Thứ năm, 12/12/2024 | 21:43 GMT +7
Nhiều loại bún, bánh phở, hủ tiếu của Ba Khánh làm từ “gạo cứng cơm”. Có lúc thương lái treo bảng “không mua lúa cứng cơm” thì cơ sở Ba Khánh vẫn mua gạo cứng cơm làm bún, bao phủ thị trường từ các tỉnh ĐBSCL tới TP.HCM.
4 đời gắn bó với nghề bún truyền thống, “ra riêng” năm 1994 tại TP Vĩnh Long (gần cầu Mỹ Thuận), 5 năm nay cơ sở Ba Khánh được biết đến như nhà sản xuất kiên trì tìm kiếm và thành công trong cách gia tăng giá trị cho gạo cứng cơm.
Bà Lưu Kim Phụng và ông Trương Nhựt Khánh - chủ nhân lò bún Ba Khánh - đều nói rằng: “Khó khăn lâu nay là các lò bún âm thầm đưa đủ loại bún trôi nổi ra ngoài thị trường. Thậm chí nhiều bạn hàng nói làm bún lâu năm mà màu cứ đục lừ, sao không bỏ thuốc vô cho trắng? Bà Kim Phụng kể lại: “Có lần người ta báo bao bì bún Ba Khánh nhưng ruột của lò bún khác… Thử hỏi, liệu có sống được không nếu cứ nắng bề nào che bề đó?".
Năm 2013, nhiều lò bún “chết đứng” vì bún trôi nổi không thể minh bạch nguồn gốc, chất lượng. Nhiều người có định kiến hễ làm bún là nước thải hôi thối chịu không nổi. Người thì nói bún xài hóa chất công nghiệp tinopal (chất tạo sáng quang học dùng trong sản xuất giấy hay bột giặt)… Cơ sở Ba Khánh cũng “vạ lây”, chỉ sản xuất cầm chừng. Cho tới khi Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Vĩnh Long lấy mẫu kiểm định, kiểm tra quy trình và đính chính thì lò bún mới “tai qua, nạn khỏi”.
Ông Nhựt Khánh giỏi nghề cơ khí nên tìm cách nghiên cứu, liên tục cải tiến máy móc, áp dụng công nghệ, quy trình hiện đại vào trong sản xuất vừa nâng cao năng suất vừa đa dạng hóa sản phẩm. Bà Kim Phụng tinh tế trong việc giữ gìn quy trình vệ sinh, sạch sẽ, đã làm cho bún - phở tươi an toàn, giữ hương vị thơm ngon theo công thức riêng.
Khác biệt bắt đầu khi dây chuyền sản xuất tự động chạy tốt, năng suất tăng, chi phí giảm; quy trình kiểm tra chất lượng từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra được quản lý chặt chẽ. Nhà xưởng trên 4.000m2, sử dụng 45 lao động, mỗi ngày cơ sở Ba Khánh cung cấp ra thị trường khoảng 10 tấn thành phẩm với 7 dòng sản phẩm (bún tươi, bún bò Huế, bánh phở tươi, bánh canh gạo, hủ tíu, bánh ướt, bánh hỏi) cung ứng cho các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống lớn khu vực ĐBSCL và TP.HCM.
Hiện nay, cơ sở tiếp tục đầu tư nhà xưởng, chuyển đổi công nghệ sản xuất, thay đổi bao bì… Đặc biệt, quy trình sản xuất “bún hấp” hạn chế dùng nước, tránh mối nguy nhiễm vi sinh. Năm 2017, cơ sở đã nâng cấp thành công hệ thống xử lý nước thải, áp dụng mô hình trồng cây thủy sinh trên đá, thanh lọc nước trong, sạch, quay trở về với thiên nhiên. Lần đầu tiên, Ba Khánh chính thức đạt chứng nhận ISO 22000:2005 - tiêu chuẩn quốc tế về Vệ sinh An toàn thực phẩm. Chưa tới một năm, Ba Khánh tiếp tục đạt chứng nhận quốc tế ISO 22000:2018.
