Thứ bảy, 20/04/2024 | 14:43 GMT +7

  • Click để copy
Thứ hai- 10:38, 18/01/2021

Tăng tiêu thụ cà phê nội địa để giảm áp lực xuất khẩu

Xuất khẩu cà phê năm 2021 dự báo tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Đẩy mạnh tiêu thụ nội địa là giải pháp quan trọng để giảm áp lực xuất khẩu.
Cà phê sẽ được đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trường nội địa. Ảnh: TL.

Cà phê sẽ được đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trường nội địa. Ảnh: TL.

Sản lượng cà phê giảm, xuất khẩu vẫn khó

Theo ông Nguyễn Nam Hải, Phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê Việt Nam (VICOFA), tính đến cuối tháng 12, nông dân các tỉnh Tây Nguyên đã thu hoạch khoảng 70% sản lượng cà phê niên vụ 2020/2021. Dự báo trong cả vụ, sản lượng cà phê thu hoạch được sẽ giảm từ 10-15% so với vụ 2019/2020. Nguyên nhân là do trong mấy năm qua, giá cà phê thường ở mức thấp nên nhiều hộ trồng cà phê giảm đầu tư, chăm sóc, khiến cho năng suất giảm. Bên cạnh đó, nhiều diện tích nhiều diện tích cà phê đã được chuyển sang trồng cây ăn quả. Nhiều diện tích do trồng xen quá mức cho phép các loại cây như mắc ca, bơ, tiêu … đã khiến cho số lượng cây cà phê cũ giảm tới 20-30%. Không những trong năm nay, nhiều khả năng sản lượng cà phê sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới.

Sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2020/2021 được dự báo cũng sẽ giảm. VICOFA cho biết, đến thời điểm này, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) chưa đưa ra còn số dự kiến về niên vụ cà phê 2020/2021 của toàn thế giới. Nhưng Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã giảm dự báo nguồn cung cà phê toàn cầu niên vụ 2020/2021 (từ 10/2020 đến tháng 9/2021) xuống còn 165,4 triệu bao.

Năm 2020, do nhiều nguyên nhân, xuất khẩu cà phê giảm cả về lượng và giá trị. Theo Tổng cục Hải quan, lượng cà phê đã xuất khẩu trong cả năm 2020 là 1,565 triệu tấn (giảm 5,6% so với năm 2019), đạt giá trị 2,741 tỷ USD (giảm 4,2%).

Theo nhận định của một số chuyên gia ngành hàng cà phê, xuất khẩu cà phê năm nay sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Khó khăn đã xuất hiện ngay từ cuối năm 2020, mà nổi cộm nhất là tình trạng thiếu container để xuất khẩu. Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex, cho biết, container cho xuất khẩu cà phê hiện vẫn đang rất căng thẳng, giá cước nhiều khả năng sẽ còn tăng trong thời gian tới. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu cà phê.

Việc gia tăng mạnh về diện tích, sản lượng cà phê ở Brazil, nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, cũng gây khó khăn không nhỏ cho xuất khẩu cà phê Việt Nam. USDA dự báo sản lượng cà phê Brazil niên vụ 2020/2021 (từ tháng 7/2020 đến tháng 6/2021) sẽ tăng tới 14,5% lên mức kỷ lục 67,9 triệu bao. Còn Cơ quan Thống lê và Cung cấp thực phẩm của Chính phủ Brazil (CONAB) lại dự báo sản lượng cà phê nước này sẽ đạt khoảng 63,08 triệu bao, tăng 2,4% so với dự báo trước đó của cơ quan này. Cũng theo CONAB, trong năm 2020, diện tích cà phê cho thu hoạch ở Brazil là 1,88 triệu ha, tăng 3,9% so với năm 2019.

Trái với lo ngại về mức tiêu thụ cà phê toàn cầu sẽ giảm do giãn cách xã hội, các hãng chế biến cà phê hòa tan như Nestlé (Thụy Sỹ), Folgers và Dunkin (Mỹ), đều cho biết, doanh số bán cà phê hòa tan trong năm 2020 tăng rất tốt. Nhu cầu tiêu thụ cà phê hòa tan tại nhà tăng đột biết do giãn cách xã hội, Rabobank dự báo nhu cầu tiêu thụ cà phê tại nhà vẫn tiếp tục tăng sau cuộc khủng hoảng Covid-19.

