Thứ năm, 25/04/2024 | 17:37 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 08:54, 14/09/2011

Những dòng sông hết sản vật

Mỗi dòng sông thường được thiên nhiên ban tặng cho một sản vật làm của riêng cho mình. Nhưng nay những sản vật nức tiếng đang dần mất đi. Nguyên nhân vì đâu?

Mỗi dòng sông thường được thiên nhiên ban tặng cho một sản vật làm của riêng cho mình. Nhưng nay những sản vật nức tiếng đang dần mất đi. Nguyên nhân vì đâu?

Bạch Hạc hết cá tiến vua

Trong sử sách ngã ba sông Bạch Hạc thuộc TP Việt Trì, Phú Thọ là nơi hợp lưu sông Thao, sông Lô và sông Đà có loài cá anh vũ tiến vua nổi tiếng. Vậy mà giờ đây, hỏi đến hầu hết người ta lắc đầu.

Chỉ còn trong kí ức

Theo sử sách thì vào thời Hùng Vương, một ngư dân bắt được một con cá lạ ở sông Lô, mình vảy xanh óng ánh, bụng vẩy trắng, vây đỏ, miệng giống miệng lợn. Thấy lạ, người này liền đem tiến vua. Khi ăn, nhà vua thấy loại cá này thịt vừa ngọt vừa đậm, có vị thơm khác hẳn những loài cá khác, ăn xong thấy người khoan khoái, đầu óc minh mẫn hẳn lên như vừa ăn một thứ thuốc bổ.

Nhà vua cho đây là một loài cá hiếm nên chỉ dụ dân chúng nếu bắt được cá này phải mang tiến vua. Trong sách Đại Nam nhất thống chí có ghi: “Cá anh vũ còn có tên là giả ngư, sinh sống ở ngã ba sông Bạch Hạc. Hàng năm, cứ đến mùa rét mới có. Vị cá rất ngon và bổ, từ Bạch Hạc trở xuôi thì không có nữa”.

Lần theo những câu chuyện ấy, tôi tìm về TP Việt Trì. Chiều về đứng trên cầu Việt Trì lần mò hỏi những người dân nơi đây về cá anh vũ, trăm người như một chép miệng mà rằng: Chỉ mới nhìn thấy nhưng chưa được ăn bao giờ. Làng chài Đoàn Kết, phường Bạch Hạc nằm ở dải đất cuối cùng của Phú Thọ tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc là địa chỉ duy nhất còn lưu giữ thông tin về cá anh vũ ở xứ này.

Đặt chân đến ngã ba sông đúng lúc ngư dân làng chài Đoàn Kết bắt đầu cuộc hành trình thâu đêm đánh bắt cá. Ngay cả những người dân sông nước cũng ậm ờ khi nhắc đến loài cá tiến vua nức tiếng một thời. Họ chỉ cho tôi gặp một người, đó là cụ già tên Nguyễn Văn Nụ (71 tuổi), người vẫn được xem là “sát thủ” bậc nhất trong kỹ nghệ săn cá anh vũ của làng chài nổi tiếng.

Tôi đến tìm khi cụ Nụ đang dùng đôi chân đạp bai chèo thả bẫy cụp. Trong khóe mắt cụ nỗi buồn ngồn ngộn khi có người lạ hỏi đến loài cá tiến vua. “60 năm bám sông kiếm gạo đã không ít lần bắt được cá anh vũ nhưng lạ thay gần 10 năm nay không còn bắt được nó nữa. Anh vũ ở ngã ba sông Bạch Hạc này chẳng còn nữa rồi”, cụ Nụ buồn rầu.

Giữa dòng sông Bạch Hạc, nước chảy cuộn thành những vũng xoáy như thể muốn nuốt chửng những con thuyền qua đây. Tôi xin cụ Nụ cho theo hầu một chuyến săn đêm. Dân làng Đoàn Kết có nhiều kiểu đánh cá, nhưng với loài anh vũ phải ưu ái riêng kiểu bẫy cụp, một loại bẫy được đan bằng tre, vì sợ chúng bị thương.

