Thứ sáu, 22/11/2024 | 18:31 GMT +7
Ông Nguyễn Đình Xuân - Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới, Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tây Ninh cho biết, Tây Ninh có khí hậu ôn hoà, đất đai tương đối bằng phẳng, cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống thuỷ lợi ổn định, nguồn nguyên liệu đa dạng, phong phú, vị trí địa lý thuận lợi cho việc mở rộng thị trường và tham gia xuất khẩu…
Đây là những cơ sở thuận lợi để thực hiện phát triển chương trình OCOP. Bên cạnh đó, sự đa dạng về văn hoá tạo ra sự đa dạng về sản phẩm, làm nên sức hút riêng cho các sản phẩm OCOP của tỉnh.
Mặc dù, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) triển khai ở Tây Ninh có chậm hơn so với các tỉnh bạn, sản phẩm đạt chứng nhận có thể không nhiều như các tỉnh bạn, tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm Tây Ninh đều mang tính đặc thù và chỉ được tìm thấy ở Tây Ninh.
Theo đó, từ năm 2016, lãnh đạo tỉnh Tây Ninh đã có chủ trương cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, có giá trị và hiệu quả cao. Đã có nhiều chương trình phát triển nông nghiệp được triển khai theo định hướng này. Và một trong số đó là đề án thực hiện chương trình quốc gia, mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến 2030.
Đến năm 2020, qua tổng kết và bình chọn, Tây Ninh chỉ có 8 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp tỉnh. Năm 2021, Tây Ninh đã có thêm 18 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao và 4 sao; vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là có từ 10-15 sản phẩm. Trong đó có rất nhiều sản phẩm OCOP độc đáo mà người tiêu dùng chỉ có thể tìm thấy ở Tây Ninh.
Cụ thể có 5 sản phẩm đạt chứng nhận 4 sao gồm: dưa lưới Hoàng Xuân, quả mãng cầu NATANI, nước ép mãng cầu Vĩnh Xuân, rượu mãng cầu Vương Ngọc Vegan và bánh tráng siêu mỏng Tân Nhiên.
Các sản phẩm OCOP 3 sao gồm: bánh tráng ớt bay muối nhuyễn siêu cay, bánh tráng phô mai, bánh tráng sa tế tỏi, bánh tráng sa tế tôm hành (Công ty TNHH Tân Nhiên Chi nhánh 1); mắm điều chay, nước mắm trái điều (Công ty TNHH Vương Ngọc Vegan); chao môn, muối tiêu (Cơ sở chế biến kỹ nghệ thực phẩm Phú Gia Bảo); mật ong rừng, mật ong đặc biệt hoa sao, dầu (Công ty TNHH MTV Ong mật Bảo An Tây Ninh); xoài Úc R2E2 (Công ty TNHH Thanh niên xung phong Tây Ninh); trái na Hoàng Hậu (HKD Vận tải Phú Đô My); dế mèn đông lạnh, bột dế Oanh Vĩnh, dế sấy sả ớt ăn liền (Trại dế Oanh Vĩnh).
Theo ông Xuân, Chương trình OCOP mang ý nghĩa lớn lao trong phát triển kinh tế xã hội địa phương. Từ lãnh đạo địa phương cho đến chủ thể tham gia rất quan tâm chương trình này. Để đạt được chứng nhận OCOP, các sản phẩm phải đáp ứng những các tiêu chí khắt khe vệ sinh an toàn thực phẩm, do doanh nghiệp và người lao động địa phương sản xuất ra. Đồng thời, gắn liền với xây dựng nông thôn mới, với ngành du lịch địa phương.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh, mặc dù bị tác động không nhỏ bởi đại dịch Covid-19, việc quảng bá, phân phối sản phẩm OCOP của tỉnh rất được quan tâm, thông qua các sàn thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ. Cùng với hình thức bán hàng truyền thống tại các điểm giới thiệu sản phẩm OCOP, siêu thị, trung tâm thương mại, việc đưa sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử để quảng bá, giới thiệu mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, như chi phí bán hàng thấp, thị trường rộng, kiểm soát hàng hoá dễ dàng... Đây là xu thế tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng.