Cuối năm 2021, Cơ sở sản xuất Ba Khánh đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao - Chuẩn hội nhập. Bà Lưu Kim Phụng nói: “Niềm vui này quá lớn. Gần 3 tháng để hoàn thiện hồ sơ đáp ứng bộ tiêu chí Hàng Việt Nam chất lượng cao - Chuẩn hội nhập không uổng công vì công việc thuận lợi hơn rất nhiều”.
“Đạt chứng nhận rồi, không chỉ doanh số tăng ổn định mà còn có tới 5 cái lợi mà Ba Khánh từng mong muốn: 1/ Sự tự tin hơn về chất lượng; 2/ Không sợ sự cố môi trường; 3/ Sản phẩm an toàn; 4/ Quy trình sản xuất minh bạch; 5/ Thực hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng”, bà Kim Phụng giải thích.
Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất "GSP xanh hơn"
EU chú trọng hơn vào chiến lược môi trường và mục tiêu trung hòa khí thải các bon vào năm 2050. Các nước đang phát triển nếu muốn tiếp cận chính sách ưu đãi vào thị trường EU phải đáp ứng các tiêu chuẩn mới về môi trường và quản trị, các cam kết bổ sung về nhân quyền và quyền lao động. Lần sửa đổi này của "Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập" (GSP) sẽ được áp dụng vào năm 2024.
Là công cụ của chính sách phát triển và thương mại của EU, GSP được áp dụng từ năm 1971, bằng cách loại bỏ hoặc giảm thuế quan giúp các nước thu nhập thấp tiếp cận thị trường EU.
Thúc đẩy hợp tác nông sản Việt Nam - Mỹ
Ngày 25/4, tại TP.HCM đã diễn ra lễ kỷ niệm 17 năm hợp tác giữa Chi hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (thuộc Hiệp hội Du lịch TP.HCM - HTA) và Hiệp hội Nông sản Mỹ, tạo cơ hội trải nghiệm và tiếp cận nguồn thực phẩm an toàn và phong phú đến từ Mỹ. Tại Đồng Tháp, diễn đàn kết nối sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP của ĐBSCL nhằm mở ra không gian kết nối cho các doanh nghiệp, HTX để đưa những sản phẩm đặc trưng của địa phương vươn xa hơn.
Hội chợ thủy sản toàn cầu ở Tây Ban Nha
28 doanh nghiệp thủy sản, trong đó có 9 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lên đường tham dự Hội chợ Thủy sản toàn cầu (Seafood Expo Global) 2022 tại Barcelona, Tây Ban Nha. Sự kiện diễn ra từ ngày 26 - 28/4. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp cá tra gặp gỡ trực tiếp khách hàng từ các nước trên thế giới và EU sau thời gian gián đoạn hoạt động thương mại thủy sản.
Start-up tại Estonia chế biến thịt chay từ cây gai dầu (hemp)
Công ty Naturist (Estonia) tận dụng cây gai dầu (hemp) để cho ra đời dòng sản phẩm thịt chay Crump với thành phần 80% gai dầu - 20% đậu, vừa giàu protein, vừa có tính bền vững cao. Đây là kết quả hợp tác giữa công ty Naturist và một cơ sở nghiên cứu đã dành gần 20 năm để nghiên cứu và phát triển sản phẩm này.
Phước Hòa - Nam Nguyên (Nguồn BSAS)
ĐẮK NÔNG Từ nhiều năm nay, vườn tiêu của ông Hùng luôn đạt chuẩn hữu cơ do Tổ chức Control Union Hà Lan tại Việt Nam thẩm định, được thu mua giá cao hơn thị trường 25%.
HÀ TĨNH Những ngày này, làng nghề sản xuất mật mía ở xã Thọ Điền (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đang ngày đêm đỏ lửa nấu mật phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Làm sao để đồ xôi thơm ngon, dẻo, hạt xôi căng bóng như ngoài hàng? Bạn nhất định phải 'bỏ túi' một số bí quyết dưới đây!
YÊN BÁI Để quả ớt tiêu đáp ứng được yêu cầu rất khắt khe khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, bà con phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình canh tác theo hướng hữu cơ.