Thứ ba, 30/04/2024 | 15:36 GMT +7

  • Click để copy
Thứ hai- 14:29, 15/01/2024

Hối hả ở làng bánh tráng Tân An

Những ngày gần tết, cả làng Tân An như không kịp ngủ để cho những mẻ bánh tráng ra lò tỏa đi khắp muôn nơi…

Những ngày này, gia đình ông Nguyễn Văn Xuyến (thôn Tân An, xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), thật hổi hả. Mỗi người mỗi việc chạy như “quy trình”, ông Xuyến bảo: “Phải dậy từ ba giờ sáng để vo gạo, đưa vào xay và hấp bánh.

Khi mặt trời vừa ló lên là phải đưa bánh ra phơi. Khi bánh khô thì đưa vào nhà bóc ra khỏi tấm mên và xếp lại thành chồng rồi đưa vào máy cắt. Công đoạn cuối cùng là buộc bánh thành từng tập và đóng bao. Làm sao để được ngày công phải có trên ba trăm ngàn đồng mỗi người”.

Dù cao tuổi, ông Xuyến, bà Tâm vẫn giữ nghề truyền thống và truyền lại cho thế hệ sau. Ảnh: T. Đức.

Dù cao tuổi, ông Xuyến, bà Tâm vẫn giữ nghề truyền thống và truyền lại cho thế hệ sau. Ảnh: T. Đức.

Từ thủ công đến… làm máy

Nhà ông Tâm ở cuối làng Tân An, nơi vùng dân cư nằm hướng mặt ra sông Gianh và lưng quay về phía đồng ruộng. Ông Xuyến năm nay đã vào tuổi 75 và vợ ông là bà Ngô Thị Tâm cũng đã trên tuổi “xưa nay hiếm”. Dù có tuổi, nhưng ông bà đều còn khỏe và minh mẫn lắm. Ông Xuyến nói vui: “Nhờ vào nghề làm bánh truyền lại từ đời ông bà nên có được cái sức khỏe đó”.

Nhà ông bà có 6 người con, 5 gái và 1 trai. Ai cũng có gia đình riêng và có người đã lên chức ông bà. Nhưng tất thảy khi vào vụ làm bánh tết thì đều có mặt để phụ giúp bố mẹ làm bánh.

Chị Nguyễn Thị Bé (con út của ông bà), thì bộc bạch: “Sau việc đồng áng là mấy anh chị em về lại gia đình bố mẹ để phụ làm bánh. Nếu tính ra làm chuyên cần thì mỗi tháng cũng có mức thu nhập từ 8 - 9 triệu đồng. Tôi làm độ hai tháng cũng đủ tiền chi tiêu trong dịp tết đó”.

Chị Bé đang hoàn thiện công đoạn cắt bánh và đóng bao. Ảnh: T. Đức.

Chị Bé đang hoàn thiện công đoạn cắt bánh và đóng bao. Ảnh: T. Đức.

Bà Tâm và ông Xuyến ngồi ở gần cửa để bóc bánh đa nem đã phơi nắng khô để xếp thành từng xấp, mỗi xấp có 20 tấm bánh dài độ 1,5m. Cứ xong mỗi xấp là anh con trai bê vào gian bếp, nơi đặt máy cắt và đóng bao để chị Bé xếp bánh vào khuôn đẩy vào máy. Tiếng máy cắt nhẹ nhàng, từng xấp bánh màu vàng nhạt rơi xuống khay. Xong mỗi lần xắt, chị Bé lại chia đều từng xấp bánh lấy dây buộc và cho vào túi nilon bảo quản.

“Mỗi liếp cắt có 8 xấp bánh, mỗi xấp có 19 cái đều được làm theo quy trình sạch từ nguyên liệu, phơi và đóng gói bảo quản. Có như vậy khách hàng mới yên tâm khi mua và dùng sản phẩm”, chị Bé vui vẻ cho hay.

