Thứ tư, 17/04/2024 | 18:57 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 06:30, 02/09/2021

Ngộ nghĩnh giống gà không có phao câu

Gà Cáy Củm hay còn được gọi là gà không phao câu, là giống gà hiếm ở tỉnh Cao Bằng, được người dân tại xã Đại Tiến, huyện Hòa An duy trì nuôi.

Giống gà... không thích ngủ chuồng!

Chúng tôi vượt 15 km đường đèo dốc núi quanh co từ Thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An lên xã Đức Xuân cũ, nay là xã Đại Tiến (huyện Hòa An, Cao Bằng) để được mục sở thị giống gà lạ không có phao câu này.

Hỏi dò một người phụ nữ Dân tộc Mông về giống gà không phao câu, chị ta nói cũng có nuôi nhưng chỉ nuôi 2 con. Nếu muốn xem loại gà này thì phải đến nhà ông Ngoan, trưởng xóm Lũng Rì, một trong những hộ nuôi nhiều loại gà kỳ dị này.

Đôi gà trống, mái không phao câu gia đình ông ông Triệu Văn Ngoan, xóm Lũng Rì, xã Đại Tiến, huyện Hòa An đang nuôi. Ảnh: Công Hải.

Đôi gà trống, mái không phao câu gia đình ông ông Triệu Văn Ngoan, xóm Lũng Rì, xã Đại Tiến, huyện Hòa An đang nuôi. Ảnh: Công Hải.

Rẽ vào lối trụ sở UBND xã Đức Xuân cũ, chúng tôi tìm được đến nhà ông Ngoan. Trong căn nhà sàn, ông Triệu Văn Ngoan, dân tộc Nùng rất hồ hởi khi pha chè tiếp khách và bắt đầu những câu chuyện về giống gà không có phao câu này. Vừa rót chè, ông chỉ tay về phía mấy con gà không phao câu đang thả chung với các giống gà khác ngoài sân nhà.

Quan sát con gà trống và mái không phao câu của ông Ngoan thì vóc dáng, màu lông của nó cũng bình thường giống như những con gà khác. Gà mái có lông màu nâu, vàng hoặc đốm xám. Gà trống có màu sắc nổi bật với màu nâu ánh đỏ, mào cờ đỏ uy dũng như những con gà trống khác.

Chỉ có điều khác lạ là chiếc đuôi của nó không dài và mọc dựng lên mà lại ngắn cũn cỡn và mọc cụp xuống trông rất ngộ nghĩnh. Điểm đặc biệt nhất là phần phao câu của con gà không lồi ra như những loại gà khác mà lại nhẵn nhụi nên mới được gọi là gà không có phao câu.

Ông Ngoan tâm sự: Từ thời cha ông đã thấy nuôi giống gà này. Từ khi nở ra, cứ nhìn vào đuôi gà mà mọc cụp xuống là gà không phao câu. Gà này chăn thả, sử dụng thức ăn như các loại gà thường khác. Chỉ có điều chúng bay rất khỏe so với loại gà thường nên dù có làm chuồng cũng ít khi chúng chịu vào ở mà chỉ thích ngủ trên cành cây hoặc mái nhà.

Một cặp gà trống, mái không phao câu. Ảnh: Công Hải.

Một cặp gà trống, mái không phao câu. Ảnh: Công Hải.

Theo kinh nghiệm từ xưa, để gà sinh sản tốt, trước mùa giao phối cần cắt trụi phần đuôi của gà mái. Và khi đó gà ấp trứng mới nở, không bị ung.

Gia đình ông Ngoan nuôi giống gà này từ hơn chục năm nay, có thời điểm cả đàn có hơn 30 con. Hiện ông còn giữ 2 gà trống, 4 gà mái và hơn chục gà con. Trong xóm Lũng Rì ngoài nhà ông, còn có 3 hộ nữa cũng nuôi giống gà này nhưng mỗi hộ chỉ nuôi vài con.

Trên địa bàn xã Đức Xuân hiện nay có khoảng 20 hộ gia đình nuôi gà Cáy Củm với số lượng trên 200 con, chỉ được nuôi xen kẽ ít ỏi ở các hộ người Mông. Cũng vì thiếu phao câu, gà Cáy Củm ít được người địa phương dùng làm lễ vật hiến sinh, cúng tổ tiên trong dịp lễ tết, mà chỉ để bày cỗ ăn thông thường.

Theo bà con cho biết, để phát triển giống gà này một cách ổn định, lâu dài cần có đầu ra ổn định và giá cao hơn, như vậy mới khuyến khích bà con tham gia. Từ thực tế đó, huyện Hòa An đang tiếp tục vận động người dân nuôi và nhân giống rộng loại gà này vì đây là giống gà lạ hiện đang được người tiêu dùng và khách ưa chuộng. 

