Thứ sáu, 22/11/2024 | 11:18 GMT +7
Chương trình nằm trong sự kiện "Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền" do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp tổ chức tại Khu hội chợ triển lãm, giao dịch kinh tế và thương mại, số 489 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Chương trình được triển khai dưới sự tư vấn chiến lược của các đơn vị gồm Công ty CP tư vấn Công nghệ Enviva, Công ty Cổ phần Dakruco và Công ty cổ phần Five F.
Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ hoạt động kết nối tiêu thụ nông sản, đặc sản của các địa phương gắn với mùa vụ từng vùng theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa các hợp tác xã, doanh nghiệp với siêu thị, cửa hàng thực phẩm tại các thành phố lớn trong cả nước.
Ngoài ra, chương trình cũng đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu, tôn vinh sản phẩm nông sản, đặc sản vùng miền, sản phẩm chủ lực của các địa phương, từ đó góp phần tác động tích cực đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, đặc sản theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững, áp dụng công nghệ cao.
"Kết nối nông sản - Trạm sầu yêu thương" kết nối nhà vườn với người tiêu dùng nội địa giúp nhà vườn yên tâm phát triển sản xuất, người dùng được thưởng thức các trái sầu riêng chất lượng với giá thành hợp lý. Điều này giúp thị trường nông sản sầu riêng phát triển bền vững. Đẩy mạnh tiêu thụ nội địa giúp giảm rủi ro do phụ thuộc quá nhiều vào thị trường xuất khẩu, đặc biệt trong bối cảnh biến động kinh tế toàn cầu.
Các doanh nghiệp tham gia chương trình đã ứng dụng công nghệ nghiên cứu và xây dựng hệ sinh thái sản phẩm chế biến từ sâu riêng chia thành 4 loại sản phẩm chính: trái sầu riêng tươi, đồ ăn nhẹ, món tráng miệng và đồ uống.
Từ chiến lược này, chương trình đã chính thức tham gia vào thị trường chế biến các sản phẩm từ sầu riêng có thị phần trong các danh mục khách món tráng miệng, đồ ăn nhẹ và đồ uống có giá trị hơn 275 tỷ USD hằng năm chỉ riêng ở châu Á.
Với vai trò tư vấn của chương trình, Five F có hệ thống kho lạnh và xưởng chế biến cấp chứng nhận hệ thống quản lý ATTP - ISO22000: 2018 Quá trình sơ chế, bảo quản, tách múi/chế biến/đóng gói sầu riêng được thực hiện trong điều kiện bảo quản trong điều kiện ATVSTP, kho mát để quả sầu không bị chín ép làm giảm chất lượng.
Một số dòng sản phẩm cao cấp được cấp đông bằng công nghệ lạnh nhanh IQF - làm cho sầu riêng cấp đông giữ nguyên được chất lượng giống như ăn tươi.
Quy trình giám sát và tư vấn quản lý chất lượng sản phẩm của sầu riêng bao gồm nhiều bước từ trồng trọt, thu hoạch, bảo quản đến tiêu thụ.
Việc Five F áp dụng những chiến lược này sẽ giúp cải thiện chất lượng và hiệu quả sản xuất sầu riêng, đáp ứng nhu cầu thị trường và gia tăng giá trị sản phẩm Sầu riêng đòi hỏi một chiến lược toàn diện bao gồm nhiều yếu tố từ sản xuất, tiếp thị, phân phối đến dịch vụ khách hàng.
Trong khi đó, để đáp ứng nhu cầu thị trường và góp phần vào chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng tươi có giá trị kinh tế cao và chất lượng tốt, Dakruco đã triển khai thực hiện Dự án nông nghiêp theo hướng ứng dụng công nghệ cao tại Chi nhánh Nông trường Cư Bao với quy mô 157ha, chuyên canh trồng cây ăn quả các loại theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP như: Sầu riêng, chuối, dứa...
Sản phẩm nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao này của Dakruco đã có mặt trên thị trường Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc... và được khách hàng đánh giá cao.
Nhận thấy rõ được tiềm năng thị trường, những lợi thế vốn có về đất đai, kinh nghiệm, đối tác, thị trường... đồng thời để hướng đến nông nghiệp xanh, sạch, bền vững, kết hợp nông nghiệp và du lịch.
Dakruco đang xúc tiến các thủ tục để tiếp tục triển khai đầu tư Dự án Nông nghiệp theo hướng ứng dụng Công nghệ cao tại CưMgar với quy mô khoảng 500ha, với mục tiêu hình thành trang trại chuyên canh sầu riêng lớn nhất của cả nước và khu vực.
Dựa trên thế mạnh của mình, Dakruco đã tham gia với vai trò cố vấn chiến lược chương trình và cũng là đơn vị cung cấp sản phẩm nhằm giúp chương trình ổn định về số lượng và chất lượng sản phẩm.
ĐỒNG THÁP Cây ấu trước đây chỉ được trồng vào mùa nước nổi nhưng nay đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập ổn định quanh năm cho người dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
KIÊN GIANG Tôm khô của Hợp tác xã Hiểu Phát được làm từ tôm thẻ thiên nhiên, nuôi theo mô hình xen canh tôm - lúa hoặc các vùng chuyên tôm nuôi quảng canh cải tiến.
Tại lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần II, Ban tổ chức sẽ đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng được chọn tại những vườn đẹp nhất.
HÀ NỘI Sáng 15/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2024.
Trà Vinh Bảo tàng Dừa sáp Trà Vinh có tổng nguồn vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng, góp phần tôn vinh cây dừa sáp nguyên bản được trồng tại vùng đất Cầu Kè.
Mong muốn duy trì và phát huy đặc sản nem Lai Vung, anh Huỳnh Ngọc Hậu (xã Tân Thành, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) đã rời phố, về quê khởi nghiệp từ loại nem này.
QUẢNG NAM Việc thành lập Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My nhằm nâng tầm thương hiệu và bảo hộ sản phẩm cho 2 loài cây dược liệu có giá trị của tỉnh Quảng Nam.
Từ một loại nông sản bình dị, nhờ sự sáng tạo bền bỉ, ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến, đã giúp tăng giá trị cho củ khoai mì Việt Nam.