Thứ ba, 25/03/2025 | 20:21 GMT +7
Phát triển thương hiệu nông sản là một trong những giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững. Ảnh: VD.
Thương hiệu nông sản được người tiêu dùng đón nhận là một trong những điều kiện để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
Theo kế hoạch đến năm 2025, Thanh Hóa phấn đấu có ít nhất 4 sản phẩm lúa gạo, 13 sản phẩm rau, quả, 1 sản phẩm mía đường, 1 sản phẩm ngô, 2 sản phẩm thịt lợn, 1 sản phẩm thịt bò, 1 sản phẩm tôm và 3 sản phẩm chế biến từ hải sản khai thác xa bờ và ngao nuôi được chứng nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh từ 3 - 4 sao; 1 sản phẩm được công nhận về chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể.
Để thực hiện lộ trình xây dựng, phát triển thương hiệu nông sản, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa đề xuất các nhiệm vụ duy trì, phát triển, quảng bá sản phẩm đã có thương hiệu. Trên cơ sở điều tra, khảo sát về tình hình sản xuất, thị trường tiêu thụ của các sản phẩm, ngành nông nghiệp Thanh Hóa có những đánh giá về thuận lợi và khó khăn của từng sản phẩm.
Nhiều dự án khoa học - công nghệ phù hợp cho từng sản phẩm, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới, công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm đã có thương hiệu cũng được triển khai.
Ngoài việc cho ra đời những mặt hàng nông sản chất lượng, Thanh Hóa đặc biệt quan tâm đến việc quản lý, kiểm soát chất lượng nông sản. Các sản phẩm trong chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ được kiểm soát chặt chẽ trước khi đến với người tiêu dùng.
Điểm nổi bật trong công tác xây dựng, quản bá thương hiệu nông sản của Thanh Hóa trong thời gian qua là sự vào cuộc của các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác... Đây là những đầu mối tổ chức sản xuất, thu mua nông sản và duy trì, nâng cao chất lượng, xây dựng nhãn hiệu.
Nhiều nông sản của Thanh Hóa trong thời gian qua đã được quảng bá trên các chuyên trang, website thương hiệu nông sản để người tiêu dùng biết đến và lựa chọn. Hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp được tỉnh Thanh Hóa quan tâm và khuyến khích, tạo điều kiện.
Để tiếp tục phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp, ngành nông nghiệp cùng UBND các huyện, thị xã, thành phố đang tiếp tục khuyến khích các tổ chức, cá nhân đổi mới, nâng cao quy trình sản xuất gắn với xây dựng sản phẩm OCOP.
Việc hoàn thiện sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bao bì, nhãn mác gắn với truy xuất nguồn gốc, thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa được các cấp ngành tại Thanh Hóa coi trọng. Những sản phẩm đã được đánh giá, xếp loại sản phẩm OCOP cấp tỉnh, UBND tỉnh Thanh Hóa khuyến khích các chủ thể tiếp tục đầu tư, đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng, từ đó nâng sao cho sản phẩm để hướng đến xuất khẩu.
Nông dân tại Việt Nam đã có thể tiếp cận giải pháp tưới tiêu tiết kiệm, nhằm tăng lợi nhuận và giảm phát thải thông qua sự hợp tác giữa Agros và Stride.
HÀ NAM Trong bối cảnh thị trường liên tục thay đổi, sản phẩm rau an toàn muốn có chỗ đứng, chủ thể cần tổ chức sản xuất để bán hàng thay vì sản xuất và bán hàng.
HÀ TĨNH Chuỗi liên kết nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn của Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam, Tập đoàn Quế Lâm với các địa phương đang lan toả hết sức mạnh mẽ.
NAM ĐỊNH Trước yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường về chất lượng sản phẩm, việc chuyển hướng sản xuất rau an toàn, hữu cơ là chìa khóa để nông dân đứng vững.
Vì Thị Thu Hà tự hào là người tiên phong đưa trái dưa Pepino trở thành sản phẩm hàng hóa trên cao nguyên Mộc Châu.
BẠC LIÊU Không gian trưng bày, giới thiệu muối, gia vị và sản phẩm OCOP tại Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 thu hút đông đảo khách tham quan.
BẠC LIÊU Đa dạng sản phẩm muối, gia vị muối và các sản phẩm OCOP đặc trưng vùng miền trong cả nước được trưng bày, giới thiệu tại Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025.
ĐBSCL Festival nghề muối Việt Nam, lời cam kết của Chính phủ giúp hạt muối không chỉ là sản phẩm mưu sinh mà còn mang giá trị kinh tế cao, niềm tự hào của người Việt.