Tay nhẹ nhàng gỡ bánh đa ra khỏi tấm mêm, bà Tâm vừa trò chuyện, trung bình mỗi ngày gia đình bà làm hết khoảng 150 kg gạo. Những ngày nắng đẹp, đông người thì làm hết gần 300 kg. Bánh đa có hai loại màu trắng và màu vàng nhạt. ‘Màu trắng là chỉ làm bột gạo, còn màu vàng thì trộn thêm bột ngô vào theo tỷ lệ 150 kg gạo trộn với 20 kg bột ngô. Màu trắng hay vàng thì tùy theo sở thích của người tiêu dùng mà”, bà Tâm nói.

Chị Thanh vẫn giữ nghề làm bánh tráng thủ công. Ảnh: T. Đức.

Chị Thanh vẫn giữ nghề làm bánh tráng thủ công. Ảnh: T. Đức.

Cũng theo bà Tâm, trước gia đình làm bánh tráng, bánh đa theo cách truyền thống, nghĩa là tất thảy từ xay nghiền gạo thành bột, đến cán bánh, hấp bánh… đều thủ công. “Nay thì nhiều nhà chuyển các công đoạn làm bột, vắt tráng thành bánh, hấp đều bằng máy nên năng suất cao hơn. Nhưng ở trong thôn cũng đang còn nhiều nhà làm thủ công lắm”, bà Tâm cho hay

Nhà chị Nguyễn Thị Thanh ở cách nhà bà Tâm mấy con ngõ. Chị đang làm bánh tráng, mùi bánh chín tỏa ra thơm dịu nhẹ. Bếp củi than đượm được phủ lên cái rổ tre thưa trên đó là tấm vải mỏng. Chị Thanh ngồi đối diện bếp, tay phải cầm thanh tre tròn bằng cổ tay người lớn, tay trái cầm chiếc môi nhôm mỏng dẹt. Tay trái chị dùng muôi múc hồ bột gạo đổ lân tấm vải rồi uốn cổ tay xoay tròn chấy cho hồ gạo thành một hình tròn vạnh, mỏng đều trên tấm vải rồi đậy một rá tre lên.

Bánh tráng được phơi cả trên mái nhà cho nhanh khô. Ảnh: T. Đức.

Bánh tráng được phơi cả trên mái nhà cho nhanh khô. Ảnh: T. Đức.

Chỉ mấy chục giây đồng hồ, chị nhấc rá tre lên, trên tấm vải là tấm bánh tròn đã chín thơm mùi cơm mới. Tay trái chị nhẹ nhàng đặt thanh tre tròn lên lăn trên chiếc bánh còn ướt. Chiếc bánh hình tròn trên thanh tre cứ y như được cắt lên đó vậy. Khi bánh đã được nhấc ra khỏi tấm vải thì tay trái chị đã dùng muôi múc hồ bột đổ và chấy đều lên tấm vải rồi lại úp rá tre lên. Khi đó, tay phải chị lại nhẹ đưa chiếc bánh còn vắt ở thanh tre qua phía tấm mên tre đan thưa và trải tấm bánh lên đó.

Cứ như thế, chị làm đều đặn, không một động tác thừa thải nào. Cả mười chiếc, hay trăm chiếc, ngàn chiếc bánh đa tròn vừa vặn xếp chồng lên nhau cứ y như được đúc trong một lò khuôn ra. Chị Thanh cười bảo: “Thì làm lâu thành quen tay thôi mà. Không muôn cái như một thì làm răng làm được bánh tráng Tân An hở chú”. Khi tấm mên đủ năm cái bánh tráng tròn trịa như trăng rằm thì chị Thanh lại ngơi tay để xếp tấm mên khác vào để bánh.

Hoàn thiện công đoạn cuối để đưa bánh tráng ra thị trường. Ảnh: T. Đức.

Hoàn thiện công đoạn cuối để đưa bánh tráng ra thị trường. Ảnh: T. Đức.

Anh cu Hai, con trai chị Thanh đang là sinh viên năm thứ 3, Đại học Bách khoa Đà Nẵng được nghỉ tết sớm nên giúp mẹ phơi bánh và xếp bánh buộc vào từng xấp rồi bọc bánh bằng túi nilon. “Cái nghề ni chẳng dám nói làm giàu, nhưng việc học của cái anh cu Hai là nhờ vào lò bánh đó”, chị Thanh tươi cười nhìn con trai phụ mẹ phơi bánh giọng đầy tự hào.

