Thứ bảy, 23/11/2024 | 17:20 GMT +7
Năm 2012, cà dừa được trồng thí điểm ở Thượng Lộc với quy mô 2ha, chỉ sau 3 tháng, cà dừa đã cho thu hoạch. Qua quá trình trồng thí điểm, cây cà sai quả, chất lượng tốt nên những mùa vụ sau nhiều người dân đã mở rộng diện tích trồng, từ đó ở Thượng Lộc đã hình thành vùng chuyên canh trồng cà. Thời điểm này, cà đang bước vào vụ thu hoạch, giá bán tại ruộng từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, cao hơn so với mọi năm. Cà thu hoạch đến đâu được thương lái thu mua đến đó nên bà con nông dân rất phấn khởi.
Bà Lương Thị Hải (thôn Sơn Phú, xã Thượng Lộc) cho biết, gia đình bà trồng cà đã hàng chục năm nay. So với trồng lúa, cà dừa cho thu nhập ổn định và cao hơn gấp nhiều lần. Năm nay nhờ chuyển đổi chăm sóc theo hướng hữu cơ cùng với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng phù hợp nên chất lượng cà được đánh giá tốt, giá bán cao, ổn định.... Để cà phát triển tốt và giảm công tưới nước, gia đình bà Hải đã áp dụng phương pháp tấp tủ nilom giúp đất tơi xốp, chống cỏ và giữ ẩm cho đất.
Bà Nguyễn Thị Loan, một hộ dân trồng cà cho biết: Do ảnh hưởng của đợt rét kéo dài trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn nên vụ này cà dừa ra hoa muộn, thu hoạch muộn hơn so với những năm trước, nhưng bù lại giá cả đầu mùa khá cao, đầu ra ổn định nên ngay sau Tết bà con đã có nguồn thu đáng kể.
“Chúng tôi trồng cà dừa từ nhiều năm nay. Cà dừa Thượng Lộc đã tạo được thương hiệu, trở thành nghề truyền thống của nhiều hộ dân. Cà được trồng từ khoảng tháng 10 âm lịch và cho thu hoạch nhiều lần đến hết tháng 3 âm lịch năm sau. Hiện cà có giá 15.000 - 20.000 đồng/kg, đầu mùa giá 25.000 đồng/kg, có hộ cho thu nhập hàng chục triệu đồng/mùa... Phấn khởi nhất là cà sản xuất ra bao nhiêu đều được thương lái đến thu mua hết bấy nhiêu, thậm chí có người vào tận bờ ruộng để thu mua nhưng nhiều lúc cũng không đủ cà để bán”, bà Trần Thị Lộc (thôn Sơn Phú, xã Thượng Lộc) chia sẻ.
Chị Phan Thị Tâm (trú tại thôn Sơn Phú, xã Thượng Lộc) đang tập trung tưới nước và bón phân cho hơn 1 sào cà dừa của gia đình cho biết, gia đình chị vừa thu hoạch được hơn 5 tạ cà dừa. Với giá bán ổn định, thương lái đến mua tại chỗ nên bà con không lo lắng về đầu ra mà cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm từng ngày. "Thời điểm này gia đình tôi đang tiếp tục chăm sóc để cà cho quả lứa tiếp theo", chị Tâm nói.
Ông Nguyễn Thế Tương, thương lái ở thôn Sơn Phú cho biết: Ngoài 1 sào cà của gia đình, ông cũng kết hợp thu mua thêm của bà con để bán ở các chợ trong và ngoài huyện. Mỗi ngày, ông Tương thu mua khoảng 3 tạ cà, đem đi bán ở các địa phương lân cận như Lộc Hà, TP Hà Tĩnh... Giống cà dừa ở Thượng Lộc dễ bán, giá cũng cao hơn bởi màu sắc đẹp, lành tính, không nồng mùi như những giống cà khác. Ngoài ra, cà được trồng dựa trên mô hình hướng đến nền nông nghiệp sạch, sản xuất hữu cơ nên được khách hàng tin tưởng.
Từ hàng chục năm nay, cà dừa đã “bén duyên” ở vùng đất Thượng Lộc và phát triển trở thành cây trồng truyền thống, chủ lực của địa phương. Trải qua quá trình sản xuất, giống cây này rất phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng địa phương nên mang lại hiệu quả, chất lượng đảm bảo, giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định. Cùng với đó, người dân đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc theo hướng an toàn, không sử dụng các loại thuốc BVTV hóa học, thuốc trừ cỏ, thay vào đó sử dụng các loại thuốc sinh học, đồng thời áp dụng các biện pháp như tấp tủ nilon, rơm rạ, đảm bảo cà phát triển tốt, đảm bảo an toàn.
Toàn xã Thượng Lộc hiện có gần 500 hộ dân trồng cà dừa, với diện tích 25ha, vùng sản xuất tập trung quy mô lớn ở các thôn: Sơn Phú, Sơn Bình, Vĩnh Xuân, Đồng Thanh, Vĩnh Xá…. Vào lúc cao điểm, giá cà bán lẻ dao động từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, bình quân 20.000 đồng/kg bán tại ruộng. Vụ cà dừa năm nay bà con nông dân được mùa, được giá, đầu ra sản phẩm rất ổn định và cho thu nhập cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa. Bình quân mỗi ha cà dừa cho thu nhập khoảng 200 - 220 triệu đồng, mỗi vụ cây trồng này mang về cho nông dân Thượng Lộc từ 4 - 5 tỷ đồng.
"Để sản xuất cà dừa theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân, UBND xã Thượng Lộc đã đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương tưới tiêu, hỗ trợ nguồn vốn, tổ chức tập huấn cho người dân về kỹ thuật trồng và chăm sóc. Bên cạnh đó, chúng tôi đang xây dựng thương hiệu cà dừa Thượng Lộc, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP và OCOP giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm ổn định với giá cao hơn", ông Nguyễn Hải - Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc cho biết.
Đồng Nai vừa công bố kế hoạch tổ chức Lễ hội 'Hương Bưởi Tân Triều'. Đây là lễ hội về bưởi lần đầu tiên của tỉnh Đồng Nai nhân dịp chào mừng năm mới.
ĐỒNG THÁP Cây ấu trước đây chỉ được trồng vào mùa nước nổi nhưng nay đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập ổn định quanh năm cho người dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
KIÊN GIANG Tôm khô của Hợp tác xã Hiểu Phát được làm từ tôm thẻ thiên nhiên, nuôi theo mô hình xen canh tôm - lúa hoặc các vùng chuyên tôm nuôi quảng canh cải tiến.
Tại lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần II, Ban tổ chức sẽ đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng được chọn tại những vườn đẹp nhất.
HÀ NỘI Sáng 15/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2024.
Trà Vinh Bảo tàng Dừa sáp Trà Vinh có tổng nguồn vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng, góp phần tôn vinh cây dừa sáp nguyên bản được trồng tại vùng đất Cầu Kè.
Mong muốn duy trì và phát huy đặc sản nem Lai Vung, anh Huỳnh Ngọc Hậu (xã Tân Thành, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) đã rời phố, về quê khởi nghiệp từ loại nem này.
QUẢNG NAM Việc thành lập Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My nhằm nâng tầm thương hiệu và bảo hộ sản phẩm cho 2 loài cây dược liệu có giá trị của tỉnh Quảng Nam.
Từ một loại nông sản bình dị, nhờ sự sáng tạo bền bỉ, ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến, đã giúp tăng giá trị cho củ khoai mì Việt Nam.