Thứ ba, 25/03/2025 | 03:28 GMT +7
Khẩu Sli hay còn gọi là bánh gạo nếp nổ, bánh bỏng kẹp lạc, là một trong những loại bánh đặc sản địa phương mà người Cao Bằng thường dùng để mời khách khi đến chơi nhà.
Khẩu Sli truyền thống thường có hình dáng to bằng viên gạch, lớp trên là lạc màu nâu đỏ bóng mượt, lớp dưới là bỏng gạo mịn màng.
Rang hạt xôi để làm bánh Khẩu Sli. Ảnh: Công Hải.
Bà Dương Thúy Loan, 65 tuổi, người có kinh nghiệm hơn 40 năm trong nghề làm Khẩu Sli, xóm Nà Giàng, xã Ngọc Đào chia sẻ: Nguyên liệu chính để làm bánh là gạo nếp, lạc, vừng và đường phên, tất cả đều là những nguyên liệu sẵn có của địa phương. Trước đây, chỉ vào dịp Rằm tháng Bảy hay Tết Nguyên đán người dân Nà Giàng mới làm khoảng chục phong bánh để đặt lên bàn thờ tổ tiên.
Ngày nay, do nhu cầu của khách hàng trong và ngoài tỉnh, thứ bánh này đã được nhiều hộ gia đình trong xóm sản xuất thường xuyên để bán tại khắp các chợ trong tỉnh và cho khách du lịch để quảng bá thương hiệu Khẩu Sli đi khắp nơi.
Cắt bánh Khẩu Sli thành từng miếng. Ảnh: Công Hải.
Để làm ra một chiếc bánh Khẩu Sli trải qua khá nhiều công đoạn như: Đồ xôi nếp, giã, trộn đường phên, rải lạc… Sau khi chế biến, hai lớp bánh dính chặt lấy nhau, ăn giòn tan, lại có vị ngọt của đường phên, vị thơm của bỏng gạo và vị bùi của lạc khiến cho người ăn một miếng mà vấn vương mãi cái hương vị lạ lẫm đó.
Theo chị Hoàng Thị Điệp, chủ cơ sở Khẩu Sli Ngọc Hải, xóm Nà Giàng: Tôi đã có khoảng 20 năm kinh nghiệm làm bánh. Khoảng 2 tháng cuối năm, mỗi ngày gia đình tôi sản xuất 300 - 500 phong bánh, những ngày sát Tết Nguyên đán sản xuất khoảng 1.000 bánh/ngày. Giá bán loại từng phong bánh từ 20.000 - 25.000 đồng/phong, loại đóng hộp giá 35.000 đồng/hộp.
Nhiều gia đình ở xóm Nà Giàng, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng gìn giữ và phát triển nghề làm bánh Khẩu Sli. Ảnh: Công Hải.
Ông Phương Văn Hồng, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng cho biết: Cả xã có khoảng 30 hộ làm nghề sản xuất Khẩu Sli truyền thống. Trung bình mỗi hộ cho thu nhập từ vài chục triệu đồng, có hộ làm nhiều quanh năm thu nhập hơn 100 triệu đồng. Nhờ Khẩu sli, nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống.
Với người dân Cao Bằng, Khẩu Sli từ bao đời nay đã thật sự trở thành một loại bánh truyền thống để làm quà, mời khách khi đến nhà. Ngày Tết truyền thống, cùng với bánh chưng, bánh khảo thì không thể thiếu vài phong bánh Khẩu Sli trên bàn thời tổ tiên.
Bánh Khẩu Sli ngày nay đã trở thành đặc sản của Cao Bằng, du khách thập phương đến Cao Bằng khi về không quên chọn mua vài phong Khẩu Sli đem làm quà cho gia đình, bạn bè cùng thưởng thức.
BẠC LIÊU Đa dạng sản phẩm muối, gia vị muối và các sản phẩm OCOP đặc trưng vùng miền trong cả nước được trưng bày, giới thiệu tại Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025.
Đó là các gian hàng trưng bày sản phẩm muối, gia vị và sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của hơn 40 đơn vị đến từ hơn 20 tỉnh/thành trên cả nước.
Chính phủ vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực'.
Sóc Trăng Anh Ngô Tuấn Thanh, một người trẻ đầy nhiệt huyết, đã biến cà na Sóc Trăng từ món ăn vặt bình dân thành sản phẩm chất lượng cao, trở thành đặc sản có giá trị.
Đồng Tháp Ngày vía Thần Tài, các phẩm vật được người dân mua về cúng như cá lóc nướng, thịt heo quay, vịt quay, bánh bao, vàng, hoa, trái cây.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn cho rằng, sản phẩm mắm Lê Gia từ góc nhỏ của làng quê đã vươn ra thế giới. Đây là điều rất tự hào và đáng trân trọng.
Vào mỗi dịp xuân về, bên cạnh những lễ hội, những làn điệu hát then, hát lượn... thì đồng bào Tày, Nùng, không thể thiếu những phong bánh khảo, bánh cốm truyền thống.
Lào Cai Xã Tả Thàng, huyện Mường Khương bảng lảng trong sương mù. Nơi đây, những cây chè cổ thụ vươn mình kiêu hãnh giữa giá lạnh, lưu giữ hồn đất và sức sống giữa đại ngàn.
Dịp tết Nguyên đán, các sản phẩm đặc trưng vùng miền thu hút thực khách. Đó cũng là lúc những lao động địa phương có điều kiện tăng thu nhập.
Vào dịp Tết Nguyên đán, đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở Quảng Trị vẫn giữ được phong tục gói bánh beng. Đây là tập tục từ ngàn xưa để lại.