Nghề truyền thống hơn 100 năm 

Chủ tịch UBND xã Quảng Thanh, ông Ngô Thanh Bình cho biết, nghề làm bánh tráng ở làng Tân An đã tồn tại hơn trăm năm nay. Làng Tân An xưa nằm bên bờ sông Gianh, vốn ít đất để sản xuất nông nghiệp nên làm bánh tráng được xem là nghề tạo thu nhập chính cho người dân.

“Hiện làng Tân An có gần 400 hộ sản xuất bánh tráng. Những năm gần đây, nhiều hộ làm bánh tráng đã nắm bắt được thị trường nên từng bước chuyên môn hóa, sử dụng máy móc nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tính thẩm mỹ của sản phẩm nên được khách hàng khắp nơi ưa chuộng. Hiện, chúng tôi đã thành lập hợp tác xã bánh tráng Tân An để phát triển làng nghề và tăng thu nhập cho người dân”, ông Bình cho hay.

Sản phảm của HTX bánh tráng Tân An chuẩn bị cho dịp tết. Ảnh: T. Đức.

Sản phảm của HTX bánh tráng Tân An chuẩn bị cho dịp tết. Ảnh: T. Đức.

Những ngày này, người dân làng Tân An đang tất bật với vụ sản xuất bánh tráng lớn nhất trong năm để phục vụ nhu cầu thị trường tết. Các hộ gia đình ở đây đang huy động tối đa nhân lực, làm việc từ sáng sớm đến tối khuya để kịp giao các đơn hàng cuối năm.

Theo bà Phan Thị Cẩm Tú, Giám đốc HTX cho biết, bước vào vụ tết, HTX huy động trên 100 lao động để làm cho kịp các đơn hàng. Những ngày này, lao động của HTX chia ca, làm việc từ sáng sớm và chiều muộn. “Hiện tại, chúng tôi có hơn 20 lò bánh đang hoạt động hết công suất. Trung bình mỗi ngày HTX tiêu thụ khoảng 5 tấn gạo, sản xuất hàng trăm nghìn chiếc bánh với đầy đủ chủng loại, như bánh mè đen, mè vàng, bánh mè xát, bánh cuốn rau và bánh đa nem các loại”, bà Cẩm Tú cho hay.

Mỗi mẻ bánh phơi nắng khoảng 2 giờ đồng hồ là khô để đóng bao. Ảnh: T. Đức.

Mỗi mẻ bánh phơi nắng khoảng 2 giờ đồng hồ là khô để đóng bao. Ảnh: T. Đức.

Bà Cẩm Tú cũng cho hay, để có những chiếc bánh thơm ngon, bảo đảm chất lượng đến tay người tiêu dùng, HTX đã chuẩn bị đầy đủ các công đoạn từ lựa chọn kỹ càng nguyên liệu để làm bánh. Riêng vụ tết dự kiến tiêu thụ khoảng 150 tấn gạo. Nhờ đầu tư máy móc hiện đại, cùng với kinh nghiệm lâu năm, nên sản phẩm của HTX làm ra luôn được người tiêu dùng đón nhận, tiêu thụ rộng rãi trên thị trường cả nước.

Theo kinh nghiệm của người dân có tay nghề lâu năm, muốn có chiếc bánh tráng thật ngon thì khâu chọn và pha bột rất quan trọng và thứ bột đó mới thật sự là bí quyết làm nên tên tuổi bánh tráng Tân An. Gạo được chọn phải là gạo thơm vừa, không được quá khô. Các nguyên liệu khác, đặc biệt mè cũng phải đạt chuẩn, pha trộn đúng định lượng.

Bên lò bánh tráng còn đang nghi ngút khói, bà Phan Thị Thương có tay nghề hơn 35 năm làm bánh bộc bạch, mỗi năm vào dịp tết là các lò hoạt động không ngơi tay, tăng công suất lên gấp 3 - 5 lần mới đủ bánh để cung cấp cho thị trường. Công việc tuy vất vả hơn nhưng thu nhập cao nên ai cũng hăng say. “Đến nay, gia đình tôi vẫn giữ được cách làm bánh thủ công truyền thống nên vẫn giữ được hương vị bánh trọn vẹn. Làm bánh không chỉ có thêm thu nhập mà còn là niềm vui nên gia đình tôi quyết tâm giữ gìn nghề bánh tráng bao đời”, bà Thương tâm sự. 

