Thứ bảy, 23/11/2024 | 09:17 GMT +7
Thời gian này, lộc nhung hươu ở Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) đã vào mùa thu hoạch. Theo chia sẻ của người dân, nghề nuôi hươu hiện nay không còn cầu kỳ như xưa. Cây cỏ trong vườn đều có thể làm thức ăn cho hươu.
Hươu không kén thức ăn, nhưng thức ăn phải sạch. Trước tiết lập xuân, người nuôi phải cho hươu ăn thúc, thức ăn thúc là cơm, lạc, ngô, khoai, sắn... Khi hươu bắt đầu ra lộc, phải có chế độ chăm sóc đặc biệt. Lúc này hươu không những được ăn ban ngày mà ban đêm cũng ăn những thứ giàu chất béo, giúp lộc nhung lên rất nhanh, chất lượng cũng cao hơn.
Sau một năm được đầu tư chăm sóc, con hươu đực trút khối sừng cứng trên đầu (gọi là đế), để mọc lên một cặp lộc nhung hồng tơ. Khi cặp nhung được khoảng 43 - 45 ngày, người nuôi tổ chức cắt nhung, thu hoạch.
Ngày cắt nhung là ngày vui nhất của gia chủ. Vui vì sau những ngày chăm sóc, giờ là lúc họ được thu về thành quả lao động. Với giá 11 – 12 triệu đồng/1kg lộc nhung, cặp nhung thường có trọng lượng từ 0,5 – 1kg, chủ nhà sẽ thu về 5,5 – 12 triệu đồng/1 con hươu.
Thu hoạch lộc nhung thường bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hàng năm, rộ nhất là vào tháng 2 âm lịch nhưng năm nay, người dân Hương Sơn được “hái lộc” sớm hơn mọi năm, ngay từ dịp trước tết Tân Sửu nên giá cao hơn và đông khách tìm đến mua hơn. Gia đình chị Nguyễn Thị Hiền ở xã Sơn Giang có nuôi 5 con hươu đực, ngay đầu mùa lộc nhung năm nay đã bán được 2 cặp lộc trọng lượng 1,5 kg thu về 18 triệu đồng.
Không chỉ được giá, lộc nhung hươu ở Hương Sơn giờ đây như được chắp thêm cánh để vươn cao, vươn xa hơn nữa. Trên địa bàn huyện Hương Sơn hiện có 4 cơ sở là Chiến Sơn, Hiền Ngọc, Thuận Hà, Hương Luật đã chế biến nhung hươu thành các sản phẩm như rượu nhung hươu, nhung hươu tán bột, nhung hươu thái lát… trở thành sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao (nhung hươu khô tán bột Chiến Sơn) của tỉnh Hà Tĩnh.
Từ đó tiếng tăm của nhung hươu Hương sơn đã vang khắp cả nước, thị trường tiêu thụ mặt hàng này ngày càng mở rộng. Anh Trần Đình Chiến, Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hương Sơn vui mừng cho biết: Từ khi sản phẩm nhung hươu của công ty đạt 3 sao, 4 sao OCOP của tỉnh, có đầy đủ giấy tờ pháp lý, kiểm định rõ ràng, hàng năm công ty phải thu mua hàng tấn lộc nhung của bà con trong huyện mới đủ để chế biến cung cấp cho thị trường trong cả nước.
Theo ông Đỗ Thanh Tình, Phó Giám đốc Trung tâm ứng dựng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Hương Sơn: Hương Sơn nổi tiếng với nghề nuôi hươu lấy lộc từ xa xưa, nhưng trải qua một thời gian khó tiêu thụ nên người dân đã nuôi ít đi.
Vài năm lại đây giá lộc nhung hươu được giá, người dân biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc hươu nên một năm có thể đạt 2 lứa lộc nhung. Vì vậy người dân giờ đây đã nuôi hươu trở lại rất nhiều.
Toàn huyện Hương Sơn có tổng đàn hươu trên 36.600 con, chủ yếu tập trung tại các xã Sơn Giang, Quang Diệm, Sơn Tây, Sơn Trung, Sơn Lâm... Sản lượng nhung hươu của huyện năm nay ước đạt 14,56 tấn.
Đồng Nai vừa công bố kế hoạch tổ chức Lễ hội 'Hương Bưởi Tân Triều'. Đây là lễ hội về bưởi lần đầu tiên của tỉnh Đồng Nai nhân dịp chào mừng năm mới.
ĐỒNG THÁP Cây ấu trước đây chỉ được trồng vào mùa nước nổi nhưng nay đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập ổn định quanh năm cho người dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
KIÊN GIANG Tôm khô của Hợp tác xã Hiểu Phát được làm từ tôm thẻ thiên nhiên, nuôi theo mô hình xen canh tôm - lúa hoặc các vùng chuyên tôm nuôi quảng canh cải tiến.
Tại lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần II, Ban tổ chức sẽ đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng được chọn tại những vườn đẹp nhất.
HÀ NỘI Sáng 15/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2024.
Trà Vinh Bảo tàng Dừa sáp Trà Vinh có tổng nguồn vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng, góp phần tôn vinh cây dừa sáp nguyên bản được trồng tại vùng đất Cầu Kè.
Mong muốn duy trì và phát huy đặc sản nem Lai Vung, anh Huỳnh Ngọc Hậu (xã Tân Thành, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) đã rời phố, về quê khởi nghiệp từ loại nem này.
QUẢNG NAM Việc thành lập Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My nhằm nâng tầm thương hiệu và bảo hộ sản phẩm cho 2 loài cây dược liệu có giá trị của tỉnh Quảng Nam.
Từ một loại nông sản bình dị, nhờ sự sáng tạo bền bỉ, ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến, đã giúp tăng giá trị cho củ khoai mì Việt Nam.