Thứ hai, 25/11/2024 | 12:12 GMT +7
Độc đáo thương hiệu “bò một nắng”
Nhắc đến Krông Pa, người ta nghĩ ngay đến sản phẩm bò một nắng. Từ sản phẩm bò tươi nổi tiếng, người dân huyện Krông Pa đã làm nên thương hiệu bò một nắng nức tiếng cả nước. Sau mỗi chuyến công tác hay du lịch ở Gia Lai, ngoài một số mặt hàng đặc trưng, người ta vẫn không quên mua vài cân bò một nắng mang về làm quà.
Krông Pa từng được nhắc đến với cái tên “Chảo lửa Krông Pa", bởi thời tiết nơi đây vô cùng nắng nóng. Theo khảo sát của các chuyên gia, số giờ nắng trong năm ở Krông Pa đạt khoảng 1.700 giờ/năm, là địa phương có số giờ nắng/năm cao nhất tỉnh Gia Lai.
Bò nhiều, nắng nhiều nên từ lâu, người dân nơi đây đã nghĩ ra cách làm bò một nắng. Ban đầu, chỉ đơn giản là để giành ăn dần, sau đó đã trở thành đặc sản với quý ông để nhắm cùng bia, với quý bà để thỏa mãn nhu cầu… ăn vặt!
Cơ sở sản xuất bò một nắng và các sản phẩm từ thịt bò mang tên Tuấn Hậu (có địa chỉ ở 122, đường Hùng Vương, Thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa) là một trong những địa chỉ nổi tiếng làm nên thương hiệu “Bò một nắng Krông Pa”.
Chị Đinh Thị Hậu, chủ cơ sở cho biết: Bò một nắng Krông Pa được làm từ phần thịt đùi - phần thịt ngon nhất của con bò. Sau khi tẩm ướp gia vị, người ta đem phơi dưới cái nắng như đổ lửa của Krông Pa. Phơi một ngày, gọi là “một nắng” là được. Khi ăn, lấy miếng bò nướng trên bếp than hồng, đến khi vừa ngửi được mùi thơm là ăn được. Nướng kỹ quá miếng thịt bò sẽ dai, khó ăn, đặc biệt sẽ bị mất vị ngọt của thịt bò.
“Bò một nắng Krông Pa chấm với muối kiến vàng, nhìn người ta ăn thì… nhỏ dãi, ăn vào một lần thì nghiện! Khi bán cho khách một cân bò một nắng, người ta kèm thêm một hộp nhỏ bằng nắm tay trẻ em đựng muối kiến vàng là vậy”, Chị Hậu cho biết.
Sẽ đưa cây thuốc lá xì - gà về trồng
Với sự đầu tư đúng hướng của các doanh nghiệp, cây thuốc lá đang là một trong những thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của huyện Krông Pa. Ông Đinh Xuân Duyên, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Krông Pa cho biết: Năng suất và chất lượng thuốc lá sợi vàng của huyện Krông Pa đang dẫn đầu cả nước.
Năng suất bình quân đạt khoảng 2,8 - 3 tấn thuốc lá sấy khô/ha, chất lượng nằm ở tốp đầu cả nước. Với giá thu mua hiện tại khoảng 50 - 55 ngàn đồng/kg, 1 ha thuốc lá thu về khoảng 150 triệu đồng, trừ chi phí sản xuất 90 triệu đồng, nông dân còn lãi 60 triệu đồng/ha. Đây được xem là loại cây trồng có đầu ra ổn định, đem lại lợi nhuận cao cho nhà nông.
Nghị quyết của Đảng bộ huyện Krông Pa lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra chỉ tiêu đến 2025 phát triển diện tích cây thuốc lá đạt khoảng 2.300 - 2.500 ha/năm. Áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, công nghệ tưới tiết kiệm tiên tiến, sản xuất theo chuỗi giá trị ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm… Xây dựng và đề xuất công nhận Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm “Thuốc lá Krông Pa - Gia Lai.
Ông Hồ Văn Thảo, Chủ tịch UBND huyện Krông Pa cho biết: Huyện đang tiến hành hoàn chỉnh hồ sơ, tiến tới xây dựng thương hiệu thuốc lá Krông Pa - Gia Lai. Đồng thời làm việc với Nhà máy thuốc lá Thanh Hóa đưa giống thuốc lá xì - gà (Cigar) về trồng ở đồng đất Krông Pa.
