Thứ sáu, 22/11/2024 | 20:22 GMT +7
Từ lâu bánh tráng phơi sương được xem là một trong những đặc sản của Tây Ninh và là thực phẩm không thể thiếu trong ngày Tết.
Cùng với thời gian, người dân nơi đây đã cho ra đời nhiều dòng sản phẩm khác nhau để phục vụ người tiêu dùng. Trong đó, thương hiệu bánh tráng siêu mỏng Tân Nhiên do chàng trai trẻ Đặng Khánh Duy làm chủ là một trong những sản phẩm đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Không chỉ chinh phục khách hàng trong nước, món đặc sản nổi tiếng của vùng đất Tây Ninh còn được xuất khẩu đến một số quốc gia.
Sắn (mì) là một trong những loại cây trồng chủ lực của Tây Ninh, ngành sản xuất tinh bột sắn là một trong những ngành đóng góp nhiều cho ngân sách địa phương.
Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất tinh bột sắn thô. Trong khi đó, tinh bột sắn là nguyên liệu chính để sản xuất bánh tráng. Từ bao đời nay, bánh tráng gắn liền với cuộc sống của người dân Tây Ninh nói riêng và người dân Nam bộ nói chung với rất nhiều loại như: bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng trộn, bánh tráng cuốn bơ…
Nếu như trước đây, bánh tráng được làm thủ công, phụ thuộc vào thời tiết, dễ bể khi sử dụng, dính côn trùng hay mành tre, cần phải nhúng nước khi ăn... gây e ngại cho người sử dụng.
Từ trăn trở trên cộng với nhiệt huyết của sức trẻ, sự nhạy bén kinh doanh và tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật, cùng sự tiếp sức của gia đình, năm 2018, Duy quyết định đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị, tuyển công nhân... và bắt tay vào sản xuất.
Bằng công nghệ sản xuất hiện đại, khép kín từ khâu nấu bột, tráng bánh đến sấy bánh bằng lò hồng ngoại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và rút ngắn thời gian sản xuất, Duy đã cho ra lò mẻ bánh tráng đầu tiên với ưu điểm mỏng, dẻo tự nhiên, đặc biệt không có vị mặn như bánh tráng truyền thống, phù hợp đa khẩu vị. Tuy nhiên, bánh tráng của anh Duy có một nhược điểm là bánh có màu đục, không đẹp mắt nên bị các khách hàng khó tính từ chối sản phẩm.
Không nản chí, Duy tiếp tục tự mày mò, nghiên cứu công thức pha chế bột, điều chỉnh máy móc để tạo ra bánh tráng siêu mỏng, khi ăn không cần nhúng nước. Nhờ lợi thế nguyên liệu đầu vào, sản phẩm chất lượng, giá cả cạnh tranh, sản phẩm có thương hiệu, bao bì bắt mắt, bánh có hương vị truyền thống nhưng tiện sử dụng, nên sản phẩm của Tân Nhiên nhanh chóng chinh phục được tất cả các khách hàng.
Cùng với sự thành công của bánh tráng siêu mỏng, nhận thấy bánh tráng trộn được giới trẻ ưa thích, Tân Nhiên đã “biến tấu” thanh nhiều món bánh tráng trộn như bánh tráng sa tế, bánh tráng phô mai… để phù hợp với khẩu vị của khách hàng.
Với phương châm "sạch từ tâm", xuyên suốt quá trình chế biến, phối trộn gia vị, đóng gói sản phẩm, Tân Nhiên luôn đảm bảo đúng tiêu chuẩn FSSC 22000, là tiêu chuẩn quốc tế cao cấp về hệ thống an toàn thực phẩm được các doanh nghiệp thực phẩm trên toàn thế giới ưu tiên áp dụng và đăng ký chứng nhận.
Tháng 12/2021 vừa qua Tân Nhiên là một trong những đơn vị có nhiều sản phẩm được chứng nhận OCOP, trong đó, bánh tráng siêu mỏng đạt 4 sao, bánh tráng sa tế, bánh tráng phô mai đạt 3 sao.
Theo anh Đặng Khánh Duy, hiện nay, dây chuyền sản xuất bánh tráng của Công ty Tân Nhiên có thể đáp ứng 8 - 10 tấn sản phẩm/ngày. Sản phẩm của Tân Nhiên hiện được phân phối tại hầu hết các hệ thống siêu thị, các đại lý. Đặc biệt, từ tháng 8/2020 đến nay, Công ty Tân Nhiên đã xuất khẩu sản phẩm đến thị trường Hàn Quốc và Đài Loan. Hiện Công ty đang xúc tiến việc xuất khẩu bánh tráng sang Mỹ, Úc, Nhật và đang thu được những tín hiệu khả quan.
“Công ty Tân Nhiên đang tạo việc làm cho trên 200 lao động. Bên cạnh chú trọng sản xuất, kinh doanh, Tân Nhiên còn luôn là “địa chỉ đỏ” cho các hoạt động thiện nguyện, vì cộng đồng tại địa phương. Có thể kể đến như: Tham gia phát khẩu trang miễn phí phòng chống dịch Covid-19, xây dựng gian hàng thực phẩm miễn phí cho người dân gặp khó khăn; tài trợ xe ô tô cho đội cứu hộ “0 đồng”; hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó...”, anh Duy chia sẻ.
Đánh giá về các sản phẩm OCOP của Tân Nhiên, ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh cho biết, chương trình OCOP là sân chơi lành mạnh, phát triển tiềm năng của địa phương, nâng cao lợi thế cạnh tranh từ chất lượng đến hình thức sản phẩm.
Để sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP, ngoài chất lượng từ bên trong như nguyên liệu sản xuất, công nghệ máy móc, quy trình giám sát chặt chẽ… thì còn cần bao bì, nhãn mác, thương hiệu. Việc các sản phẩm của Tân Nhiên được chứng nhận OCOP không chỉ là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển đặc sản địa phương lên một tầm cao mới, mà còn tạo ra sản phẩm chất lượng phục vụ phát triển du lịch địa phương.
ĐỒNG THÁP Cây ấu trước đây chỉ được trồng vào mùa nước nổi nhưng nay đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập ổn định quanh năm cho người dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
KIÊN GIANG Tôm khô của Hợp tác xã Hiểu Phát được làm từ tôm thẻ thiên nhiên, nuôi theo mô hình xen canh tôm - lúa hoặc các vùng chuyên tôm nuôi quảng canh cải tiến.
Tại lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần II, Ban tổ chức sẽ đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng được chọn tại những vườn đẹp nhất.
HÀ NỘI Sáng 15/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2024.
Trà Vinh Bảo tàng Dừa sáp Trà Vinh có tổng nguồn vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng, góp phần tôn vinh cây dừa sáp nguyên bản được trồng tại vùng đất Cầu Kè.
Mong muốn duy trì và phát huy đặc sản nem Lai Vung, anh Huỳnh Ngọc Hậu (xã Tân Thành, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) đã rời phố, về quê khởi nghiệp từ loại nem này.
QUẢNG NAM Việc thành lập Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My nhằm nâng tầm thương hiệu và bảo hộ sản phẩm cho 2 loài cây dược liệu có giá trị của tỉnh Quảng Nam.
Từ một loại nông sản bình dị, nhờ sự sáng tạo bền bỉ, ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến, đã giúp tăng giá trị cho củ khoai mì Việt Nam.