Chủ nhật, 13/04/2025 | 18:35 GMT +7
Năm nay, bước vào mùa mưa, vùng gò đồi ở Phú Yên nấm mối mọc chậm, thế nhưng số lượng rất nhiều. Có người kiếm được rổ nấm, thúng nấm, nhưng cũng có người nhổ nấm rừng trúng cả... bao tải.
Nấm mối là một loại nấm được xem là “vua” của các loài nấm. Ảnh: MHN.
Nấm mối là một loại nấm được trời ban cho nên được xem là “vua” của các loài nấm. Nấm mối mọc vào mùa mưa, những chỗ nấm mọc thường có tổ mối ở dưới. Đợt nấm mối xuất hiện mới đây tại 3 huyện miền núi Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh. Tại chợ thị trấn Hai Riêng (huyện Sông Hinh), thị trấn Củng Sơn (huyện Sơn Hòa) và chợ thị trấn La Hai (huyện Đồng Xuân) hàng chục người bày bán gian hàng nấm mối.
Bà Trần Thị Đào ở Thị trấn Hai Riêng cho hay: Nấm mối một năm xuất hiện một lần nên ai đi chợ cũng ghé mua, nấm búp 250.000 đồng/kg, nấm nở 130.000 đồng/kg, người nào kẹt tiền cũng ráng mua được nửa ký về cả nhà ăn một bữa.
Nấm mối một năm mọc một lần vào mùa mưa, những chỗ nấm mọc thường có tổ mối ở dưới. Ảnh: MHN.
Bà Sô Thị Lang ở Thị trấn Hai Riêng bán nấm mối phân trần: "Mấy năm trước, tôi đi tìm nấm mối chỉ nhổ được rổ hoặc đựng trong nón về đủ gia đình ăn. Năm nay nấm mối xuất hiện nhiều nên tôi nhổ được cả thúng trên 6kg, trong đó 2/3 là nấm nở, bán bỏ túi gần 1 triệu đồng. Đó là có lúc gặp người quen bán rẻ. Ở chỗ tôi, cả làng đi nhổ nấm mối, có người trúng bán được 2 - 3 triệu đồng".
Tại một góc chợ Thị trấn Củng Sơn (huyện Sơn Hòa), nấm mối bày bán trải dài. Bà Sô Thị Linh, ngồi bán nấm mối ở đây chia sẻ: Mấy năm trước chỗ này vài người bán nấm mối, riêng năm nay người bán nhiều gấp đôi. Có người bán gùi nấm mối, cân nặng 10kg. So với các năm trước thì năm nay nấm mối nhiều, đi tìm nhổ về, lớp ăn lớp bán, người gùi nấm, người bưng rổ nấm đem bán.
Nấm mối một năm xuất hiện một lần nên ai đi chợ cũng ghé mua, nấm búp 250.000 đồng/kg. Ảnh: MHN.
Ông Trần Văn Chung, rảo “chợ” nấm mối ở đây cho hay: Năm nay facebook “trúng” nấm mối, nhổ nấm được ai cũng thi nhau đăng, facebook tràn ngập nấm mối. Nấm mối ở Sơn Hòa “ăn” vô tận Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM. Nấm mối quý hiếm, thường các gia đình ở đây đi nhổ hoặc mua về nấu chín để trong ngăn đá tủ lạnh rồi bảo quản gởi đi xa. Nấm mối chế biến cách này để dành ăn tháng này qua tháng khác.
Ông Phan Văn Phước, ở xã Xuân Phước (huyện Đồng Xuân) chia sẻ “bí quyết” tìm nấm mối: Nấm mối mọc núp trong bờ bụi, khi có nấm xuất hiện, một gia đình có 2, 3 người tìm nấm. Nấm mối mọc thình lình, lúc vừa đội đất lên thì tai nấm búp màu đen nằm sát mặt đất có lá ủ đen che lấp nên khó thấy, vì vậy có bờ rào “ông đi qua, bà đi lại” nhưng người đi sau nữa lại phát hiện nấm.
Để có nấm, nửa đêm, gà gáy người dân phải đội đèn pin đi tìm. Ảnh: MHN.
