn giúp cải tạo đất, giảm nguy cơ sâu bệnh trên cây lúa ở các vụ sau đó khi luân canh, gối vụ.

Cây cúc chi rất phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở vùng cao. Ảnh: Hải Đăng.

Cây cúc chi rất phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở vùng cao. Ảnh: Hải Đăng.

Theo ông Sí Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bát Xát, việc luân canh cây trồng cạn và cây trồng nước sẽ giúp triệt tiêu rất nhiều mầm bệnh trong đất. Trong khi sản xuất hoa cúc chi với các tiêu chuẩn đối với cây dược liệu còn góp phần quản lý, phát triển được vùng lúa hữu cơ trên chính diện tích này. Từ đó nâng cao giá trị trên diện tích đất canh tác.

Hiện nay, hoa cúc chi được trồng thí điểm tại 2 điểm gồm xã Quang Kim và xã Mường Hum của huyện Bát Xát.

Ông Tẩn Láo San ở thôn Kỳ Quan San, xã Mường Hum là một trong những hộ sử dụng diện tích đất lúa không sản xuất vào mùa đông để trồng hoa cúc chi. Sau hơn một tháng, cây hoa cúc sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp với khí hậu của vùng cao. 

“Trồng hoa cúc chi không quá phức tạp về kỹ thuật. Giống và toàn bộ phân bón, chế phẩm vi sinh phục vụ gieo trồng và chăm sóc đến khi thu hái bà con được hỗ trợ. Các hộ dân tham gia trồng được cầm tay chỉ việc từ khâu bón phân, vun gốc, tạo cành.

Hoa cúc chi là cây trồng cạn, do đó đất phải tơi xốp, giàu dinh dưỡng và người trồng cần lưu ý không để cây bị ngập úng. Do trồng cúc chi để làm dược liệu nên bà con cũng tuyệt đối không được sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh, thuốc trừ cỏ để đảm bảo sản phẩm tuyệt đối an toàn”, ông Tẩn Láo San chia sẻ. 

Vụ đông năm nay, xã Mường Hum dự kiến trồng 10ha hoa cúc chi, tuy nhiên do ảnh hưởng bão số 3 nên quá vụ. Vì vậy trước mắt, cây hoa cúc chi được trồng diện nhỏ ở một số hộ dân. Sau khi có đánh giá cụ thể sẽ được mở rộng trồng đại trà. 

Cây cúc chi kỳ vọng sẽ giúp bà con vùng cao tăng vụ, tăng thu nhập vào mùa đông, đồng thời góp phần cải tạo đất để sản xuất lúa hữu cơ vào các vụ khác trong năm. Ảnh: Hải Đăng.

Cây cúc chi kỳ vọng sẽ giúp bà con vùng cao tăng vụ, tăng thu nhập vào mùa đông, đồng thời góp phần cải tạo đất để sản xuất lúa hữu cơ vào các vụ khác trong năm. Ảnh: Hải Đăng.

Ông Châu Văn Chung, Chủ tịch UBND xã Mường Hum cho hay, các đơn vị thực hiện mô hình sẽ phối hợp chặt chẽ với địa phương, ngành nông nghiệp huyện trong suốt thời gian trồng, chăm sóc, thu hoạch và xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện canh tác tại địa phương nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.

Tại trang trại khuyến nông của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bát Xát ở thôn Làng Quang, xã Quang Kim (huyện Bát Xát), gần 1ha cây hoa cúc chi đã trồng hiện đã bắt đầu trổ hoa. Tuy nhiên, hoa cúc chi tại đây sẽ không thu hái ngay mà để cho cây cứng khỏe rồi mang nhân giống. Theo lý giải của ông Sí Trung Kiêm, việc tự sản xuất được giống sẽ giúp giảm một nửa chi phí so với mua cây giống ở các tỉnh dưới xuôi và tăng hiệu quả kinh tế từ cây cúc chi.

Theo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bát Xát, sau khi diện tích trồng hoa cúc chi được bà con nhân rộng, huyện sẽ đăng ký mã số vùng trồng để theo dõi tình trạng sản xuất, kiểm soát sinh vật gây hại và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Sản phẩm hoa tươi sau thu hái hiện đã có doanh nghiệp liên kết, bao tiêu ngay tại chỗ với giá 21 nghìn đồng/kg...

