Thứ sáu, 19/04/2024 | 15:00 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 19:14, 11/02/2021

Giá chè tăng cao, người làm chè Thái ấm lòng đón tết

Bù lại những khó khăn trong sản xuất do thời tiết bất thuận song giá chè Tết Nguyên đán Tân Sửu tăng cao đã mang lại niềm vui cho người làm chè xứ Thái.

Dự báo trước

Ông Hoàng Văn Dũng (Hội chè Thái Nguyên) cho biết, giá chè tăng vào dịp Tết Nguyên đán là điều đã được biết trước từ nhiều năm nay. Trước hết, đó là việc tăng giá bình thường vào dịp cuối năm.

Nhìn từ góc độ sản xuất thì 3 tháng mùa đông là thời kỳ cây chè sinh trưởng, phát triển hạn chế nên sản lượng thấp hơn các vụ thu hoạch khác. Chính vì vậy, giá chè tất yếu sẽ được nâng lên.

Người làm chè phấn khởi vì giá chè dịp Tết tăng cao. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Người làm chè phấn khởi vì giá chè dịp Tết tăng cao. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Thời điểm đầu tháng 11 âm lịch, giá chè Thái Nguyên chỉ tăng nhẹ từ 10 đến 20 nghìn đồng/kg, phổ biến ở mức 250.000 - 400.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đến đầu tháng 12 âm lịch, giá chè tăng nhanh với mức tăng cao hơn từ 40.000 - 60.000 đồng/kg.

Thời điểm từ 15 đến 25 tháng 12 âm lịch, giá chè tăng mạnh. Những sản phẩm chè cao cấp như chè tôm nõn và chè đinh có giá dao động từ 750 nghìn đồng đến 3 triệu đồng/kg. Một số cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, đã thông báo bán hết hàng.

Người làm chè phấn khởi

Anh Nguyễn Văn Thái (xóm Phú Nam 3, xã Phú Đô, huyện Phú Lương) cho biết, để có đủ nguồn hàng phục vụ nhu cầu của khách hàng dịp Tết Nguyên đán, ngay từ tháng 10/2020, bên cạnh việc tập trung thu hoạch diện tích chè của gia đình, anh còn thu mua thêm chè búp tươi của bà con trong xóm. Tuy nhiên, đến giữa tháng 12 âm lịch, anh đã tiêu thụ hết toàn bộ khối lượng chè búp khô của gia đình với trên 1,2 tấn.

Ông Đồng Văn Lợi (xóm Gốc Gạo, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương) cho biết, năm nay, chè vừa được giá, vừa tiêu thụ tốt nên chúng tôi rất phấn khởi. Chè sao đến đâu là có thương lái đến thu mua hết đến đó. Từ đầu tháng đến 20 tháng Chạp, gia đình anh đã bán được 6 tạ chè búp khô, lợi nhuận khoảng 45 triệu đồng.

Trồng chè sạch tại Phú Lương Thái Nguyên. Ảnh Đồng Văn Thưởng.

Trồng chè sạch tại Phú Lương Thái Nguyên. Ảnh Đồng Văn Thưởng.

Ông Tô Văn Khiêm (Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã chè an toàn Khe Cốc, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương) cho biết, năm nay, Hợp tác xã chủ yếu bán sản phẩm chè có đóng gói bao bì để phục vụ cho khách hàng sử dụng làm quà tặng, quà biếu dịp tết. Riêng nửa đầu tháng Chạp, HTX đã bán được khoảng 2 tấn chè búp khô có đóng bao bì với giá từ 500.000 đến hơn 1,2 triệu đồng/kg.

Bà Nguyễn Thị Hiền (Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần chè Hà Thái) cho biết, nỗ lực, kiên trì theo đuổi dòng sản phẩm chè làm quà tặng, quà biếu nhiều năm đã tạo cho Công ty hướng đi riêng biệt và được khẳng định cả trong nước cũng như quốc tế.

Với những hợp đồng cung ứng bền vững thì việc giá chè thị trường tăng cao cũng không mang lại cho doanh nghiệp nguồn lực đáng kể nhưng lại mang lại niềm vui, kỳ vọng rất lớn. Ở chỗ, người tiêu dùng đã và sẽ chấp nhận đầu tư để có được những sản phẩm với chất lượng ưng ý.

Bà Nguyễn Thị Ngà (Chủ tịch Hội chè Thái Nguyên) cho biết, ngoài nỗ lực chuyển đổi cơ cấu giống, phương thức sản xuất, người làm chè Thái Nguyên đã nhận thức được tầm quan trọng, vai trò của việc nâng cao giá trị gia tăng, xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu.

