Thứ hai, 22/04/2024 | 15:51 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 11:12, 24/06/2021

'Dưa La, húng Láng, nem Báng, tương Bần'

“Dưa La, húng Láng, nem Báng, tương Bần” là câu ca dao nói về những đặc sản mang hương vị đặc trưng vùng Bắc Bộ. Trong đó, không thể không nhắc đến tương Bần.
Nghề làng tương Bần, Phường Bần Yên Nhân (Thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên). Ảnh: Hoàng Dân.

Nghề làng tương Bần, Phường Bần Yên Nhân (Thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên). Ảnh: Hoàng Dân.

Chúng tôi về làng nghề tương Bần, phường Bần Yên Nhân (Thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên) trong những ngày đầu hè, được gặp gỡ với anh Lê Đình Đạt là Chủ tịch Hội làng nghề Tương Bần và cũng là chủ cơ sở sản xuất tương có tiếng ở địa phương.

Anh Đạt cho biết: Tương có ở nhiều nơi, thế nhưng tương Bần của Hưng Yên vẫn được xem là đặc sản nức tiếng của cả nước. Theo các cụ cao tuổi trong làng cho biết nghề làm tương ở đây có từ hàng trăm năm nay, xưa kia từng là sản vật tiến vua, và được sản xuất ở làng Bần nên có tên là tương Bần.

Anh Đạt cho biết, để làm được món tương Bần thơm ngon nổi tiếng, người làng Bần thường chế biến qua 3 công đoạn chính là lên mốc xôi nếp, ngã đỗ và ủ tương, trong đó công đoạn lên mốc xôi là quan trọng nhất. Ảnh: Hoàng Dân.

Anh Đạt cho biết, để làm được món tương Bần thơm ngon nổi tiếng, người làng Bần thường chế biến qua 3 công đoạn chính là lên mốc xôi nếp, ngã đỗ và ủ tương, trong đó công đoạn lên mốc xôi là quan trọng nhất. Ảnh: Hoàng Dân.

Nguyên liệu chính để làm tương gồm có đậu tương (đậu nành) phải chọn loại hạt to, đều, da sáng và bóng. Tiếp nữa là gạo nếp cái hoa vàng, muối trắng và nước sạch. Nguyên liệu làm tương Bần không khó kiếm nhưng công đoạn làm tương cực kỳ công phu và mất nhiều thời gian. Để cho ra đời món tương thơm phức, vàng ươm đòi hỏi kinh nghiệm và bí quyết gia truyền.

Gạo nếp sau khi ngâm cho vào đồ xôi, phơi trên nong, chờ lên mốc màu vàng hoa cau là được. Đậu tương sau khi đãi sạch rang vừa chín tới đến khi có màu vàng và mùi thơm lựng. Sau khi rang, cho đỗ vào ngâm nước trong khoảng 7 ngày cùng thời gian ủ mốc.

Nước ngâm đỗ đó được đem ủ với mốc, cho quyện với nhau, rồi hòa với lượng muối vừa cho vào chum ủ phơi nắng. Hàng ngày người thợ phải đảo đều các chum tương vào trước thời điểm mặt trời lên cao.

Trong thời gian ngâm ủ tương, hàng ngày người làm tương sẽ mở nắp chum, khuấy đều cho thêm nước. Trời nắng thì mở nắp phơi, trời mưa thì phủ kín miệng chum để tránh nước mưa. Ảnh: Hoàng Dân.

Trong thời gian ngâm ủ tương, hàng ngày người làm tương sẽ mở nắp chum, khuấy đều cho thêm nước. Trời nắng thì mở nắp phơi, trời mưa thì phủ kín miệng chum để tránh nước mưa. Ảnh: Hoàng Dân.

Anh Đạt là thế hệ thứ 6 trong gia đình làm tương truyền thống này. Xưa kia làm tương như một nghề tranh thủ dịp nông nhàn, tạo thêm thu nhập. Còn ngày nay, ngoài gìn giữ nghề truyền thống của cha ông thì tương còn là nghề làm giàu của nhiều gia đình ở phường Bần Yên Nhân.

Với lợi thế nằm cạnh Quốc lộ 5 thuận lợi trong việc giao thương tiêu thụ sản phẩm, hiện có gần 20 hộ tham gia hội làng nghề, trong đó nhiều cơ sở sản xuất với quy mô lớn, thành lập công ty, tiêu thụ hàng triệu lít tương 1 năm.

Tương Bần đem lại lợi nhuận trung bình mỗi cơ sở khoảng 500 triệu đồng/năm. Bình quân mỗi cơ sở làm tương tạo việc làm cho từ 5-10 lao động thường xuyên, với mức thu nhập từ 5-6 triệu đồng/tháng.

Ngày nay có thiết bị máy móc hỗ trợ trong các khâu sản xuất tương, như đồ xôi bằng nguồn điện 3 pha mỗi mẻ đạt từ 1-2 tạ gạo, nhiệt đều khiến xôi không bị nát. Hay công đoạn vất vả là rang đỗ, trước đảo bằng tay mỗi mẻ cũng chỉ được 2-3 kg thì nay rang bằng máy mỗi mẻ đạt từ 50-150 kg mà thời gian rút ngắn lại, giảm công lao động.

Nghề làng tương Bần hiện có gần 20 hộ tham gia làm nghề. Ảnh: Hoàng Dân.