Cụ Nụ than rằng, ngày trước, cả làng Đoàn Kết mưu sinh bằng nghề cá, nhưng giờ thì chẳng còn mấy ai mặn mà. Cuộc sống thời mở cửa khiến cho tất cả những gì quý giá đều trở nên khan hiếm. Ngư phủ phải gác lưới chuyển qua nghề khác kiếm sống qua ngày. Hiện cả làng còn 10 hộ sống bằng nghề nhưng đã lâu nay không một ai bắt được loài anh vũ. 

Với chiếc bẫy cụp nhưng gần 10 năm cụ Nụ không bắt được một con anh vũ nào

Người duy nhất còn nghĩ đến loài cá nức tiếng một thời ở xứ này cho thuyền đến bãi Cầu Dầu, nơi xưa nay vẫn được dân chài xem là “mỏ cá” anh vũ trên ngã ba sông Bạch Hạc. Lão ngư này bảo rằng sở dĩ Cầu Dầu nhiều cá anh vũ là vì dưới đáy sông hang đá nhiều vô kể. Rồi cụ đạp chèo cho thuyền về hướng đó, giữa biển nước nhưng cụ dừng thuyền và dùng một cây sào thả xuống nước kéo một bẫy cụp lên trong bẫy trống không.

Không có con cá nào hả cụ? Tôi hỏi. Cụ liền đáp: “Không chú ạ, họa may cả trăm cái bẫy của tôi mỗi ngày may mắn được vài con cá bống trâu, cá ngạnh, cá quất… là cùng. Cả cuộc đời gắn bó với dòng sông nay tuổi đã già con cháu không cho đi đánh cá nhưng “ngứa nghề” tôi không thể bỏ được”.

Trên khúc sông với những chiếc bẫy cụp, cụ không biết mình đã bắt được bao nhiêu anh vũ nhưng giờ khi tuổi đã xế chiều, cụ thèm nhìn thấy nó một lần cuối để thỏa lòng đời ngư phủ rồi gác mái chèo hưởng thụ tuổi già. Cụ tâm sự: “Loài cá anh vũ có đặc điểm là về mùa đông mới xuất hiện, trời càng sương mù rét mướt thì cá ra đi ăn nhiều. Tiếng tăm lừng danh của anh vũ ở Bạch Hạc là thế nhưng mấy mùa đông đi qua rồi dòng sông không cho tôi được con anh vũ nào nữa. Trước đây có những ngày tôi đánh được từ 3 đến 4 con là chuyện thường, có con nặng đến 3kg. Nhưng nay đừng nói gì anh vũ mà các loại cá khác cũng khan hiếm rồi”. 

Mỗi ngày cụ Nụ thả hàng trăm cái bẫy nhưng may mắn chỉ được vài con cá, bởi ngã sông bị ô nhiễm khiến các loại cá cạn kiệt

Gần 10 năm trở lại đây không riêng gì cụ Nụ mà ngư phủ làng chài Đoàn Kết không một ai bắt được anh vũ. “Lần cuối cùng tôi bắt được anh vũ là vào năm 1991 nặng 1kg bán với giá một triệu đồng. Còn bây giờ muốn được một lần bắt nó để thưởng thức hương vị tiến vua khi gần đất xa trời nhưng không còn nữa. Săn mãi không có cũng nản, chắc phải nghỉ nghề thôi”, cụ Nụ nói.

