Thứ tư, 20/11/2024 | 17:14 GMT +7
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vừa công bố danh sách "100 nông dân Việt Nam xuất sắc" năm 2023. Tỉnh Quảng Ninh có 1 nông dân đạt danh hiệu này là ông Vũ Anh Tuấn, thôn Năm Mẫu 2, xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí.
Ông Vũ Anh Tuấn là chủ cơ sở sản xuất rượu mơ Quang Vinh với mô hình trồng cây mơ lông và chế biến, chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mang đặc trưng của rượu mơ Yên Tử. Doanh thu của gia đình ông hàng năm đạt 6,5 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, thu lợi nhuận trên 3 tỷ đồng. Cơ sở thường xuyên đón hàng nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan, trải nghiệm.
Cùng với đó, ông còn vận động, giúp đỡ bà con nông dân khu vực lân cận tận dụng đất hoang hóa tham gia trồng cây mơ lông và gia đình ông đảm nhận thu mua, tạo đầu ra cho sản phẩm. Hiện nay, cơ sở chế biến rượu mơ của ông tạo điều kiện cho 40 lao động có việc làm ổn định, hàng năm giúp đỡ từ 3 - 5 hộ nghèo về vốn, giống và kinh nghiệm sản xuất trị giá 20 triệu đồng/hộ, qua đó động viên, giúp đỡ các hộ nông dân cùng nhau phát triển kinh tế, làm giàu cho quê hương, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Với nhiều thành tích đạt được, ông Vũ Anh Tuấn đã được nhận danh hiệu "Hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh" trong suốt 4 giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2022; bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, các sở, ngành của tỉnh và TP Uông Bí.
Danh hiệu "Nông dân xuất sắc năm 2023" được bình chọn rất đa dạng trên các lĩnh vực, đặc biệt xuất hiện những nông dân xuất sắc làm du lịch sinh thái, phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, nhiều phát minh, sáng chế của nông dân rất hữu ích, đóng góp hiệu quả cho quá trình sản xuất của nông dân...
Yên Tử là mảnh đất linh thiêng của Quảng Ninh, trung tâm Phật giáo trong lịch sử Việt Nam, đồng thời là điểm đến văn hóa, lịch sử có phong cảnh thiên nhiên vô cùng kỳ thú.
Rượu mơ Yên Tử đã xuất hiện từ xa xưa và trở thành sản phẩm đặc sản của vùng đất Quảng Ninh. Từ rất lâu, người dân vùng núi Yên Tử đã chế biến quả mơ lông thành đồ uống như nước mơ, kết hợp quả mơ chín với rượu gạo để tạo ra một thứ thức uống truyền thống cho các dịp lễ Tết, cúng lễ tổ tiên, cưới hỏi.
Ông Vũ Anh Tuấn, chủ cơ sở sản xuất rượu mơ Quang Vinh cho biết, từ năm 1981, gia đình ông đã dựng một quán nước nhỏ dưới tán cây mơ cổ thụ tại sân chùa Lân, xã Thượng Yên Công, Uông Bí. Vào những ngày xuân, từ tháng 2 đến tháng 3 âm lịch, khi thấy những trái mơ lông chín mọng và có mùi thơm đặc biệt, gia đình ông đã lấy đem ngâm với đường và rượu trắng chưng cất tạo ra một thứ rượu rất lạ, hương thơm và mùi vị rất khác biệt với các thứ rượu khác.
"Uống rượu mơ lông Yên Tử vào thấy cơ thể khỏe mạnh, tiêu hóa tốt, tinh thần sảng khoái nên tôi đem mời du khách và được rất nhiều du khách khi về chiêm bái non thiêng Yên Tử ưa thích, đòi mua bằng được một ít rượu mơ đem làm quà", ông Tuấn nhớ lại.
Với niềm tự hào về rượu quê mình và mong muốn đưa rượu mơ của gia đình ra thị trường rộng lớn, ông Tuấn đã có những trăn trở suy tư, tìm cách mở rộng quy mô, phát triển thương hiệu rượu. Chính vì vậy, ông đã mạnh dạn mở ra hướng đi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong khâu hoàn thiện sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Quá trình sản xuất rượu mơ luôn tuân theo quy trình quản lý an toàn thực phẩm. Rượu gạo được nấu từ nồi chưng cất rượu tự động. Chỉ số Andehyt, Methanol và các tạp chất được xử lý bằng hệ thống thiết bị máy lọc rượu hiện đại, đạt tiêu chuẩn châu Âu. Sau đó rượu được ngâm với mơ tươi do chính gia đình ông Tuấn trồng. Nguyên liệu tươi ngon cùng quá trình chưng cất rượu sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn đã giúp cơ sở rượu mơ của ông Tuấn phát triển như ngày hôm nay.
Hiện sản phẩm đặc sản rượu mơ Yên Tử Quang Vinh nằm trong tốp đầu các sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ninh, được tiêu thụ chủ yếu tại địa bàn TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và đã xuất khẩu sang một số nước trên thế giới.
ĐỒNG THÁP Cây ấu trước đây chỉ được trồng vào mùa nước nổi nhưng nay đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập ổn định quanh năm cho người dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
KIÊN GIANG Tôm khô của Hợp tác xã Hiểu Phát được làm từ tôm thẻ thiên nhiên, nuôi theo mô hình xen canh tôm - lúa hoặc các vùng chuyên tôm nuôi quảng canh cải tiến.
Tại lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần II, Ban tổ chức sẽ đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng được chọn tại những vườn đẹp nhất.
HÀ NỘI Sáng 15/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2024.
Trà Vinh Bảo tàng Dừa sáp Trà Vinh có tổng nguồn vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng, góp phần tôn vinh cây dừa sáp nguyên bản được trồng tại vùng đất Cầu Kè.
Mong muốn duy trì và phát huy đặc sản nem Lai Vung, anh Huỳnh Ngọc Hậu (xã Tân Thành, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) đã rời phố, về quê khởi nghiệp từ loại nem này.
QUẢNG NAM Việc thành lập Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My nhằm nâng tầm thương hiệu và bảo hộ sản phẩm cho 2 loài cây dược liệu có giá trị của tỉnh Quảng Nam.
Từ một loại nông sản bình dị, nhờ sự sáng tạo bền bỉ, ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến, đã giúp tăng giá trị cho củ khoai mì Việt Nam.