Cũng theo ông Phước, cây nấm yếu đuối nhưng khi đội đất gặp chỗ có đá thì lật những hòn đá nhỏ chui lên. Nấm mối mọc lặp lại ở các phang nấm năm trước, vậy nên có người năm nay “đi thăm” phang nấm hồi năm ngoái nhưng do cả làng đi tìm nấm mối nên người khác đến trước đã nhổ mất.
Nấm mối “đội” lá ủ. Có người đi tìm sáng mắt chỉ thấy tai nấm mồ côi (một tai duy nhất) “ngồi” trong bờ rào, chân nấm to bằng cổ tay người lớn, còn tai nấm bằng cái tô.
Ly kỳ chuyện tìm nấm mối, có người nửa đêm, gà gáy rảo khắp vùng gò đồi đi tìm nhổ nấm, mờ sáng về thì thấy người trong xóm lại nhổ nấm mọc ngay ở hàng rào trước cửa ngõ nhà mình. Có người nhổ nấm mối ăn ngập mày ngập mặt, có người đi nát gò, nát đồi không có tai nấm biết ơn. Mờ sáng về đến nhà, vợ nói lời chọc ghẹo, thôi qua chợ “nhổ” cho rồi.
Năm nay do nắng hạn kéo dài nên nấm mối “nín” lại, đến nửa tháng 10 âm lịch vừa qua mới mọc rộ. Ảnh: MHN.
Những ngày qua, vùng gò đồi huyện Đồng Xuân có mưa dầm, trời se lạnh nên nấm mối mọc rộ. Mùa nấm mối nơi đây mọc từ đầu tháng 10 đến tháng 12 âm lịch, mỗi mùa nấm mối mọc 4 - 5 đợt trong các bờ, bụi rậm.
Năm nay, do nắng hạn kéo dài nên nấm mối “nín” lại, đến nửa tháng 10 âm lịch vừa qua mọc rộ. Nhổ nấm người nào trúng thì được rổ, đựng một thúng, năm nay có người nhổ nấm rừng chở cả bao tải.
Nấm mối xuất hiện nhiều nên nhiều người ở huyện Đồng Xuân tìm nấm mối. Phụ nữ thấy nấm mối mọc nhiều “ham như ham nấm”, thức cả đêm tìm nhổ nấm. Bà Nguyễn Thị Hương, năm nào cũng nhổ nấm mối ở huyện Đồng Xuân cho hay: "Nấm mối ăn ngon, bổ, khi nấu chỉ nêm muối, thêm lá e trắng, không thêm gia vị khác. Nấm mối tự nó ngọt trong nồi. Tôi từng đi nhổ và ăn biết bao mùa nấm mối nhưng một khi phang nấm mối mọc khó có nấm độc nào mọc xen vào".
Mong muốn đưa nông sản quê hương vượt ra khỏi bản làng, nhiều phụ nữ Cơ Tu đã khởi nghiệp thành công nhờ tận dụng các nền tảng số.
Vùng chè Tân Cương sẽ gắn với không gian văn hóa trà cộng đồng, phát triển du lịch, dịch vụ, lấy chè làm trung tâm, làm động lực cho sự phát triển.
BẠC LIÊU Đa dạng sản phẩm muối, gia vị muối và các sản phẩm OCOP đặc trưng vùng miền trong cả nước được trưng bày, giới thiệu tại Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025.
Đó là các gian hàng trưng bày sản phẩm muối, gia vị và sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của hơn 40 đơn vị đến từ hơn 20 tỉnh/thành trên cả nước.
Chính phủ vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực'.
Sóc Trăng Anh Ngô Tuấn Thanh, một người trẻ đầy nhiệt huyết, đã biến cà na Sóc Trăng từ món ăn vặt bình dân thành sản phẩm chất lượng cao, trở thành đặc sản có giá trị.
Đồng Tháp Ngày vía Thần Tài, các phẩm vật được người dân mua về cúng như cá lóc nướng, thịt heo quay, vịt quay, bánh bao, vàng, hoa, trái cây.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn cho rằng, sản phẩm mắm Lê Gia từ góc nhỏ của làng quê đã vươn ra thế giới. Đây là điều rất tự hào và đáng trân trọng.