Thứ ba, 25/03/2025 | 21:25 GMT +7
Cắt băng công bố điểm giới thiệu, quảng bá nông đặc sản Đồng Tháp tại Hà Nội. Ảnh: Phạm Hiếu.
Ngày 4/7, UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức Lễ công bố điểm giới thiệu, quảng bá nông đặc sản Đồng Tháp tại Hà Nội.
Phát biểu tại Lễ công bố, ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, thời gian qua, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân tỉnh Đồng Tháp, ngành nông nghiệp địa phương đã có những bước chuyển biến quan trọng trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
“Tỉnh Đồng Tháp đã được định hình là địa phương năng động, sáng tạo, thân thiện. Đây cũng là chỉ dẫn quan trọng để thu hút các nhà đầu tư phát triển mạnh mẽ cộng đồng khởi nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của nông nghiệp địa phương”, ông Huỳnh Minh Tuấn chia sẻ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, ông Huỳnh Minh Tuấn phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Phạm Hiếu.
Theo đó, từ nguồn sản vật dồi dào của miền sông nước Cửu Long, Đồng Tháp đã xác định Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chìa khóa không chỉ để phát triển ngành nông nghiệp mà còn góp phần nâng cao thu nhập của người dân, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Qua 4 năm triển khai thực hiện, Đồng Tháp đã có 265 sản phẩm OCOP được chứng nhận 3 sao và 4 sao của 89 doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh.
Bên cạnh đó, phát huy giá trị tiềm năng to lớn, Đồng Tháp đã lựa chọn sản phẩm xoài Cao Lãnh là sản phẩm chủ lực của tỉnh. Ngoài ra, Đồng Tháp đã chú trọng phát triển vùng sản xuất tập trung, từ đó hình thành vùng sản xuất xoài chuyên canh có diện tích hơn 14.000 ha với năng suất, sản lượng đạt trên 147.000 tấn/năm, chiếm tỷ trọng hơn 17% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Các đại biểu tham quan gian hàng. Ảnh: Phạm Hiếu.
Đầu năm 2022, lô xoài Đồng Tháp đầu tiên đã tiếp cận thành công thị trường châu Âu, một trong những thị trường khó tính trên thế giới. Đồng thời, các doanh nghiệp đã sử dụng nguyên liệu xoài để chế biến thành các sản phẩm như xoài sấy dẻo, xoài cấp đông, nước ép… nhằm phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp nhận định, với gần 10 triệu người dân đang sinh sống và làm việc, Hà Nội chính là thị trường tiềm năng, là cơ hội để các sản phẩm nông sản, đặc sản của tỉnh Đồng Tháp tiếp cận, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô.
Đồng Tháp lựa chọn sản phẩm xoài Cao Lãnh là sản phẩm chủ lực của địa phương. Ảnh: Phạm Hiếu.
“Thông qua không gian trưng bày các sản phẩm đặc trưng của vùng đất sen hồng, chúng tôi kỳ vọng đây không chỉ là nơi giới thiệu, quảng bá nông sản Đồng Tháp mà còn là địa chỉ tin cậy, điểm dừng chân cho các du khách khi đến với Thủ đô Hà Nội”, ông Huỳnh Minh Tuấn bày tỏ.
UBND tỉnh Đồng Tháp đã đặt điểm giới thiệu, quảng bá nông đặc sản Đồng Tháp tại địa chỉ số 93 phố Trung Hòa, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
BẠC LIÊU Đa dạng sản phẩm muối, gia vị muối và các sản phẩm OCOP đặc trưng vùng miền trong cả nước được trưng bày, giới thiệu tại Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025.
Đó là các gian hàng trưng bày sản phẩm muối, gia vị và sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của hơn 40 đơn vị đến từ hơn 20 tỉnh/thành trên cả nước.
Chính phủ vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực'.
Sóc Trăng Anh Ngô Tuấn Thanh, một người trẻ đầy nhiệt huyết, đã biến cà na Sóc Trăng từ món ăn vặt bình dân thành sản phẩm chất lượng cao, trở thành đặc sản có giá trị.
Đồng Tháp Ngày vía Thần Tài, các phẩm vật được người dân mua về cúng như cá lóc nướng, thịt heo quay, vịt quay, bánh bao, vàng, hoa, trái cây.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn cho rằng, sản phẩm mắm Lê Gia từ góc nhỏ của làng quê đã vươn ra thế giới. Đây là điều rất tự hào và đáng trân trọng.
Vào mỗi dịp xuân về, bên cạnh những lễ hội, những làn điệu hát then, hát lượn... thì đồng bào Tày, Nùng, không thể thiếu những phong bánh khảo, bánh cốm truyền thống.
Lào Cai Xã Tả Thàng, huyện Mường Khương bảng lảng trong sương mù. Nơi đây, những cây chè cổ thụ vươn mình kiêu hãnh giữa giá lạnh, lưu giữ hồn đất và sức sống giữa đại ngàn.
Dịp tết Nguyên đán, các sản phẩm đặc trưng vùng miền thu hút thực khách. Đó cũng là lúc những lao động địa phương có điều kiện tăng thu nhập.
Vào dịp Tết Nguyên đán, đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở Quảng Trị vẫn giữ được phong tục gói bánh beng. Đây là tập tục từ ngàn xưa để lại.