Thứ sáu, 22/11/2024 | 11:18 GMT +7
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Sơn Hùng cho biết, từ nhiều năm nay, Lễ hội trái cây Long Khánh được nhân dân, du khách trong và ngoài tỉnh đón đợi. Do đó, Long Khánh sẽ tiếp tục nuôi dưỡng tình cảm yêu mến của nhân dân, du khách; xây dựng thương hiệu du lịch Long Khánh là du lịch sinh thái vườn, đồng thời phát triển các sản phẩm du lịch khác phù hợp với thực tế địa phương.
Long Khánh được biết đến như là “thủ phủ” trái cây của miền Đông Nam bộ với diện tích hơn 7.300ha cây ăn quả, với những loại trái cây đặc trưng như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, bòn bon, bưởi, nấm mèo. Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và xác lập chỉ dẫn địa lý, chắp cánh cho thương hiệu trái cây Long Khánh có cơ hội tiếp tục vươn xa.
Đặc biệt, 100% diện tích trồng mới và tái canh sử dụng giống chất lượng cao, gần 200ha được chứng nhận VietGAP. Thành phố đã xây dựng và được công nhận 31 mã số vùng trồng với diện tích hơn 3.000ha, trong đó có 9 mã số vùng trồng sầu riêng, 14 mã số vùng trồng chôm chôm, 6 mã số vùng trồng mít và 2 mã số vùng trồng thanh long.
Theo ông Tăng Quốc Lập, Phó Chủ tịch UBND thành phố Long Khánh, hằng năm, vào dịp hè, Long Khánh đón hàng trăm ngàn lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm vườn cây sinh thái và thưởng thức trái cây tươi tại vườn. Đây là lần thứ 6 Long Khánh tổ chức lễ hội trái cây và sẽ kéo dài trong suốt tháng 6. Điểm nhấn của lễ hội năm nay là chương trình tôn vinh trái cây và sản phẩm OCOP.
Lễ hội Trái cây Long Khánh diễn ra từ ngày 12-16/6 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, ẩm thực, giao lưu, vui chơi giải trí sôi nổi..., hứa hẹn sẽ là cơ hội hấp dẫn du khách gần xa đến với Long Khánh. Sau lễ hội, các hoạt động du lịch sinh thái vườn trên địa bàn thành phố vẫn diễn ra trong suốt mùa trái cây từ tháng 6-8/2024.
"Long Khánh cần đẩy mạnh xúc tiến đầu tư để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên, hướng dẫn viên du lịch có kỹ năng, kiến thức và tận tâm với hoạt động phát triển du lịch của địa phương. Kiểm soát giá dịch vụ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cảnh báo nguy hiểm, cứu nạn cứu hộ tại các điểm tham quan và các cơ sở kinh doanh du lịch…", Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Sơn Hùng nhấn mạnh.
ĐỒNG THÁP Cây ấu trước đây chỉ được trồng vào mùa nước nổi nhưng nay đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập ổn định quanh năm cho người dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
KIÊN GIANG Tôm khô của Hợp tác xã Hiểu Phát được làm từ tôm thẻ thiên nhiên, nuôi theo mô hình xen canh tôm - lúa hoặc các vùng chuyên tôm nuôi quảng canh cải tiến.
Tại lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần II, Ban tổ chức sẽ đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng được chọn tại những vườn đẹp nhất.
HÀ NỘI Sáng 15/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2024.
Trà Vinh Bảo tàng Dừa sáp Trà Vinh có tổng nguồn vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng, góp phần tôn vinh cây dừa sáp nguyên bản được trồng tại vùng đất Cầu Kè.
Mong muốn duy trì và phát huy đặc sản nem Lai Vung, anh Huỳnh Ngọc Hậu (xã Tân Thành, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) đã rời phố, về quê khởi nghiệp từ loại nem này.
QUẢNG NAM Việc thành lập Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My nhằm nâng tầm thương hiệu và bảo hộ sản phẩm cho 2 loài cây dược liệu có giá trị của tỉnh Quảng Nam.
Từ một loại nông sản bình dị, nhờ sự sáng tạo bền bỉ, ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến, đã giúp tăng giá trị cho củ khoai mì Việt Nam.