Thứ sáu, 26/04/2024 | 15:06 GMT +7

  • Click để copy
Thứ ba- 10:15, 15/11/2022

Gắn thương hiệu hương trầm xứ Huế với khai thác du lịch

THỪA THIÊN - HUẾ Nét đặc trưng của hương trầm xứ Huế thể hiện rõ ở mùi hương dịu nhẹ, thanh khiết của trầm, đốt cháy đều và không độc hại cho sức khỏe người sử dụng.

Nhằm duy trì và phát triển làng nghề truyền thống hương trầm Thủy Xuân, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức hội nghị nghiệm thu “Tạo lập, bảo hộ và quảng bá nhãn hiệu tập thể “Hương trầm Huế” cho sản phẩm hương trầm Thủy Xuân, Thành phố Huế” do Phòng Kinh tế Thành phố Huế chủ trì thực hiện và được Quỹ Phát triển KH-CN tỉnh Thừa Thiên – Huế hỗ trợ.

Theo ông Nguyễn Thanh Trị, Phó trưởng Phòng Kinh tế Thành phố Huế, Chủ nhiệm dự án, nghề làm hương trầm ở làng Thủy Xuân có từ thời nhà Nguyễn và đã trở thành một nét đẹp văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô Huế, được lưu truyền và phát triển tốt cho đến nay.

PN2C

Nghề làm hương trầm Thủy Xuân thuộc Thành phố Huế đã có từ hàng trăm năm nay. Ảnh: CĐ.

Nét đặc trưng của Hương trầm xứ Huế thể hiện rõ ở mùi hương dịu nhẹ, thanh khiết của trầm, đốt cháy đều và không độc hại cho sức khỏe người sử dụng. Chính những nét đặc trưng này đã giúp cho làng nghề hương trầm Thủy Xuân tồn tại, duy trì phát triển tốt và nổi tiếng khắp cả nước, và đã bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường thế giới.

Hàng trăm nay, đối với người dân làng Thủy Xuân, nghề làm hương trầm không đơn thuần chỉ là một nghề phát triển kinh tế mà hơn thế nữa, đó còn là văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân làng Thủy Xuân nói riêng và mỗi người dân Cố đô nói chung.

Trên cơ sở bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của các làng nghề truyền thống, nhiều năm trở lại đây, người dân làng Thủy Xuân đã sản xuất đa dạng các sản phẩm từ hương trầm như nụ trầm, hương trầm, vòng trầm, tinh dầu trầm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, người dân làng hương Thủy Xuân đã khai thác, phát triển loại hình du lịch truyền thống kết hợp trải nghiệm làm hương, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Đến nay, làng hương Thủy Xuân trở thành một điểm đến không thể bỏ lỡ dành cho du khách khi đến Huế, góp phần quảng bá những nét đẹp văn hóa truyền thống của làng Hương trầm Thủy Xuân.

huong tram2

Logo nhãn hiệu tập thể "Hương trầm Huế".

Ông Nguyễn Thanh Trị cho biết thêm: Quá trình triển khai, dự án đã hoàn thành xây dựng và nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể Hương trầm Huế cho sản phẩm hương trầm Thủy Xuân; xây dựng được hệ thống công cụ phục vụ quản lý, sử dụng, tuyên truyền và quảng bá nhãn hiệu tập thể “Hương trầm Huế” cho sản phẩm hương trầm Thủy Xuân và Quy chế Quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể Hương trầm Huế; thiết kế hệ thống công cụ nhận diện thương hiệu “Hương trầm Huế”. Theo đó, nhóm dự án đã bám sát nội dung được phê duyệt và hoàn thành cơ bản các nội dung công việc đề ra.