Vừa qua, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã đề xuất với huyện Hòa An thực hiện chương trình nghiên cứu, chọn lọc, bảo tồn và phát triển hàng hóa nguồn gen gà cáy củm tại tỉnh Cao Bằng.

Mục tiêu là nghiên cứu, chọn lọc nguồn gen và đăng ký nguồn gen gà cáy củm trên ngân hàng gen thế giới; xây dựng mô hình bảo tồn nguồn gen; đăng ký thương hiệu và phát triển thành hàng hóa tại Cao Bằng.

Thịt thơm ngon, giòn, dai

Năm 2012, một giảng viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã lên tận nhà ông Ngoan để lấy mấy đôi gà giống về nuôi. Đến nay, họ đã nhân giống đàn lên đến cả nghìn con và nghe đâu bán vào các siêu thị, cửa hàng rất được giá. Họ còn muốn ông tập hợp mấy hộ thành lập hợp tác xã chăn nuôi giống gà không phao câu này.

Gà Cáy Củm, hay còn gọi là gà không phao câu hiện số lượng còn rất ít, khoảng 200 con tại tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Gà Cáy Củm, hay còn gọi là gà không phao câu hiện số lượng còn rất ít, khoảng 200 con tại tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Toán Nguyễn.

"Muốn phát triển chăn nuôi số lượng nhiều thì phải làm riêng chuồng trại và chăn nuôi riêng. Tuy nhiên, muốn gà đảm bảo chất lượng thịt thơm ngon thì chỉ cho ăn ngô, các loại rau. Nhưng nếu như thế gà lớn chậm, phải nuôi cả năm mới nặng khoảng 2 kg nên chi phí đầu tư mua ngô tính ra cũng không có lãi. Bên cạnh nuôi, tôi còn thu mua gà không phao câu ở các hộ trong xã để bán xuống tỉnh Thái Nguyên", ông Ngoan cho biết thêm.

Giống gà không phao câu này có xuất xứ từ xa xưa ở xóm Lũng Thốc, vài năm gần đây mới có thêm xóm Lũng Rì và một số hộ lẻ tẻ ở các xóm lân cận khác nuôi.

Lũng Thốc là xóm có nhiều hộ nuôi giống gà không phao câu nhất ở xã Đại Tiến. Xóm có 15 hộ thì hơn 10 hộ nuôi. Hộ nhiều nuôi hơn 10 con, hộ ít nuôi 2 - 3 con. Dù số lượng ít, tỷ lệ ấp ra không cao vì các hộ chăn nuôi chung với nhiều loại gà khác nhưng giống gà này vẫn được các hộ dân chăn nuôi, chia sẻ giống và duy trì ở địa phương.

Ông Long Văn Lợi, trưởng xóm Lúc Thốc chia sẻ: Giống gà này được cha ông nuôi từ lâu đời nên vẫn được người dân nuôi lẫn với các loại gà khác. Tổng đàn gà không phao câu ở xóm còn khoảng hơn 100 con.

Gần như nhà nào cũng nuôi giống gà kỳ dị này. Mỗi đợt gà đẻ tầm 15 - 17 quả, mỗi năm đẻ 2 - 3 lứa. Do các hộ đều nuôi gà không phao câu lẫn với các giống gà khác nên khi một ổ trứng ấp nở ra tỷ lệ gà không phao câu nở chỉ đạt từ 30 - 50%.

Rất cần những nghiên cứu bài bản để bảo tồn nguồn gen gà Cáy Củm do số lượng hiện còn rất ít, bị lai tạp do người dân nuôi chung với các giống gà khác. Ảnh: ST.

Rất cần những nghiên cứu bài bản để bảo tồn nguồn gen gà Cáy Củm do số lượng hiện còn rất ít, bị lai tạp do người dân nuôi chung với các giống gà khác. Ảnh: ST.

Theo ông Lợi, giống gà này nếu gặp khách thích nuôi hoặc muốn mang đi biếu thì có thể bán rất được giá, lên tới từ 160 nghìn - 180 nghìn/kg, cao hơn giá gà thiến. Nhưng nếu mang xuống chợ huyện thì rất khó bán, thậm chí chẳng ai hỏi mua vì người ta cho là kỳ dị khi gà không có phao câu.

Giống gà này cũng chủ yếu được người dân thịt ăn trong các bữa cơm bình thường chứ gần như không bao giờ được dùng cho các dịp lễ, tết, thờ cúng tổ tiên.

Bà Nông Thị Thương, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Hòa An cho biết: Gà không phao câu hay còn gọi là gà Cáy Củm, gà cúp, là giống gà bản địa có nguồn gốc ở xã Đức Xuân cũ, nay là xã Đại Tiến, huyện Hòa An.

Tổng đàn gà cả xã Đại Tiến hiện chỉ còn khoảng trên dưới 200 con, tập trung chủ yếu ở xóm Lũng Thốc và một số xóm lân cận. Gà không phao câu có chất lượng thịt thơm ngon, giòn, dai so với các loại gà khác.

