Thứ tư, 17/04/2024 | 21:10 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 13:33, 03/02/2022

Đường phên Bó Tờ - đặc sản nơi biên giới Cao Bằng

Đường phên Bó Tờ là đặc sản của huyện biên giới Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, được làm thủ công từ mật mía, mang vị ngọt đậm, bán đắt hàng vào dịp Tết cổ truyền.
Người dân thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa thu hoạch mía. Ảnh: Công Hải.

Người dân thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa thu hoạch mía. Ảnh: Công Hải.

Từ bao đời nay, cây mía là cây trồng gắn bó với người dân huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng góp phần không nhỏ trong việc xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Cây mía là cây chịu hạn tốt, dễ chăm sóc, ít mất mùa so với các loại cây trồng khác. Người dân trồng mía ngoài để bán cho Công ty cổ phần Mía đường Cao Bằng còn để ép lấy nước làm đường phên.

Chúng tôi xuống thăm xóm Bó Tờ, thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa để tìm hiểu về nghề làm đường phên. Đến đầu xóm Bó Tờ, chúng tôi đã thấy khói nghi ngút từ khắp các lò nấu đường phên, mùi thơm ngào ngạt của mật mía tỏa ra khắp cả vùng.

Làng nghề làm đường phên Bó Tờ có lịch sử hàng trăm năm. Ảnh: Công Hải.

Làng nghề làm đường phên Bó Tờ có lịch sử hàng trăm năm. Ảnh: Công Hải.

Ông Phùng Văn Nguyên, người có kinh nghiệm hơn 20 năm làm đường phên đang cùng 3 người trong gia đình đang tất bật các công đoạn làm đường. Ông Nguyên bộc bạch: Năm nào cũng vậy, cứ vào đầu tháng 10 âm lịch là các hộ dân trong xóm lại tập trung vào vụ ép mía làm đường phên.

Gia đình tôi từ thời các cụ đã nấu đường phên. Nghề làm đường phên là nghề thủ công nhưng không quá khó, đòi hỏi nhiều kỹ thuật cao, chỉ cần chịu khó và có đủ nhân lực thì nhà nào cũng làm được.

Đường phên được cô đặc trên hai chiếc chảo gang to. Ảnh: Trọng Hải.

Đường phên được cô đặc trên hai chiếc chảo gang to. Ảnh: Trọng Hải.

Sau khi thu hoạch, mía được róc sạch, bỏ phần ngọn rồi cho vào máy ép 2 lần để lấy hết nước mía. Trước đây, mía phải ép bằng chiếc lu gỗ, dùng sức trâu, bò để kéo tốn rất nhiều thời gian. Hiện nay, hộ nào cũng đầu tư máy ép bằng điện nên nhàn hơn, giảm công lao động.

Sau khi ép xong, đổ nước mía vào những chiếc chảo gang to để trên bếp lò. Lò nấu đường phên cao khoảng nửa mét, mỗi lò có 4 bếp thông với nhau. Có 2 chảo dùng để đun sôi nước mía, vừa đun vừa nhẹ nhàng vớt sạch bọt trên bề mặt để nước đường không còn cặn bẩn. Tận dụng bã mía phơi khô làm nguyên liệu đốt lò. Phải điều chỉnh lửa liên tục khi đun. Sau khi nước mía được sôi, múc nước mía sang 2 chiếc chảo bên cạnh để cô đường.

Đổ đường vào khuôn gỗ. Ảnh: Trọng Hải.

Đổ đường vào khuôn gỗ. Ảnh: Trọng Hải.

Đun tiếp khoảng 4 tiếng đến khi đường cạn hết nước đặc quánh lại là được. Bắc chảo xuống và đợi khoảng 30 - 40 phút cho đường nguội rồi đổ vào khuôn và đảo thật đều tay cho đường tan đều. Tiếp tục để từ 2 - 3 tiếng cho đường khô lại và cắt thành từng miếng, sau đó bọc vào túi nilon hoặc đóng hộp với trọng lượng khoảng 500 gam - 1 kg. Mỗi mẻ đường cho khoảng 60 - 70 kg đường phên, mỗi ngày làm được trung bình từ 2 - 3 mẻ đường phên, giá bán khoảng 25.000 - 30.000 đồng/kg.

Đảo đều tay cho đường tan đều. Ảnh: Công Hải.

Đảo đều tay cho đường tan đều. Ảnh: Công Hải.

Xóm Bó Tờ có lịch sử làm nghề sản xuất đường phên từ những năm 1950. Hiện nay, xóm có hơn 140 hộ, hơn 80 hộ duy trì nghề làm đường phên. Các hộ làm trung bình từ 1 - 5 tấn, nhiều hộ làm với số lượng lớn, mỗi năm sản xuất hơn 10 tấn đường.

Nhờ nghề trồng mía và làm đường phên, cả xóm đa số đều đã thoát nghèo, nhiều hộ có thu nhập trung bình từ vài chục triệu đến hơn 100 triệu đồng/năm. Mỗi năm, toàn huyện ép hơn 6.000 tấn mía, cho hơn 600 tấn đường phên. Đến mùa làm đường phên, xe của các lái buôn đến tận xóm để thu mua đường phên.

Đường phên được cắt thành từng miếng. Ảnh: Trọng Hải.

Đường phên được cắt thành từng miếng. Ảnh: Trọng Hải.

Với kiến thức, kinh nghiệm có được từ nhiều năm nay, người trồng mía, làm đường phên ở Bó Tờ đã chủ động chăm sóc cây mía, thay đổi giống mía địa phương hay bị bệnh, năng suất thấp sang trồng giống mía ROC10 có khả năng chịu được sâu bệnh, năng suất cao. Hiện nay, 100% hộ dân làm đường phên đều sử dụng giống mía mới và áp dụng phương pháp canh tác, chăm sóc an toàn.