Trả tiền tỷ cũng chịu

Mặt trời tắt bóng sau một ngày bẫy cá, mở trong khoang thuyền ra chỉ có vài con cá bống trâu. Cụ Nụ lên bờ tiến về căn nhà nằm cạnh sông. Pha ấm nước chè, cụ giở cuốn sổ ghi lại một loạt số điện thoại mà ngày thường người ta đến đặt hàng mua cá anh vũ. Đã mấy năm nay, cụ Nụ là địa chỉ mà các nhà nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, các đại gia, chủ nhà hàng… mò mẫm đến tìm. Họ nói nếu cụ đánh được cá thì hãy gọi, giá bao nhiêu cũng mua. “Nghe nói thế sướng cái tai lắm nhưng họ có bỏ tiền tỷ ra tôi cũng chịu thôi”. Vẻ mặt cụ Nụ chuyển sang buồn.

Ngày trước ngư dân làng chài đi làm thì cá để không hết thuyền, người dân nơi đây suốt ngày “làm vua” bởi anh vũ bắt được nhiều đến nỗi thịt ăn liên tục. Nhưng khi nó có giá tiền triệu người ta dùng đủ phương thức đánh bắt để đến nông nỗi như bây giờ. Mấy năm nay chưa đến mùa khô sông đã cạn, có những lúc người lội qua lội về được.  

Ông Nguyễn Hữu Chính cho biết: Mỏ cá anh vũ đã bị nổ mìn phá hết, lấy đâu ra môi trường cho nó sống

Cá anh vũ, tên Latin là Semilabeo notabilis thuộc họ cá chép Cyprinidae; bộ cá chép Cypriniformes, có 2 đôi râu. Môi trên rộng có nhiều u tròn nổi. Rãnh sau môi dưới không có. Mắt vừa phải. Vây lưng không có tia gai cứng. Vảy vừa phải, xếp đều đặn.

Cá có thân màu xám tro, bụng màu vàng nhạt. Vây ngực, vây bụng, vây hậu môn có màu xám pha vàng. Vây lưng, vây đuôi có màu xám. Cá anh vũ hiện được xếp vào Sách đỏ Việt Nam. Cấm khai thác vào mùa cá đẻ từ tháng 10 đến tháng 12.

Mỏ cá anh vũ thuộc khu vực Cầu Dầu có hàng trăm hang đá nhưng khi nước cạn nổi lên thì người ta đánh mìn phá đá để cho tàu bè ra vào. Hang không còn nữa lấy đâu chỗ cho anh vũ dung thân? Ngã ba sông bây giờ tàu thuyền chạy ầm ầm, xà lan hút cát ngày đêm hoạt động làm cho anh vũ hết môi trường sinh sống.

Cụ Nụ nói tiếp: “Từ ngày phát sinh ra máy kích điện thì không chỉ anh vũ mà nhiều loại cá khác bị cạn kiệt. Người dân trong làng, rồi từ các nơi khác kéo về ngày đêm dí điện thành ra cá cứ thế mà hết dần. Bởi thế cá cạn kiệt, mỗi ngày cần mẫn đánh bắt nhưng tôi không lo nổi bữa cơm cho gia đình. Hiện mọi người ở đây đành phải bỏ nghề lên bờ kiếm kế sinh nhai”.

Trên dòng sông Bạch Hạc, thuyền bè ngày đêm chạy ầm ầm, rồi dầu thải trôi lênh láng như vậy, người xuống đó cũng chết nói gì đến cá. Môi trường cộng với việc đánh bắt như vậy thì anh vũ không tuyệt chủng mới lạ.

Nhưng đó chưa phải là nguyên nhân duy nhất, đứng bên ngã ba sông, cụ Nụ hỏi tôi, chú là người đi nhiều hiểu biết rộng nhưng ở đây thường xuyên xảy ra hiện tượng cá chết nổi đầy sông. Mới chỉ mấy năm mà bao nhiều nhà máy, xí nghiệp được xây dựng lên có những lúc xả nước thải ra dòng sông đỏ ngầu, cá thi nhau nổi trắng sông đấy.

