Thứ sáu, 11/04/2025 | 03:50 GMT +7
Những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp của đoàn viên, thanh niên huyện Tam Nông (Đồng Tháp) phát triển mạnh mẽ. Nhiều cách làm hay, sáng tạo đã được các bạn trẻ thực hiện đạt hiệu quả cao.
Chị Hồ Thị Thúy An và chồng với dòng sản phẩm mắm cá chốt Sáu Thưa. Ảnh: Trọng Trung.
Phát huy nghề làm mắm gia truyền hơn 30 năm, chị Hồ Thị Thúy An và chồng là anh Châu Tùng Sèn ở xã An Long, huyện Tam Nông đã khởi nghiệp thành công với sản phẩm mắm cá chốt Sáu Thưa. Năm 2017, chị An, anh Sèn chỉ sản xuất vài chục keo mắm cá chốt thành phẩm. Khi sản phẩm mắm cá chốt Sáu Thưa được người tiêu dùng tín nhiệm mua nhiều, chị An và anh Sèn đầu tư thêm vốn mở rộng cơ sở sản xuất, trang bị thêm thiết bị hiện đại, khép kín, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và đăng ký độc quyền thương hiệu mắm cá chốt Sáu Thưa, được UBND tỉnh Đồng Tháp chứng nhận đạt OCOP 3 sao nên sản phẩm làm ra không đủ bán.
Bên cạnh mắm cá chốt, cơ sở còn sản xuất các loại tôm khô, cá khô, chả cá, nước mắm… Chị Hồ Thị Thúy An vui vẻ chia sẻ: “Cơ sở mắm cá chốt Sáu Thưa sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, lại ngon, rẻ, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Vì vậy mọi người rất tin tưởng và ủng hộ sản phẩm của cơ sở. Bình quân sản phẩm bán tại cơ sở từ 60 - 70 kg/tháng".
Còn Trần Văn Triển đã nhận thấy được huyện Tam Nông là vùng có nguồn tài nguyên bản địa rất dồi dào về nông nghiệp và có nhiều dược tính nên anh quyết định thành lập Công ty TNHH Green Balance tại nhà mình ở xã Phú Thọ. Công ty chuyên sản xuất các loại mật ong hương tràm nguyên chất, gừng ngâm mật ong, nhàu ngâm mật ong, nhàu phơi khô, trà nhàu túi lọc...
Anh Trần Văn Triển với các sản phẩm từ mật ong hương tràm nguyên chất. Ảnh: Trọng Trung.
Từng dòng sản phẩm được Công ty chế biến và sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền và là đặc sản địa phương, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng nên được người tiêu dùng ưa chuộng, mua nhiều. Bình quân mỗi tháng, Công ty bán các sản phẩm có doanh thu hơn 15 triệu đồng, lợi nhuận từ 10 - 20%.
Dự án “xanh hóa mô hình kinh doanh dựa trên lợi thế tài nguyên bản địa - Green balance store” của anh Triển đã vào vòng bán kết cuộc thi khởi nghiệp lần thứ 8 năm 2022 do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp kết hợp vớ Quỹ hỗ trợ Phát triển thanh niên tổ chức. Anh Triển cũng vừa đạt giải nhất tại Hội thi ý tưởng, dự án khởi nghiệp huyện Tam Nông năm 2022 và giải khuyến khích tại Hội thi ý tưởng thiết kế tour du lịch dựa trên lợi thế bản địa bằng liên kết chuỗi dự án khởi nghiệp do Huyện đoàn Tam Nông tổ chức hồi cuối tháng 9/2022.
Anh Trần Văn Triển bày tỏ: “Thời gian tới, Công ty dự kiến sẽ ra mắt thêm một số dòng sản phẩm về trà như trà đậu đen xanh lòng, trà gừng, trà tim sen có túi lọc… Đồng thời, mở cửa hàng cửa hàng offline ở các thành phố lớn để chào đón thị trường với đa dạng kênh tiêu thụ".
Năm 2022, huyện Tam Nông đã hỗ trợ cho 91 đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, sáng tạo. Qua đó, có nhiều sản phẩm chất lượng được nâng cao, nhiều mô hình hay, ý tưởng tốt thể hiện sự sáng tạo, thay đổi bao bì, mẫu mã sản phẩm thu hút người tiêu dùng. Toàn Huyện hiện có 20 sản phẩm được UBND tỉnh Đồng Tháp cấp giấy chứng nhận đạt OCOP xếp hạng từ 3 đến 4 sao. Huyện đang có 14 sản phẩm mới đề nghị UBND tỉnh công nhận OCOP…
Mong muốn đưa nông sản quê hương vượt ra khỏi bản làng, nhiều phụ nữ Cơ Tu đã khởi nghiệp thành công nhờ tận dụng các nền tảng số.
Vùng chè Tân Cương sẽ gắn với không gian văn hóa trà cộng đồng, phát triển du lịch, dịch vụ, lấy chè làm trung tâm, làm động lực cho sự phát triển.
BẠC LIÊU Đa dạng sản phẩm muối, gia vị muối và các sản phẩm OCOP đặc trưng vùng miền trong cả nước được trưng bày, giới thiệu tại Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025.
Đó là các gian hàng trưng bày sản phẩm muối, gia vị và sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của hơn 40 đơn vị đến từ hơn 20 tỉnh/thành trên cả nước.
Chính phủ vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực'.
Sóc Trăng Anh Ngô Tuấn Thanh, một người trẻ đầy nhiệt huyết, đã biến cà na Sóc Trăng từ món ăn vặt bình dân thành sản phẩm chất lượng cao, trở thành đặc sản có giá trị.
Đồng Tháp Ngày vía Thần Tài, các phẩm vật được người dân mua về cúng như cá lóc nướng, thịt heo quay, vịt quay, bánh bao, vàng, hoa, trái cây.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn cho rằng, sản phẩm mắm Lê Gia từ góc nhỏ của làng quê đã vươn ra thế giới. Đây là điều rất tự hào và đáng trân trọng.
Vào mỗi dịp xuân về, bên cạnh những lễ hội, những làn điệu hát then, hát lượn... thì đồng bào Tày, Nùng, không thể thiếu những phong bánh khảo, bánh cốm truyền thống.
Lào Cai Xã Tả Thàng, huyện Mường Khương bảng lảng trong sương mù. Nơi đây, những cây chè cổ thụ vươn mình kiêu hãnh giữa giá lạnh, lưu giữ hồn đất và sức sống giữa đại ngàn.