Ông Lưu Quang Long, Trưởng xóm Bó Tờ, Giám đốc Hợp tác xã sản xuất đường phên, chế biến rượu mía Bó Tờ cho biết: Đường phên có ngon hay không ngoài kỹ thuật nấu đường còn do chất lượng mía. Trải qua nhiều thăng trầm, nhưng người dân ở Bó Tờ vẫn gìn giữ và phát triển nghề làm đường phên đến ngày hôm nay, khẳng định vị trí sản phẩm trên thị trường trong và ngoài tỉnh Cao Bằng. Đặc biệt, các khâu chế biến người dân tuân thủ quy định về sản xuất an toàn thực phẩm, không sử dụng hóa chất bảo quản.

Đường phên Bó Tờ được công nhận sản phẩm 3 sao OCOP năm 2020. Ảnh: Hà Cương.

Đường phên Bó Tờ được công nhận sản phẩm 3 sao OCOP năm 2020. Ảnh: Hà Cương.

Năm 2020, sản phẩm đường phên Bó Tờ của Hợp tác xã sản xuất đường phên, chế biến rượu mía Bó Tờ đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Đường phên Bó Tờ, huyện Quảng Hòa có vị ngọt đậm, thơm ngon, dùng để làm bánh khảo, bánh gai, nhân bánh chưng, bánh bao, chè lam, khẩu sli… Là đặc sản bán rất chạy vào dịp Tết Nguyên đán cổ truyền.

Công Hải

Sau 5 năm triển khai, tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm OCOP

Sau 5 năm triển khai, tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm OCOP

Bắt đầu thực hiện từ năm 2019, Chương trình OCOP của tỉnh Phú Thọ đã dần lan tỏa, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn.

Khu phố có doanh thu 150 tỉ đồng/năm nhờ làm nem Bùi

Khu phố có doanh thu 150 tỉ đồng/năm nhờ làm nem Bùi

Khu phố Bùi Xá thuộc phường Ninh Xá, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh hiện có khoảng 130 hộ làm nem Bùi mỗi năm tạo ra doanh thu 140-150 tỉ đồng.

Xã có 500 hộ trồng cà dừa, thu nhập gấp 3 - 4 lần trồng lúa

Xã có 500 hộ trồng cà dừa, thu nhập gấp 3 - 4 lần trồng lúa

HÀ TĨNH Xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) có gần 500 hộ trồng cà dừa với diện tích 25ha, thu nhập gấp 3-4 lần so với cấy lúa, bình quân đạt hơn 200 triệu đồng/ha.

Giống lúa nếp cổ truyền bên dòng sông Văn Úc

Giống lúa nếp cổ truyền bên dòng sông Văn Úc

HẢI PHÒNG Có nghiên cứu cho rằng giống lúa nếp cái hoa vàng tại xã Đại Thắng được lưu truyền từ thời nhà Lý, qua nhiều thế kỷ người dân vẫn giữ được giống lúa đặc sản.

Chứng nhân thế kỷ giữ hồn chè Shan tuyết

Chứng nhân thế kỷ giữ hồn chè Shan tuyết

YÊN BÁI Năm nay đã hơn 100 tuổi, ông Sùng Sấu Cua hiểu từng cây chè Shan tuyết ở Phình Hồ như từng đứa con của mình và quyết gìn giữ chúng cho muôn đời sau.

Giống xoài cát đặc sản trứ danh ‘đất Chín Rồng’

Giống xoài cát đặc sản trứ danh ‘đất Chín Rồng’

Theo các cụ cao niên, xoài cát Hòa Lộc có ở địa phương từ đầu những năm 1930, nó được tìm thấy lần đầu tại xã Hòa Lộc, quận Giáo Đức, tỉnh Định Tường (cũ).

Nức tiếng bò giàng Quế Hậu, mỹ vị nơi đất trời Kỳ Sơn

Nức tiếng bò giàng Quế Hậu, mỹ vị nơi đất trời Kỳ Sơn

Đất Kỳ Sơn khốn khó đủ bề, để xây dựng sản phẩm đặc trưng cực kỳ gian nan. Nói thế để thấy thương hiệu thịt bò giàng Quế Hậu không ngẫu nhiên mà có.

Làng nem chả hoạt động hết công suất phục vụ thị trường Tết

Làng nem chả hoạt động hết công suất phục vụ thị trường Tết

Không rộn ràng như các làng hoa, làng bún bánh, những ngày này làng nem chả Chợ Huyện (huyện Tuy Phước, Bình Định) lặng lẽ sản xuất hết công suất để phục vụ Tết.

Ngắm đã mắt những vườn quýt hồng Lai Vung mùa Tết

Ngắm đã mắt những vườn quýt hồng Lai Vung mùa Tết

ĐỒNG THÁP Những ngày cận Tết, nông dân trồng quýt hồng huyện Lai Vung mở cửa phục vụ khách du lịch đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm, mua đặc sản quýt hồng.

Ngày hội Nông sản Lai Vung thu hút hơn 25 ngàn lượt khách tham quan

Ngày hội Nông sản Lai Vung thu hút hơn 25 ngàn lượt khách tham quan

ĐỒNG THÁP Qua 3 ngày tổ chức, Ngày hội Nông sản huyện Lai Vung 2024 đã thu hút trên 25 ngàn lượt khách đến tham quan và thưởng thức các món ăn đặc sản tại địa phương.

Xem Thêm