Với cây dưa hấu, huyện Krông Pa hiện có diện tích lớn nhất với khoảng 1.000 ha ở vụ đông xuân 2021- 2022, năng suất khoảng 40 tấn/ha, sản lượng đạt 40.000 tấn.
Với đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng của Krông Pa nên dưa hấu nơi đây đạt năng suất rất cao. Tuy quả không to nhưng rất chắc, ruột đỏ và có vị ngọt thanh. Ông Đinh Xuân Duyên, Trưởng phòng NN-PTNT huyện chia sẻ: “Có đến 80% sản phẩm dưa hấu của Việt Nam được xuất sang Trung Quốc. Lý do đơn giản là dân số Trung Quốc đông, người Trung Quốc lại thích màu đỏ như dưa hấu hoặc thanh long ruột đỏ. Mà người Trung Quốc học ăn dưa hấu cũng rất là… lạ…”.
Theo ông Duyên, không như người Việt mình hay dùng dao chẻ quả dưa hấu ra nhiều miếng nhỏ, mỗi người cầm một miếng để ăn, người Trung Quốc thì bổ đôi quả dưa, mỗi người nửa quả, dùng thìa để múc ăn. “Qua trò chuyện với người Trung Quốc, ai cũng khen là dưa hấu Việt Nam rất ngon. Tuy chưa được công nhận là thương hiệu, nhưng đã có thương hiệu trong lòng người tiêu dùng!”, ông Duyên kể.
Cũng theo ông Duyên, do vừa rồi ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên cửa khẩu tạm thời đóng cửa nên dưa hấu hạ giá do không tiêu thụ được. “Làm nông nghiệp năm được năm mất là chuyện thường. Tuy rằng năm nay dưa hấu mất giá, nông dân có phần thua lỗ, nhưng vụ tới họ vẫn tiếp tục làm. Nhà nông, đất có, kinh nghiệm sản xuất có, không sản xuất nông nghiệp thì còn biết làm gì!”, ông Duyên bảo.
Tính đến cuối năm 2021, huyện Krông Pa đã có 10 sản phẩm được đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, chủ lực vẫn là các sản phẩm từ bò như Bò một nắng Tý Vân, Bò một nắng Nguyệt Viên, Bò một nắng Tuấn Hâu, Bò một nắng Đức Mười… Ngoài ra còn có các sản phẩm nông nghiệp khác của huyện được đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP như Thịt heo ba chỉ một nắng Tý Vân, Heo ba rọi một nắng Nguyệt Viên, Hạt điều rang muối Hưng Lê…
Chỉ riêng trong năm 2021, Krông Pa đã có 4 sản phẩm được đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 3 sản phẩm từ bò, một sản phẩm khác là Hạt điều rang muối Hưng Lê.
HÀ TĨNH Sau khi tham gia chương trình OCOP, doanh số bán hàng của các sản phẩm tăng bình quân 40% so với trước khi tham gia chương trình.
Đồng Nai vừa công bố kế hoạch tổ chức Lễ hội 'Hương Bưởi Tân Triều'. Đây là lễ hội về bưởi lần đầu tiên của tỉnh Đồng Nai nhân dịp chào mừng năm mới.
ĐỒNG THÁP Cây ấu trước đây chỉ được trồng vào mùa nước nổi nhưng nay đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập ổn định quanh năm cho người dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
KIÊN GIANG Tôm khô của Hợp tác xã Hiểu Phát được làm từ tôm thẻ thiên nhiên, nuôi theo mô hình xen canh tôm - lúa hoặc các vùng chuyên tôm nuôi quảng canh cải tiến.
Tại lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần II, Ban tổ chức sẽ đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng được chọn tại những vườn đẹp nhất.
HÀ NỘI Sáng 15/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2024.
Trà Vinh Bảo tàng Dừa sáp Trà Vinh có tổng nguồn vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng, góp phần tôn vinh cây dừa sáp nguyên bản được trồng tại vùng đất Cầu Kè.
Mong muốn duy trì và phát huy đặc sản nem Lai Vung, anh Huỳnh Ngọc Hậu (xã Tân Thành, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) đã rời phố, về quê khởi nghiệp từ loại nem này.
QUẢNG NAM Việc thành lập Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My nhằm nâng tầm thương hiệu và bảo hộ sản phẩm cho 2 loài cây dược liệu có giá trị của tỉnh Quảng Nam.