Ông Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH-CN Thừa Thiên – Huế nhấn mạnh, để việc tạo lập, bảo hộ, quảng bá và khai thác có hiệu quả nhãn hiệu tập thể "Hương trầm Huế", dự án cần nêu bật bức tranh tổng quan làng nghề hương trầm Huế gắn với các giá trị lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng tâm linh nằm trong Quần thể di tích Cố đô Huế. Việc khai thác nhãn hiệu tập thể "Hương trầm Huế" phải song hành với định hướng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

Làng hương trầm Thủy Xuân nằm trên tuyến đường tham quan du lịch lăng Tự Đức, đồi Vọng Cảnh, cách Thành phố Huế khoảng 7km về hướng tây nam. Đây cũng là địa điểm thu hút nhiều du khách tham quan khi đến với Cố đô Huế.

Nghề hương trầm Thủy Xuân được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế công nhận là nghề truyền thống theo Quyết định số 3192/QĐ-UBND ngày 06/12/2021.

CÔNG ĐIỀN

Hà Nội sẽ giám sát diện rộng về an toàn thực phẩm

Hà Nội sẽ giám sát diện rộng về an toàn thực phẩm

Đó là một trong những nội dung quan trọng trong Kế hoạch số 116 của UBND TP Hà Nội về hành động bảo đảm an toàn thực phẩm, nông, lâm, thủy sản năm 2024.

Khai trương sàn thương mại điện tử sâm Ngọc Linh

Khai trương sàn thương mại điện tử sâm Ngọc Linh

QUẢNG NAM Cây sâm Ngọc Linh, dược liệu và các mặt hàng nông sản lên sàn thương mại điện tử nhằm đảm bảo mua bán, tránh tình trạng hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc...

Thái Lan duy trì vị thế xuất khẩu nông sản trong năm 2023 nhờ FTA

Thái Lan duy trì vị thế xuất khẩu nông sản trong năm 2023 nhờ FTA

Cục Đàm phán Thương mại Thái Lan cho biết nước này vẫn duy trì được vị thế là nước xuất khẩu nông sản lớn nhờ các hiệp định tự do thương mại (FTA).

Nguồn cung dồi dào, người dân không lo thiếu hải sản dịp Tết

Nguồn cung dồi dào, người dân không lo thiếu hải sản dịp Tết

Thời điểm cận Tết, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã sẵn sàng nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường.

Giá sầu riêng tăng cao

Giá sầu riêng tăng cao

TIỀN GIANG Giá sầu riêng hiện cao hơn 50% so với thời điểm chưa được xuất khẩu chính ngạch, tương đương với mức giá cao nhất đạt được hồi đầu năm 2023.

Chủ động tiếp cận thông tin, giành thế chủ động xuất khẩu

Chủ động tiếp cận thông tin, giành thế chủ động xuất khẩu

Hiểu rõ quy định của EU về thuốc bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật là chìa khóa để tiếp cận thành công thị trường này.

Ba vấn đề cần chú trọng khi xuất khẩu nông sản sang EU

Ba vấn đề cần chú trọng khi xuất khẩu nông sản sang EU

Đồng bộ tổ chức sản xuất, trang bị kiến thức, thay đổi thói quen, tập quán canh tác là ba vấn đề cần chú trọng trong việc xuất khẩu nông sản sang thị trường EU.

Thay đổi tư duy để tiếp cận thị trường Trung Quốc

Thay đổi tư duy để tiếp cận thị trường Trung Quốc

Những rào cản phi thuế quan, cụ thể là những yêu cầu về chất lượng nông sản nhập khẩu của thị trường Trung Quốc rất khắt khe.

Thị trường Trung Đông, châu Phi: Các biện pháp SPS ổn định nhưng khó đáp ứng

Thị trường Trung Đông, châu Phi: Các biện pháp SPS ổn định nhưng khó đáp ứng

Trong 10 tháng đầu năm 2023, số thông báo của toàn bộ hai khu vực Trung Đông và châu Phi chỉ có 158, chiếm 15% số lượng thông báo thay đổi các biện pháp SPS.

Trung Đông và châu Phi - hai thị trường hứa hẹn cho nông sản Việt Nam

Trung Đông và châu Phi - hai thị trường hứa hẹn cho nông sản Việt Nam

Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu một số mặt hàng trong thời gian qua đã cho thấy tiềm năng đặc biệc lớn của hai khu vực thị trường này.

Xem Thêm