Sở sẽ tiếp tục quan tâm nâng chất các sản phẩm đã đạt chứng nhận OCOP năm 2021, giúp cho các chủ cơ sở nhận thức rõ tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm đối với việc phát triển sản phẩm ra ngoài thị trường bằng các chương trình hỗ trợ về nhãn mác, hàng hoá, thiết bị phục vụ quá trình sản xuất.
Đối với các sản phẩm tiềm năng tham gia OCOP trong thời gian tiếp theo, đơn vị đặt ra một số giải pháp trọng tâm như: tăng cường công tác tuyên truyền cho các chủ cơ sở, nhà sản xuất nhận biết rõ điều kiện tham gia OCOP, những lợi thế của sản phẩm khi đạt chứng nhận OCOP. Bên cạnh đó, tổ chức tập huấn cho chủ cơ sở về kiến thức, kỹ năng liên quan đến việc xây dựng thương hiệu, xây dựng câu chuyện sản phẩm và cải tiến chất lượng để đáp ứng yêu cầu, mục tiêu mà chương trình OCOP đã đề ra.
Tính đến thời điển hiện tại, tổng nguồn vốn đầu tư cho Chương trình OCOP của tỉnh trên 238 tỉ đồng. Riêng giai đoạn 2020 – 2025 sẽ huy động hơn 140 tỉ đồng cho các hạng mục như xây dựng hệ thống quản lý điều hành; triển khai chu trình OCOP thường niên; các dự án ưu tiên đầu tư... Trong đó, vốn ngân sách trên 68 tỉ đồng (chiếm 49,03%); vốn ngoài ngân sách trên 71 tỉ đồng (chiếm 50,97%). Giai đoạn 2026 – 2030 tỉnh sẽ huy động trên 98 tỉ đồng còn lại để thực hiện các hoạt động như xúc tiến thương mại; hỗ trợ chính sách và tổ chức tham quan học tập…
Đến năm 2025, phấn đấu có ít nhất 79 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có ít nhất 14 sản phẩm OCOP đạt 5 sao (bao gồm các sản phẩm đã được công nhận năm 2020). Có ít nhất 55 chủ thể có sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên. Có ít nhất 76% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định (so với tổng số lượng chủ thể có sản phẩm OCOP được công nhận).
Đến năm 2030, phấn đấu có ít nhất 130-140 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có ít nhất 25 sản phẩm OCOP đạt 5 sao (bao gồm các sản phẩm đã được công nhận giai đoạn 2020-2025). Có ít nhất 70 chủ thể có sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên. Có ít nhất 85% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định.
Dư địa phát triển của các sản phẩm OCOP Tây Ninh còn rất lớn. Các sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao hôm nay là nỗ lực rất lớn của các chủ thể tham gia chương trình để phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ có lợi thế ở Tây Ninh và góp phần đưa nông sản Tây Ninh tiếp cận tốt hơn các thị trường rộng lớn, là tiền đề nâng chuẩn lên 5 sao và vươn tầm ra thế giới", ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh khẳng định.
ĐỒNG THÁP Cây ấu trước đây chỉ được trồng vào mùa nước nổi nhưng nay đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập ổn định quanh năm cho người dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
KIÊN GIANG Tôm khô của Hợp tác xã Hiểu Phát được làm từ tôm thẻ thiên nhiên, nuôi theo mô hình xen canh tôm - lúa hoặc các vùng chuyên tôm nuôi quảng canh cải tiến.
Tại lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần II, Ban tổ chức sẽ đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng được chọn tại những vườn đẹp nhất.
HÀ NỘI Sáng 15/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2024.
Trà Vinh Bảo tàng Dừa sáp Trà Vinh có tổng nguồn vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng, góp phần tôn vinh cây dừa sáp nguyên bản được trồng tại vùng đất Cầu Kè.
Mong muốn duy trì và phát huy đặc sản nem Lai Vung, anh Huỳnh Ngọc Hậu (xã Tân Thành, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) đã rời phố, về quê khởi nghiệp từ loại nem này.
QUẢNG NAM Việc thành lập Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My nhằm nâng tầm thương hiệu và bảo hộ sản phẩm cho 2 loài cây dược liệu có giá trị của tỉnh Quảng Nam.
Từ một loại nông sản bình dị, nhờ sự sáng tạo bền bỉ, ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến, đã giúp tăng giá trị cho củ khoai mì Việt Nam.