Thứ năm, 29/05/2025 | 14:35 GMT +7

  • Click để copy
Chủ nhật- 18:20, 28/06/2020

Thừa Thiên - Huế: Nhiều sản phẩm OCOP được phân hạng 3 - 4 sao

Trong số 9 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2020 ở Thừa Thiên - Huế, nhiều sản phẩm đạt 4 sao.

Theo đó, đợt 1 năm 2020, ở Thừa Thiên - Huế có 4/9 huyện, thành phố có sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP với 9 bộ hồ sơ và sản phẩm tham gia dự thi thuộc các nhóm và phân nhóm sản phẩm gồm: Ngành thực phẩm có 6 sản phẩm; ngành đồ uống 1 sản phẩm; ngành vải, may mặc 1 sản phẩm; ngành thủ công mỹ nghệ, trang trí 1 sản phẩm.

Nhiều sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP với tiêu chí 3 - 4 sao. Ảnh: T.T.

Nhiều sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP với tiêu chí 3 - 4 sao. Ảnh: T.T.

Các sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm theo Bộ tiêu chí quy định tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, hồ sơ sản phẩm và mẫu sản phẩm.

Theo ông Phạm Văn Tần, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế, hầu hết sản phẩm có bao bì nhãn mác rõ ràng, đảm bảo theo quy định ghi nhãn hàng hóa, có mã số mã vạch truy xuất nguồn gốc... Một số bao bì nhãn mác bắt mắt, thiết kế hiện đại như: Sản phẩm Khăn choàng Nhâm, Trà rau má Quảng Thọ… Tuy nhiên, vẫn còn một số sản phẩm còn lỗi như nhãn chưa được sắc nét, thông tin ghi nhãn chưa phù hợp.

Theo đó, Tổ giúp việc cho Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP đợt 1, năm 2020 ở Thừa Thiên - Huế, cụ thể: Có 3 sản phẩm đạt mức điểm 4 sao gồm: Bộ sản phẩm đèn trang trí, rổ, rá của HTX mây tre đan Bao La (huyện Quảng Điền), Trà rau má Quảng Thọ của HTX Nông nghiệp Quảng Thọ II (Quảng Điền); Khăn choàng Nhâm của HTX thổ cẩm xã Nhâm (A Lưới) và 6 sản phẩm đạt mức điểm 3 sao.

TIẾN THÀNH

Chắp cánh thương hiệu 'gạo rươi Đức Thọ'

Chắp cánh thương hiệu 'gạo rươi Đức Thọ'

HÀ TĨNH Từ định hướng phát triển thuận tự nhiên, sản phẩm gạo rươi Đức Thọ nhiều thời điểm sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Tài nguyên từ rơm rạ

Tài nguyên từ rơm rạ

Rơm rạ không còn là phụ phẩm bỏ đi mà đang trở thành nguồn tài nguyên xanh giúp nông dân ĐBSCL giảm phát thải và phát triển nông nghiệp tuần hoàn, bền vững.

Lão nông biến mo cau, tàu dừa thành phân hữu cơ

Lão nông biến mo cau, tàu dừa thành phân hữu cơ

KIÊN GIANG Đam mê nghề nông, ông Thái bỏ ra cả trăm triệu đồng làm nhà xưởng ủ phân hữu cơ từ mo cau, tàu dừa và phụ phẩm khác để phục vụ trồng trọt.

Trang trại rau, dược liệu hữu cơ dưới núi Langbiang

Trang trại rau, dược liệu hữu cơ dưới núi Langbiang

LÂM ĐỒNG Không chỉ sản xuất nông sản hữu cơ, Hiếu Linh Farm còn chế biến sâu, xây dựng thương hiệu OCOP để nâng cao giá trị sản phẩm.

Hiện thực ước mơ xây dựng vùng chè sạch, hữu cơ

Hiện thực ước mơ xây dựng vùng chè sạch, hữu cơ

THÁI NGUYÊN Chị Bùi Thị Mai đang từng bước hiện thực ước mơ xây dựng vùng chè hữu cơ ở Hoàng Nông, tạo ra sản phẩm trà chất lượng cao, đáp ứng thị trường khó tính.

Ngọt ngào mật mía Miền Xanh

Ngọt ngào mật mía Miền Xanh

QUẢNG NGÃI Hành trình khôi phục nghề nấu mật mía của chị Nguyễn Thị Thu Thủy không chỉ gìn giữ hương vị quê nhà mà còn là nỗ lực phát triển kinh tế nông thôn bền vững.

Xem Thêm