Thứ sáu, 20/06/2025 | 03:34 GMT +7
Sự kiện được tổ chức nhằm góp phần quảng bá, giới thiệu với người tiêu dùng về nông sản đặc sản, có thương hiệu của Hưng Yên.
Đây cũng là cơ hội để người tiêu dùng thủ đô được thưởng thức và mua sắm những nông sản đặc sản sạch, chất lượng của Hưng Yên. Tuần lễ sẽ diễn ra đến hết ngày 16/12.
Các đại biểu cắt băng khai mạc Tuần lễ cam và nông sản Hưng Yên tại Hà Nội. Ảnh: HG
Tuần lễ cam và nông sản Hưng Yên tại Hà Nội năm nay gồm 15 gian hàng trưng bày, bán các sản phẩm nông sản tiêu biểu đặc trưng của tỉnh như: cam Hưng Yên, bưởi, ổi, mật ong, long nhãn… có thương hiệu, nhãn hiệu.
Những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện đại, phát huy những giá trị từ các sản phẩm đặc sản truyền thống như: Nhãn lồng, gà Đông Tảo, tương Bần..., gần đây nhất là cam Hưng Yên.
Hiện, toàn tỉnh có hơn 2.000ha trồng cam các loại, trong đó có hơn 1.000ha được trồng theo quy trình VietGAP, tập trung tại các xã: Quảng Châu (thành phố Hưng Yên), Tam Đa (Phù Cừ), Đồng Thanh (Kim Động), Đông Tảo (Khoái Châu) và một số xã của huyện Văn Giang.
Người tiêu dùng thủ đô hào hứng tới mua sắm và thưởng thức. Ảnh: HG
Tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Thơ, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Hưng Yên, cho biết, cùng với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, tỉnh đã đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung - cầu, xúc tiến thương mại nhiều nông sản chất lượng cao của Hưng Yên, thâm nhập các kênh phân phối chính thống, các chợ đầu mối, siêu thị… phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong nước, từng bước tiếp cận các thị trường quốc tế có yêu cầu cao về chất lượng như: Mỹ, Nhật Bản, Australia…
YÊN BÁI Sản phẩm mật ong Mù Cang Chải được nhiều thực khách ưa chuộng bởi chất lượng tốt, mang hương vị thơm ngọt của các loài hoa rừng tự nhiên trên các đỉnh núi cao.
Đà Nẵng định hướng nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP bằng liên kết chuỗi giá trị từ lợi thế của địa phương, xây dựng câu chuyện sản phẩm và áp dụng công nghệ mới.
Vải thiều Bắc Giang đang từng bước khẳng định vị thế nông sản chủ lực, được thị trường trong và ngoài nước tin dùng, mở rộng xuất khẩu tới những thị trường khó tính nhất.
QUẢNG NGÃI Hành trình khôi phục nghề nấu mật mía của chị Nguyễn Thị Thu Thủy không chỉ gìn giữ hương vị quê nhà mà còn là nỗ lực phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
VĨNH LONG 135 món ăn chế biến từ trái thanh trà - trái cây đặc sản của thị xã Bình Minh vừa xác lập kỷ lục Việt Nam.
HẢI DƯƠNG Bắt đầu từ tháng 5, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức chuỗi sự kiện mùa vải thiều năm 2025.
Mong muốn đưa nông sản quê hương vượt ra khỏi bản làng, nhiều phụ nữ Cơ Tu đã khởi nghiệp thành công nhờ tận dụng các nền tảng số.
Vùng chè Tân Cương sẽ gắn với không gian văn hóa trà cộng đồng, phát triển du lịch, dịch vụ, lấy chè làm trung tâm, làm động lực cho sự phát triển.
BẠC LIÊU Đa dạng sản phẩm muối, gia vị muối và các sản phẩm OCOP đặc trưng vùng miền trong cả nước được trưng bày, giới thiệu tại Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025.