(Nguồn: VICOFA)

Đẩy mạnh tiêu thụ cà phê trên thị trường nội địa

Trước tình hình đó, ngoài các giải pháp như thực hiện có hiệu quả các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA … trong xuất khẩu cà phê, tăng cường xuất khẩu cà phê rang xay và hòa tan, thì việc đẩy mạnh tiêu thụ nội địa cũng sẽ được VICOFA đặc biệt quan tâm nhằm giảm bớt áp lực xuất khẩu cà phê.

Theo VICOFA, trong thời gian qua, lượng cà phê tiêu thụ trên thị trường nội địa đang tăng và hiện đã chiếm trên 10% sản lượng cà phê cả nước. Tiêu thụ nội địa tăng lên nhờ trên thị trường trong nước có sự xuất hiện của rất nhiều thương hiệu Việt và chuỗi cung ứng quốc tế đến từ các công ty trong ngành.

Trong năm 2021, VICOFA sẽ tiếp tục triển khai chương trình “Đẩy mạnh tiêu dùng cà phê nội địa của Việt Nam” do ICO cấp kinh phí từ Quỹ Đặc biệt nhằm tăng tỷ lệ tiêu dùng cà phê nội địa của Việt Nam, nhất là cà phê rang xay và hòa tan. Với các hoạt động của VICOFA và sự phát triển của các chuỗi cửa hàng cà phê trong nước, phấn đấu đến 2023 nâng mức tiêu thụ cà phê ở thị trường nội địa lên 3 kg/người năm, so với mức 1,68 kg/người năm 2009.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh: 30 năm qua, ngành cà phê đã có bước phát triển vượt bậc. Ảnh: Thanh Sơn.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh: 30 năm qua, ngành cà phê đã có bước phát triển vượt bậc. Ảnh: Thanh Sơn.

Lễ Kỷ niệm 30 năm gia nhập Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) và Ngày Cà phê Việt Nam lần thứ 4 vừa được Bộ NN-PTNT, Bộ Công Thương, UBND TP HCM và Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, tổ chức ngày 15/1 tại TP HCM.

Phát biểu tại buổi lễ nói trên, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, trong 30 năm qua, ngành cà phê Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc. Năm 1990, sản lượng cà phê nước ta chỉ chiếm 1,5% sản lượng cà phê thế giới. Đến nay Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ 2 trên thế giới về sản lượng cà phê. Năm 2020, sản lượng cà phê của Việt Nam ước đạt 1,74 triệu tấn, năng suất 2,73 tấn/ha, gấp trên 3 lần mức năng suất bình quân của cà phê thế giới. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, xuất khẩu cà phê năm 2020 vẫn đạt gần 3 tỷ USD.

Trong 30 năm qua, Việt Nam đã thể hiện được vai trò, trách nhiệm khi là thành viên chính thức của ICO và chứng minh với thế giới rằng nông dân Việt Nam rất cần cù, sáng tạo để đưa năng suất cà phê Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới.

Thanh Sơn

Doanh nghiệp 'bắt chặt tay' cùng nông dân sản xuất quế hữu cơ

Doanh nghiệp 'bắt chặt tay' cùng nông dân sản xuất quế hữu cơ

YÊN BÁI Doanh nghiệp và nông dân đã hợp tác chặt chẽ xây dựng vùng trồng quế hữu cơ, đầu tư nhà máy với công nghệ cao để chế biến sâu các sản phẩm quế xuất khẩu

Nông nghiệp công nghệ cao Ninh Thuận: [Bài 4] Nhiều mô hình ứng dụng hiệu quả

Nông nghiệp công nghệ cao Ninh Thuận: [Bài 4] Nhiều mô hình ứng dụng hiệu quả

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Ninh Thuận trong những năm qua có khá nhiều mô hình được triển khai và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nông nghiệp công nghệ cao Ninh Thuận: [Bài 3] Tìm cách sớm thoát thực trạng mô hình

Nông nghiệp công nghệ cao Ninh Thuận: [Bài 3] Tìm cách sớm thoát thực trạng mô hình

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2021 - 2030 của Ninh Thuận giai đoạn đầu đã có những thành tựu đáng ghi nhận, tuy nhiên, chặng đường phía trước vẫn còn đầy khó khăn.

Cho lúa 'ăn' trứng gà, sữa tươi

Cho lúa 'ăn' trứng gà, sữa tươi

HÀ TĨNH Việc sử dụng hỗn hợp từ trứng gà, sữa tươi phun cho cây lúa nhằm cung cấp dưỡng chất, giúp hạt chắc mẩy, hạn chế mầm bệnh gây hại, cho chất lượng gạo thơm ngon.

Xem Thêm