ĐẮC THÀNH

Sau 5 năm triển khai, tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm OCOP

Sau 5 năm triển khai, tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm OCOP

Bắt đầu thực hiện từ năm 2019, Chương trình OCOP của tỉnh Phú Thọ đã dần lan tỏa, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn.

Khu phố có doanh thu 150 tỉ đồng/năm nhờ làm nem Bùi

Khu phố có doanh thu 150 tỉ đồng/năm nhờ làm nem Bùi

Khu phố Bùi Xá thuộc phường Ninh Xá, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh hiện có khoảng 130 hộ làm nem Bùi mỗi năm tạo ra doanh thu 140-150 tỉ đồng.

Xã có 500 hộ trồng cà dừa, thu nhập gấp 3 - 4 lần trồng lúa

Xã có 500 hộ trồng cà dừa, thu nhập gấp 3 - 4 lần trồng lúa

HÀ TĨNH Xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) có gần 500 hộ trồng cà dừa với diện tích 25ha, thu nhập gấp 3-4 lần so với cấy lúa, bình quân đạt hơn 200 triệu đồng/ha.

Giống lúa nếp cổ truyền bên dòng sông Văn Úc

Giống lúa nếp cổ truyền bên dòng sông Văn Úc

HẢI PHÒNG Có nghiên cứu cho rằng giống lúa nếp cái hoa vàng tại xã Đại Thắng được lưu truyền từ thời nhà Lý, qua nhiều thế kỷ người dân vẫn giữ được giống lúa đặc sản.

Chứng nhân thế kỷ giữ hồn chè Shan tuyết

Chứng nhân thế kỷ giữ hồn chè Shan tuyết

YÊN BÁI Năm nay đã hơn 100 tuổi, ông Sùng Sấu Cua hiểu từng cây chè Shan tuyết ở Phình Hồ như từng đứa con của mình và quyết gìn giữ chúng cho muôn đời sau.

Giống xoài cát đặc sản trứ danh ‘đất Chín Rồng’

Giống xoài cát đặc sản trứ danh ‘đất Chín Rồng’

Theo các cụ cao niên, xoài cát Hòa Lộc có ở địa phương từ đầu những năm 1930, nó được tìm thấy lần đầu tại xã Hòa Lộc, quận Giáo Đức, tỉnh Định Tường (cũ).

Nức tiếng bò giàng Quế Hậu, mỹ vị nơi đất trời Kỳ Sơn

Nức tiếng bò giàng Quế Hậu, mỹ vị nơi đất trời Kỳ Sơn

Đất Kỳ Sơn khốn khó đủ bề, để xây dựng sản phẩm đặc trưng cực kỳ gian nan. Nói thế để thấy thương hiệu thịt bò giàng Quế Hậu không ngẫu nhiên mà có.

Làng nem chả hoạt động hết công suất phục vụ thị trường Tết

Làng nem chả hoạt động hết công suất phục vụ thị trường Tết

Không rộn ràng như các làng hoa, làng bún bánh, những ngày này làng nem chả Chợ Huyện (huyện Tuy Phước, Bình Định) lặng lẽ sản xuất hết công suất để phục vụ Tết.

Ngắm đã mắt những vườn quýt hồng Lai Vung mùa Tết

Ngắm đã mắt những vườn quýt hồng Lai Vung mùa Tết

ĐỒNG THÁP Những ngày cận Tết, nông dân trồng quýt hồng huyện Lai Vung mở cửa phục vụ khách du lịch đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm, mua đặc sản quýt hồng.

Ngày hội Nông sản Lai Vung thu hút hơn 25 ngàn lượt khách tham quan

Ngày hội Nông sản Lai Vung thu hút hơn 25 ngàn lượt khách tham quan

ĐỒNG THÁP Qua 3 ngày tổ chức, Ngày hội Nông sản huyện Lai Vung 2024 đã thu hút trên 25 ngàn lượt khách đến tham quan và thưởng thức các món ăn đặc sản tại địa phương.

Xem Thêm