Sản xuất bột trà xanh tại HTX chè Khe Cốc. Ảnh: Đồng Văn Thưởng

Sản xuất bột trà xanh tại HTX chè Khe Cốc. Ảnh: Đồng Văn Thưởng

Ở hầu khắp các vùng chè xứ Thái hiện nay, người làm chè đều đã tạo ra cho riêng mình những sản phẩm chè đặc biệt với giá trị rất cao. Đơn cử như chè đinh có giá từ 1 - 5 triệu đồng/kg. Một số loại chè có công năng đặc biệt như chè tím với các nghiên cứu khẳng định ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư; matcha (Bột trà xanh), thức uống có lợi cho sức khỏe...

Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả sản xuất thì người làm chè cần tiếp tục thâm canh để có được năng suất cao vào vụ chè đông. Đồng thời, đầu tư để có được cơ sở bảo quản, tích trữ, qua đó, nâng cao thu nhập vào mỗi vụ chè tết.

Đồng Văn Thưởng

Sau 5 năm triển khai, tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm OCOP

Sau 5 năm triển khai, tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm OCOP

Bắt đầu thực hiện từ năm 2019, Chương trình OCOP của tỉnh Phú Thọ đã dần lan tỏa, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn.

Khu phố có doanh thu 150 tỉ đồng/năm nhờ làm nem Bùi

Khu phố có doanh thu 150 tỉ đồng/năm nhờ làm nem Bùi

Khu phố Bùi Xá thuộc phường Ninh Xá, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh hiện có khoảng 130 hộ làm nem Bùi mỗi năm tạo ra doanh thu 140-150 tỉ đồng.

Xã có 500 hộ trồng cà dừa, thu nhập gấp 3 - 4 lần trồng lúa

Xã có 500 hộ trồng cà dừa, thu nhập gấp 3 - 4 lần trồng lúa

HÀ TĨNH Xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) có gần 500 hộ trồng cà dừa với diện tích 25ha, thu nhập gấp 3-4 lần so với cấy lúa, bình quân đạt hơn 200 triệu đồng/ha.

Giống lúa nếp cổ truyền bên dòng sông Văn Úc

Giống lúa nếp cổ truyền bên dòng sông Văn Úc

HẢI PHÒNG Có nghiên cứu cho rằng giống lúa nếp cái hoa vàng tại xã Đại Thắng được lưu truyền từ thời nhà Lý, qua nhiều thế kỷ người dân vẫn giữ được giống lúa đặc sản.

Chứng nhân thế kỷ giữ hồn chè Shan tuyết

Chứng nhân thế kỷ giữ hồn chè Shan tuyết

YÊN BÁI Năm nay đã hơn 100 tuổi, ông Sùng Sấu Cua hiểu từng cây chè Shan tuyết ở Phình Hồ như từng đứa con của mình và quyết gìn giữ chúng cho muôn đời sau.

Giống xoài cát đặc sản trứ danh ‘đất Chín Rồng’

Giống xoài cát đặc sản trứ danh ‘đất Chín Rồng’

Theo các cụ cao niên, xoài cát Hòa Lộc có ở địa phương từ đầu những năm 1930, nó được tìm thấy lần đầu tại xã Hòa Lộc, quận Giáo Đức, tỉnh Định Tường (cũ).

Nức tiếng bò giàng Quế Hậu, mỹ vị nơi đất trời Kỳ Sơn

Nức tiếng bò giàng Quế Hậu, mỹ vị nơi đất trời Kỳ Sơn

Đất Kỳ Sơn khốn khó đủ bề, để xây dựng sản phẩm đặc trưng cực kỳ gian nan. Nói thế để thấy thương hiệu thịt bò giàng Quế Hậu không ngẫu nhiên mà có.

Làng nem chả hoạt động hết công suất phục vụ thị trường Tết

Làng nem chả hoạt động hết công suất phục vụ thị trường Tết

Không rộn ràng như các làng hoa, làng bún bánh, những ngày này làng nem chả Chợ Huyện (huyện Tuy Phước, Bình Định) lặng lẽ sản xuất hết công suất để phục vụ Tết.

Ngắm đã mắt những vườn quýt hồng Lai Vung mùa Tết

Ngắm đã mắt những vườn quýt hồng Lai Vung mùa Tết

ĐỒNG THÁP Những ngày cận Tết, nông dân trồng quýt hồng huyện Lai Vung mở cửa phục vụ khách du lịch đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm, mua đặc sản quýt hồng.

Ngày hội Nông sản Lai Vung thu hút hơn 25 ngàn lượt khách tham quan

Ngày hội Nông sản Lai Vung thu hút hơn 25 ngàn lượt khách tham quan

ĐỒNG THÁP Qua 3 ngày tổ chức, Ngày hội Nông sản huyện Lai Vung 2024 đã thu hút trên 25 ngàn lượt khách đến tham quan và thưởng thức các món ăn đặc sản tại địa phương.

Xem Thêm