Tâm Phùng

Sau 5 năm triển khai, tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm OCOP

Sau 5 năm triển khai, tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm OCOP

Bắt đầu thực hiện từ năm 2019, Chương trình OCOP của tỉnh Phú Thọ đã dần lan tỏa, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn.

Khu phố có doanh thu 150 tỉ đồng/năm nhờ làm nem Bùi

Khu phố có doanh thu 150 tỉ đồng/năm nhờ làm nem Bùi

Khu phố Bùi Xá thuộc phường Ninh Xá, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh hiện có khoảng 130 hộ làm nem Bùi mỗi năm tạo ra doanh thu 140-150 tỉ đồng.

Xã có 500 hộ trồng cà dừa, thu nhập gấp 3 - 4 lần trồng lúa

Xã có 500 hộ trồng cà dừa, thu nhập gấp 3 - 4 lần trồng lúa

HÀ TĨNH Xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) có gần 500 hộ trồng cà dừa với diện tích 25ha, thu nhập gấp 3-4 lần so với cấy lúa, bình quân đạt hơn 200 triệu đồng/ha.

Giống lúa nếp cổ truyền bên dòng sông Văn Úc

Giống lúa nếp cổ truyền bên dòng sông Văn Úc

HẢI PHÒNG Có nghiên cứu cho rằng giống lúa nếp cái hoa vàng tại xã Đại Thắng được lưu truyền từ thời nhà Lý, qua nhiều thế kỷ người dân vẫn giữ được giống lúa đặc sản.

Chứng nhân thế kỷ giữ hồn chè Shan tuyết

Chứng nhân thế kỷ giữ hồn chè Shan tuyết

YÊN BÁI Năm nay đã hơn 100 tuổi, ông Sùng Sấu Cua hiểu từng cây chè Shan tuyết ở Phình Hồ như từng đứa con của mình và quyết gìn giữ chúng cho muôn đời sau.

Giống xoài cát đặc sản trứ danh ‘đất Chín Rồng’

Giống xoài cát đặc sản trứ danh ‘đất Chín Rồng’

Theo các cụ cao niên, xoài cát Hòa Lộc có ở địa phương từ đầu những năm 1930, nó được tìm thấy lần đầu tại xã Hòa Lộc, quận Giáo Đức, tỉnh Định Tường (cũ).

Nức tiếng bò giàng Quế Hậu, mỹ vị nơi đất trời Kỳ Sơn

Nức tiếng bò giàng Quế Hậu, mỹ vị nơi đất trời Kỳ Sơn

Đất Kỳ Sơn khốn khó đủ bề, để xây dựng sản phẩm đặc trưng cực kỳ gian nan. Nói thế để thấy thương hiệu thịt bò giàng Quế Hậu không ngẫu nhiên mà có.

Làng nem chả hoạt động hết công suất phục vụ thị trường Tết

Làng nem chả hoạt động hết công suất phục vụ thị trường Tết

Không rộn ràng như các làng hoa, làng bún bánh, những ngày này làng nem chả Chợ Huyện (huyện Tuy Phước, Bình Định) lặng lẽ sản xuất hết công suất để phục vụ Tết.

Ngắm đã mắt những vườn quýt hồng Lai Vung mùa Tết

Ngắm đã mắt những vườn quýt hồng Lai Vung mùa Tết

ĐỒNG THÁP Những ngày cận Tết, nông dân trồng quýt hồng huyện Lai Vung mở cửa phục vụ khách du lịch đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm, mua đặc sản quýt hồng.

Ngày hội Nông sản Lai Vung thu hút hơn 25 ngàn lượt khách tham quan

Ngày hội Nông sản Lai Vung thu hút hơn 25 ngàn lượt khách tham quan

ĐỒNG THÁP Qua 3 ngày tổ chức, Ngày hội Nông sản huyện Lai Vung 2024 đã thu hút trên 25 ngàn lượt khách đến tham quan và thưởng thức các món ăn đặc sản tại địa phương.

Xem Thêm