Chủ nhật, 04/05/2025 | 08:02 GMT +7
Giống gà H'Mông đâng được lưu giữ, nuôi tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi. Ảnh: Nguyên Huân.
Gà H’Mông thuộc nhóm gà thuốc có da đen, thịt đen, xương đen, phủ tạng đen nên theo các bài thuốc dân gian thịt gà H’mông là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, tác dụng rất tốt cho sức khỏe con người.
Giống gà H’Mông nuôi bảo tồn tại Viện Chăn nuôi năm 2000 và đến năm 2012 được đưa vào chương trình nuôi giữ giống gốc tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi, gà thích ứng tốt với điều kiện chăn thả và nuôi nhốt có kiểm soát.
Theo chia sẻ của Thạc sỹ Nguyễn Thị Mười, Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn giống vật nuôi, gà H’Mông giờ trở thành món ăn phổ biến tại nhiều nhà hàng, quán lẩu, quán gà tần thuốc bắc, thậm chí trở thành món ăn chính trong tiệc cưới do người dân không còn kiêng kị gà đen nữa.
Nhờ đó, đầu ra cho người chăn nuôi gà H’Mông ngày càng thuận lợi, năm 2019 Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn giống vật nuôi cung cấp số lượng gà giống 1 ngày tuổi ra thị trường tăng khoảng 25% so với năm 2018, riêng tỉnh Lào Cai đã mua 80.000 con gà HMông để nuôi phục vụ phát triển chuỗi.
Gà H’Mông là giống bản địa kiêm dụng nên nuôi sinh sản khai thác trứng hoặc khai thác thịt đều được. Nuôi sinh sản, tuổi đẻ 5% khi gà được 150 - 154 ngày tuổi, khối lượng cơ thể lúc 19 tuần tuổi trống: 1,7 - 1,75kg và mái: 1,2 - 1,3kg. Năng suất trứng gà H’Mông đạt 110 - 115 quả/mái/năm, khối lượng trứng giống 46g, tỷ lệ tiêu tốn thức ăn 3,4 - 3,5kg/10 trứng.
Với gà H’Mông nuôi thịt, thời gian nuôi khoảng 15 tuần, tỷ lệ nuôi sống 93 - 94%, khối lượng gà mái 1,1 - 1,2kg, trống đạt 1,4 - 1,5kg, tiêu tốn thức ăn 3,4 - 3,5kg/kg tăng trọng.
Giá gà H’Mông năm 2019 dao động 65.000 - 100.000 đ/kg và ổn định ở mức 75.000 đ/kg, nếu là gà nuôi thả vườn giá trên 90.000 đ/kg. Nuôi gà H’Mông thực sự đang trở thành nghề đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân.
Đầu bếp đạt sao Michelin David Gallienne cho rằng nông sản cũng như ẩm thực của Việt Nam rất phong phú và mang đậm dấu ấn khu vực.
ĐIỆN BIÊN Hội thi giới thiệu nông sản và ẩm thực tại huyện Tuần Giáo, có 19 đội tham gia nhằm quảng bá sản vật địa phương và nét ẩm thực dân tộc đặc sắc.
Thông qua Báo Nông nghiệp và Môi trường, ông Nguyễn Hồng Lam mong muốn gửi thông điệp về một hệ sinh thái nông nghiệp tuần hoàn trong kỷ nguyên mới.
Thái Nguyên đặt mục tiêu đến hết 30/6/2025, 100% doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh có sản phẩm bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử.
Hạt điều không chỉ là món ăn bổ dưỡng mà còn là nguyên liệu vàng trong ẩm thực và xuất khẩu, góp phần đưa nông sản Việt vươn tầm thế giới.
ĐỒNG THÁP Việc sử dụng thuốc BVTV sinh học giúp nông dân ĐBSCL giảm chi phí, tăng năng suất, bảo vệ môi trường, hướng đến nền nông nghiệp xanh, sạch, bền vững.
Các Bộ Y tế, Nông nghiệp và Môi trường, Công Thương phối hợp với các bộ, ngành liên quan thành lập 5 đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tại 10 tỉnh, thành phố.
SƠN LA Với niềm tin vào nông nghiệp bền vững, chị Vì Thị Thu Hà (sinh năm 1986) quyết tâm chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ, dù hành trình này không hề dễ dàng.
HÀ TĨNH Các nhà khoa học cho rằng, nông nghiệp công nghiệp đã 'hết thời', vì vậy cần có một cuộc 'đại tu' hoặc cuộc cách mạng theo hướng tôn thờ nông nghiệp sinh thái.