Thứ năm, 03/04/2025 | 06:43 GMT +7
Ông Nguyễn Ngọc Thương, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Đây là chương trình nhằm tôn vinh hoa sen ở vùng Đất Sen hồng để phát huy giá trị văn hóa – kinh tế cho các sản phẩm chế biến từ cây sen Đồng Tháp, thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp trồng sen gắn với phát triển du lịch và tạo dựng hình ảnh địa phương; xây dựng sản phẩm đặc thù, thu hút du khách đến tham quan du lịch tại Đồng Tháp, góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
Ông Nguyễn Ngọc Thương, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp - Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tổ chức Lễ hội Sen cho biết: Lễ hội Sen lần này diễn ra từ ngày 19 - 21/5/2022 tại quảng trường Văn Miếu, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Đặc biệt trong lễ hội lần này có nhiều hoạt động văn hóa, du lịch ấn tượng được tổ chức như: Chương trình nghệ thuật khai mạc và bế mạc; Hội thảo Nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm Sen Đồng Tháp; chương trình nghệ thuật “Sen trong tôi” trình diễn áo dài, áo bà ba; hoạt động giao lưu, tôn vinh những người trồng sen giỏi và những người sản xuất, chế biến sản phẩm từ sen; khu triển lãm sản phẩm OCOP, Văn hóa - Du lịch, trải nghiệm sen đa sắc và chương trình giao lưu Đờn ca tài tử - Hò Đồng Tháp.
Đồng Tháp tổ chức Lễ hội Sen từ ngày 19 - 21/5/2022 tại Quảng trường Văn Miếu, TP Cao Lãnh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Cùng với đó, tỉnh Đồng Tháp sẽ xác lập kỷ lục 200 món ăn chế biến từ sen; tổ chức không gian trưng bày tác phẩm văn hóa, nghệ thuật, thư pháp từ sen; thi ảnh đẹp và tổ chức trại sáng tác ca khúc viết về Đồng Tháp; diễu hành, thi xe hoa sen; tổ chức Famtrip “Một thoáng Đồng Tháp”; trang trí các tiểu cảnh hồ sen đẹp trên các tuyến đường chính, Quảng trường và Công viên Văn Miếu, TP Cao Lãnh…
Song song với Lễ hội Sen là Diễn đàn Kết nối du lịch giữa TP. HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL lần thứ II tại tỉnh Đồng Tháp.
Lễ khai mạc diễn ra vào lúc 20 giờ, ngày 19/5/2022 tại sân khấu chính: Quảng trường Văn Miếu, TP Cao Lãnh, được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp và một số Đài địa phương.
BẠC LIÊU Đa dạng sản phẩm muối, gia vị muối và các sản phẩm OCOP đặc trưng vùng miền trong cả nước được trưng bày, giới thiệu tại Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025.
Đó là các gian hàng trưng bày sản phẩm muối, gia vị và sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của hơn 40 đơn vị đến từ hơn 20 tỉnh/thành trên cả nước.
Chính phủ vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực'.
Sóc Trăng Anh Ngô Tuấn Thanh, một người trẻ đầy nhiệt huyết, đã biến cà na Sóc Trăng từ món ăn vặt bình dân thành sản phẩm chất lượng cao, trở thành đặc sản có giá trị.
Đồng Tháp Ngày vía Thần Tài, các phẩm vật được người dân mua về cúng như cá lóc nướng, thịt heo quay, vịt quay, bánh bao, vàng, hoa, trái cây.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn cho rằng, sản phẩm mắm Lê Gia từ góc nhỏ của làng quê đã vươn ra thế giới. Đây là điều rất tự hào và đáng trân trọng.
Vào mỗi dịp xuân về, bên cạnh những lễ hội, những làn điệu hát then, hát lượn... thì đồng bào Tày, Nùng, không thể thiếu những phong bánh khảo, bánh cốm truyền thống.
Lào Cai Xã Tả Thàng, huyện Mường Khương bảng lảng trong sương mù. Nơi đây, những cây chè cổ thụ vươn mình kiêu hãnh giữa giá lạnh, lưu giữ hồn đất và sức sống giữa đại ngàn.
Dịp tết Nguyên đán, các sản phẩm đặc trưng vùng miền thu hút thực khách. Đó cũng là lúc những lao động địa phương có điều kiện tăng thu nhập.
Vào dịp Tết Nguyên đán, đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở Quảng Trị vẫn giữ được phong tục gói bánh beng. Đây là tập tục từ ngàn xưa để lại.