Nghề làng tương Bần hiện có gần 20 hộ tham gia làm nghề. Ảnh: Hoàng Dân.

Theo Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, tương Bần (Hưng Yên) xếp thứ nhất trong tốp 10 đặc sản nước chấm và gia vị nổi tiếng nhất của Việt Nam. Năm 2011, sản phẩm tương Bần đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể đã tạo đà cho thương hiệu sản phẩm ngày càng phát triển trên thị trường. Tuy nhiên trước sự cạnh tranh bởi rất nhiều loại nước chấm cùng mẫu mã bắt mắt, tương Bần cũng đang chịu nhiều sự cạnh tranh và là điều trăn trở của Hội làng nghề.

Được làm từ những nguyên liệu đậm chất truyền thống, trong thời đại với vô vàn các loại nước chấm khác nhau thế nhưng tương Bần vẫn được rất nhiều người yêu thích, là thứ gia vị không thể thiếu trong rất nhiều món ăn ngon từ bình dân cho tới xa xỉ.

Tương là thứ nước chấm không thể thiếu trong mỗi bữa cơm bình dị dưa cà ngày hè hay những nồi cá kho ngày đông. Vị bùi, béo, sánh mịn, thơm ngọt của tương luôn để lại cho những ai đã từng thưởng thức một dư vị khó quên, nhất là với những người xa xứ.

Hoàng Dân

Sau 5 năm triển khai, tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm OCOP

Sau 5 năm triển khai, tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm OCOP

Bắt đầu thực hiện từ năm 2019, Chương trình OCOP của tỉnh Phú Thọ đã dần lan tỏa, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn.

Khu phố có doanh thu 150 tỉ đồng/năm nhờ làm nem Bùi

Khu phố có doanh thu 150 tỉ đồng/năm nhờ làm nem Bùi

Khu phố Bùi Xá thuộc phường Ninh Xá, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh hiện có khoảng 130 hộ làm nem Bùi mỗi năm tạo ra doanh thu 140-150 tỉ đồng.

Xã có 500 hộ trồng cà dừa, thu nhập gấp 3 - 4 lần trồng lúa

Xã có 500 hộ trồng cà dừa, thu nhập gấp 3 - 4 lần trồng lúa

HÀ TĨNH Xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) có gần 500 hộ trồng cà dừa với diện tích 25ha, thu nhập gấp 3-4 lần so với cấy lúa, bình quân đạt hơn 200 triệu đồng/ha.

Giống lúa nếp cổ truyền bên dòng sông Văn Úc

Giống lúa nếp cổ truyền bên dòng sông Văn Úc

HẢI PHÒNG Có nghiên cứu cho rằng giống lúa nếp cái hoa vàng tại xã Đại Thắng được lưu truyền từ thời nhà Lý, qua nhiều thế kỷ người dân vẫn giữ được giống lúa đặc sản.

Chứng nhân thế kỷ giữ hồn chè Shan tuyết

Chứng nhân thế kỷ giữ hồn chè Shan tuyết

YÊN BÁI Năm nay đã hơn 100 tuổi, ông Sùng Sấu Cua hiểu từng cây chè Shan tuyết ở Phình Hồ như từng đứa con của mình và quyết gìn giữ chúng cho muôn đời sau.

Giống xoài cát đặc sản trứ danh ‘đất Chín Rồng’

Giống xoài cát đặc sản trứ danh ‘đất Chín Rồng’

Theo các cụ cao niên, xoài cát Hòa Lộc có ở địa phương từ đầu những năm 1930, nó được tìm thấy lần đầu tại xã Hòa Lộc, quận Giáo Đức, tỉnh Định Tường (cũ).

Nức tiếng bò giàng Quế Hậu, mỹ vị nơi đất trời Kỳ Sơn

Nức tiếng bò giàng Quế Hậu, mỹ vị nơi đất trời Kỳ Sơn

Đất Kỳ Sơn khốn khó đủ bề, để xây dựng sản phẩm đặc trưng cực kỳ gian nan. Nói thế để thấy thương hiệu thịt bò giàng Quế Hậu không ngẫu nhiên mà có.

Làng nem chả hoạt động hết công suất phục vụ thị trường Tết

Làng nem chả hoạt động hết công suất phục vụ thị trường Tết

Không rộn ràng như các làng hoa, làng bún bánh, những ngày này làng nem chả Chợ Huyện (huyện Tuy Phước, Bình Định) lặng lẽ sản xuất hết công suất để phục vụ Tết.

Ngắm đã mắt những vườn quýt hồng Lai Vung mùa Tết

Ngắm đã mắt những vườn quýt hồng Lai Vung mùa Tết

ĐỒNG THÁP Những ngày cận Tết, nông dân trồng quýt hồng huyện Lai Vung mở cửa phục vụ khách du lịch đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm, mua đặc sản quýt hồng.

Ngày hội Nông sản Lai Vung thu hút hơn 25 ngàn lượt khách tham quan

Ngày hội Nông sản Lai Vung thu hút hơn 25 ngàn lượt khách tham quan

ĐỒNG THÁP Qua 3 ngày tổ chức, Ngày hội Nông sản huyện Lai Vung 2024 đã thu hút trên 25 ngàn lượt khách đến tham quan và thưởng thức các món ăn đặc sản tại địa phương.

Xem Thêm