Thứ sáu, 22/11/2024 | 15:38 GMT +7
Huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) có đặc sản miến dong truyền thống nổi tiếng lâu đời nhưng người dân chủ yếu vẫn sản xuất thủ công, nhỏ lẻ ở các hộ gia đình, không đủ cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, chưa tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Nhiều sản phẩm không nhãn mác, bao bì hoặc nhãn mác không có đầy đủ thông tin, mã QR code nên sản phẩm dễ bị trà trộn, làm giả.
Với mong muốn xây dựng thương hiệu miến dong Nguyên Bình, năm 2017, anh Trần Đức Hiếu, phường Sông Hiến, TP Cao Bằng quyết định đi học nghề làm miến dong, thành lập Hợp tác xã (HTX) Nông sản Tân Việt Á chuyên sản xuất miến dong Phia Đén với 100% từ bột dong riềng trồng ở địa phương.
Anh Hiếu đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất miến tự động từ khâu đánh bột đến ép miến và cán sợi. Các thiết bị, máy móc chế biến đều được đầu tư bằng đồ inox, tính năng sử dụng hợp lý, dễ vận hành, dễ dàng vệ sinh trong quá trình sản xuất.
Nguyên liệu phục vụ sản xuất là bột dong đỏ, bột dong cao sản được thu mua từ người dân ở nhiều địa phương trong huyện Nguyên Bình, chủ yếu ở các xã Thành Công, Phan Thanh, Yên Lạc, Vũ Nông... HTX của anh Hiếu cũng liên kết với các nhóm đồng sở thích trồng dong riềng thuộc Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng bằng phương thức cấp giống, phân bón, cuối vụ bao tiêu toàn bộ sản lượng bột dong.
Trong quá trình sản xuất, HTX luôn thực hiện tốt các điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm. Cùng với việc sản xuất, HTX nỗ lực cải tiến mẫu mã, bao bì, nhãn mác và xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Trước đây, cách thức phơi miến truyền thống ở Cao Bằng là sử dụng mỡ để bôi lên tấm phơi (đan bằng cây rừng) không cho miến dính vào phên nên miến luôn có mùi đặc trưng của mỡ. HTX đã cải tiến tấm phơi miến được bọc bằng lưới để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, miến sẽ tự bong lên khi đạt độ khô cần thiết, sợi miến vẫn mượt, không đứt đoạn. Vị trí bãi phơi được bố trí ở nơi cao ráo, sạch sẽ; có dàn che nắng, mưa tự động.
Sau hơn 3 năm sản xuất, sản phẩm miến dong Tân Việt Á dần khẳng định được thương hiệu, chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Sản phẩm miến do HTX sản xuất có mùi thơm đặc trưng của dong riềng địa phương, sợi miến đẹp, có màu trắng ngà, trong, dai, giòn hơn, nấu không bị nát, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa thích.
Hiện nay, sản phẩm miến dong Phia Đén của HTX được đóng gói thành 3 loại trọng lượng (1 kg, 500 gam, 300 gam) để tiện lợi cho người tiêu dùng. Trên bao bì sản phẩm thể hiện đầy đủ thành phần, hướng dẫn sử dụng, bảo quả, mã vạch, mã QR code, truy xuất nguồn gốc.
Trung bình mỗi ngày nắng đẹp, HTX có thể sản xuất được 3 tạ miến khô. Giá bán trung bình từ 80 nghìn đồng đến hơn 100 nghìn đồng/kg. Năm 2021, HTX bán ra hơn 20 tấn miến dong, doanh thu khoảng 500 triệu đồng, HTX tạo việc làm cho hơn 10 lao động thời vụ ở địa phương.
Ông Trần Đức Hiếu, Giám đốc HTX Nông sản Tân Việt Á chia sẻ: Năm 2020, sản phẩm miến của HTX được công nhận sản phẩm ba sao OCOP cấp tỉnh; được xác lập quyền sở hữu công nghiệp, góp phần nâng cao thương hiệu, giúp sản phẩm miến của HTX đến được với nhiều chuỗi cửa hàng sạch tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.
Ngoài ra, HTX đã bắt đầu liên kết với một số doanh nghiệp để kết nối đưa sản phẩm đi một số nước Châu Âu, Châu Á như Tiệp Khắc, Nga, Úc, Hàn Quốc. Thời gian tới, HTX sẽ đầu tư thêm các loại máy móc công suất lớn hơn để sản xuất theo hướng chuyên nghiệp, với mục tiêu sản xuất khoảng 1 tấn miến/ngày. HTX cũng xúc tiến đưa sản phẩm vào các siêu thị lớn ở Hà Nội và các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước...
ĐỒNG THÁP Cây ấu trước đây chỉ được trồng vào mùa nước nổi nhưng nay đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập ổn định quanh năm cho người dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
KIÊN GIANG Tôm khô của Hợp tác xã Hiểu Phát được làm từ tôm thẻ thiên nhiên, nuôi theo mô hình xen canh tôm - lúa hoặc các vùng chuyên tôm nuôi quảng canh cải tiến.
Tại lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần II, Ban tổ chức sẽ đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng được chọn tại những vườn đẹp nhất.
HÀ NỘI Sáng 15/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2024.
Trà Vinh Bảo tàng Dừa sáp Trà Vinh có tổng nguồn vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng, góp phần tôn vinh cây dừa sáp nguyên bản được trồng tại vùng đất Cầu Kè.
Mong muốn duy trì và phát huy đặc sản nem Lai Vung, anh Huỳnh Ngọc Hậu (xã Tân Thành, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) đã rời phố, về quê khởi nghiệp từ loại nem này.
QUẢNG NAM Việc thành lập Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My nhằm nâng tầm thương hiệu và bảo hộ sản phẩm cho 2 loài cây dược liệu có giá trị của tỉnh Quảng Nam.
Từ một loại nông sản bình dị, nhờ sự sáng tạo bền bỉ, ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến, đã giúp tăng giá trị cho củ khoai mì Việt Nam.