"Đây là giống gà có khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt của vùng núi cao. Gọi chúng là gà không phao câu vì phao câu gà không lồi ra. Nhưng thực ra loại gà này có phao câu, nhưng là phao câu chìm, vẫn có khả năng sinh sản và phát triển tốt.

Do tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn chung với nhiều giống gà khác nên giống gà không phao câu này đang bị lai tạp.

Bên cạnh đó, người chăn nuôi chưa ý thức được đây là giống gà hiếm nên không chú trọng nuôi, dẫn đến tình trạng số lượng gà giảm dần thời gian qua. Vì vậy, rất cần có giải pháp để duy trì và phát triển giống gà bản địa này".

(Bà Nông Thị Thương, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Hòa An).

Toán Nguyễn - Công Hải

Sau 5 năm triển khai, tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm OCOP

Sau 5 năm triển khai, tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm OCOP

Bắt đầu thực hiện từ năm 2019, Chương trình OCOP của tỉnh Phú Thọ đã dần lan tỏa, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn.

Khu phố có doanh thu 150 tỉ đồng/năm nhờ làm nem Bùi

Khu phố có doanh thu 150 tỉ đồng/năm nhờ làm nem Bùi

Khu phố Bùi Xá thuộc phường Ninh Xá, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh hiện có khoảng 130 hộ làm nem Bùi mỗi năm tạo ra doanh thu 140-150 tỉ đồng.

Xã có 500 hộ trồng cà dừa, thu nhập gấp 3 - 4 lần trồng lúa

Xã có 500 hộ trồng cà dừa, thu nhập gấp 3 - 4 lần trồng lúa

HÀ TĨNH Xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) có gần 500 hộ trồng cà dừa với diện tích 25ha, thu nhập gấp 3-4 lần so với cấy lúa, bình quân đạt hơn 200 triệu đồng/ha.

Giống lúa nếp cổ truyền bên dòng sông Văn Úc

Giống lúa nếp cổ truyền bên dòng sông Văn Úc

HẢI PHÒNG Có nghiên cứu cho rằng giống lúa nếp cái hoa vàng tại xã Đại Thắng được lưu truyền từ thời nhà Lý, qua nhiều thế kỷ người dân vẫn giữ được giống lúa đặc sản.

Chứng nhân thế kỷ giữ hồn chè Shan tuyết

Chứng nhân thế kỷ giữ hồn chè Shan tuyết

YÊN BÁI Năm nay đã hơn 100 tuổi, ông Sùng Sấu Cua hiểu từng cây chè Shan tuyết ở Phình Hồ như từng đứa con của mình và quyết gìn giữ chúng cho muôn đời sau.

Giống xoài cát đặc sản trứ danh ‘đất Chín Rồng’

Giống xoài cát đặc sản trứ danh ‘đất Chín Rồng’

Theo các cụ cao niên, xoài cát Hòa Lộc có ở địa phương từ đầu những năm 1930, nó được tìm thấy lần đầu tại xã Hòa Lộc, quận Giáo Đức, tỉnh Định Tường (cũ).

Nức tiếng bò giàng Quế Hậu, mỹ vị nơi đất trời Kỳ Sơn

Nức tiếng bò giàng Quế Hậu, mỹ vị nơi đất trời Kỳ Sơn

Đất Kỳ Sơn khốn khó đủ bề, để xây dựng sản phẩm đặc trưng cực kỳ gian nan. Nói thế để thấy thương hiệu thịt bò giàng Quế Hậu không ngẫu nhiên mà có.

Làng nem chả hoạt động hết công suất phục vụ thị trường Tết

Làng nem chả hoạt động hết công suất phục vụ thị trường Tết

Không rộn ràng như các làng hoa, làng bún bánh, những ngày này làng nem chả Chợ Huyện (huyện Tuy Phước, Bình Định) lặng lẽ sản xuất hết công suất để phục vụ Tết.

Ngắm đã mắt những vườn quýt hồng Lai Vung mùa Tết

Ngắm đã mắt những vườn quýt hồng Lai Vung mùa Tết

ĐỒNG THÁP Những ngày cận Tết, nông dân trồng quýt hồng huyện Lai Vung mở cửa phục vụ khách du lịch đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm, mua đặc sản quýt hồng.

Ngày hội Nông sản Lai Vung thu hút hơn 25 ngàn lượt khách tham quan

Ngày hội Nông sản Lai Vung thu hút hơn 25 ngàn lượt khách tham quan

ĐỒNG THÁP Qua 3 ngày tổ chức, Ngày hội Nông sản huyện Lai Vung 2024 đã thu hút trên 25 ngàn lượt khách đến tham quan và thưởng thức các món ăn đặc sản tại địa phương.

Xem Thêm