Hoa cúc chi là cây lâu năm có nguồn gốc từ Đông Á. Đến nay, hoa cúc chi đã được phân lập với hơn 190 thành phần hóa học. Cúc chi mang nhiều đặc tính dược lý cho tốt cho sức khỏe như chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống ung thư, điều hòa miễn dịch và bảo vệ gan… Cây trồng này cũng rất phù hợp trồng ở vùng cao.

Cây cúc chi rất khỏe, trồng ở vùng cao gần như không có sâu bệnh. Để làm giống, người dân có thể sử dụng cành của cây trồng vụ trước để ươm phục vụ sản xuất vụ sau nên chỉ cần đầu tư vụ đầu. Trong khi đó, việc thu hái hoa chỉ đòi hỏi chút khéo léo để không làm rụng cánh, dập bông, giữ cho hoa đảm bảo chất lượng. Tập quán canh tác hiện nay của bà con vùng cao hoàn toàn có thể đáp ứng được những yêu cầu này của đơn vị liên kết. 

Hải Đăng

Doanh nhân Nguyễn Hồng Lam và giải pháp nông nghiệp - môi trường - xã hội

Doanh nhân Nguyễn Hồng Lam và giải pháp nông nghiệp - môi trường - xã hội

Thông qua Báo Nông nghiệp và Môi trường, ông Nguyễn Hồng Lam mong muốn gửi thông điệp về một hệ sinh thái nông nghiệp tuần hoàn trong kỷ nguyên mới.

Ruộng sạch, lúa khỏe nhờ thuốc bảo vệ thực vật sinh học

Ruộng sạch, lúa khỏe nhờ thuốc bảo vệ thực vật sinh học

ĐỒNG THÁP Việc sử dụng thuốc BVTV sinh học giúp nông dân ĐBSCL giảm chi phí, tăng năng suất, bảo vệ môi trường, hướng đến nền nông nghiệp xanh, sạch, bền vững.

Chọn hữu cơ, chọn sức khỏe, giữ đất lành

Chọn hữu cơ, chọn sức khỏe, giữ đất lành

SƠN LA Với niềm tin vào nông nghiệp bền vững, chị Vì Thị Thu Hà (sinh năm 1986) quyết tâm chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ, dù hành trình này không hề dễ dàng.

Cần cuộc 'cách mạng xanh' chuyển nông nghiệp công nghiệp sang nông nghiệp sinh thái

Cần cuộc 'cách mạng xanh' chuyển nông nghiệp công nghiệp sang nông nghiệp sinh thái

HÀ TĨNH Các nhà khoa học cho rằng, nông nghiệp công nghiệp đã 'hết thời', vì vậy cần có một cuộc 'đại tu' hoặc cuộc cách mạng theo hướng tôn thờ nông nghiệp sinh thái.

Đưa ‘báu vật trời ban' vươn thị trường quốc tế

Đưa ‘báu vật trời ban' vươn thị trường quốc tế

YÊN BÁI Chè Shan tuyết được coi như ‘báu vật trời ban', người Mông ở Phình Hồ để chè phát triển tự nhiên, tuân thủ nguyên tắc sản xuất hữu cơ, hướng tới xuất khẩu sản phẩm.

Thanh niên tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ ở Thành Sen

Thanh niên tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ ở Thành Sen

HÀ TĨNH HTX Thanh niên Thành Sen mạnh dạn thuê hơn 4,3ha đất bỏ hoang nhiều năm tại phường Đồng Môn (TP Hà Tĩnh) để lập dự án sản xuất rau củ quả hữu cơ.

Nông nghiệp tuần hoàn giúp nông dân Vĩnh Phúc tăng thu nhập 10%

Nông nghiệp tuần hoàn giúp nông dân Vĩnh Phúc tăng thu nhập 10%

Từ năm 2022 đến nay tỉnh Vĩnh Phúc đã hỗ trợ hơn 700 tấn chế phẩm sinh học giúp người dân phát triển nông nghiệp tuần hoàn.

Câu lạc bộ Organic Kiên Giang lan tỏa sản xuất hữu cơ

Câu lạc bộ Organic Kiên Giang lan tỏa sản xuất hữu cơ

KIÊN GIANG Câu lạc bộ Organic Kiên Giang đã tư vấn quy trình sản xuất, hỗ trợ kết nối cung cầu, cung ứng vật tư nhằm lan tỏa mô hình sản xuất hữu cơ, sinh học.

Xem Thêm