Thứ hai, 16/06/2025 | 16:46 GMT +7
Bánh Phồng sữa là một món ăn phụ nhưng góp phần tăng hương vị ngày xuân. Bánh Phồng sữa ăn có vị ngọt, béo béo. Tuỳ theo từng khẩu vị mà người tiêu dùng có thể lựa chọn các hương vị như sầu riêng, lá dứa,… Cùng với bánh tét, dưa hấu, bánh Phồng là một món ăn không thể thiếu trong những ngày xuân ở Nam bộ. Bánh Phồng cũng thường được dùng làm quà biếu trong những ngày tết đến xuân về. Nổi tiếng ở miền Tây, người ta thường hay nhắc đến bánh Phồng Sơn Đốc (Bến Tre) và bánh Phồng Cái Bè (Tiền Giang).
Phơi bánh Phồng. Ảnh: CTV.
Làm bánh Phồng tốn nhiều công sức, bởi để có được một cái bánh thơm ngon phải trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên, từ củ khoai mì thợ đem gọt vỏ, hấp lên cho chín. Sau đó, loại bỏ xơ ở giữa đem xay ra thành bột. Kế tiếp, người thợ dùng bột này ngào chung với đường, sữa, mạch nha, sầu riêng, lá dứa… cho đến khi bột mịn. Sau đó, thợ làm bánh mới đem tráng mỏng và đem vô phòng sấy (hoặc phơi) cho bánh dẻo. Cuối cùng là đóng gói bảo quản.
Hiện nay, bánh Phồng sữa Cái Bè được biết đến nhiều hơn ở ĐBSCL và đặc biệt là xuất khẩu ở một số quốc gia. Theo các hộ dân thì Làng nghề đã hình thành cách đây trên 70 năm. Ban đầu, nơi đây chỉ là một làng chài nhưng dân số đông sản lượng cá đánh bắt ít dần nên người dân chuyển sang làm bánh phồng để gia tăng thu nhập. Lúc ban đầu, chỉ có năm, bảy nhà làm bánh nay đã có hơn 100 hộ làm nghề này.
Công đoạn quếch bột làm bánh Phồng theo hình thức thủ công. Ảnh: Minh Đảm.
Theo UBND thị trấn Cái Bè, năm 2003, Làng nghề bánh Phồng sữa Cái Bè được chính thức công nhận với 166 hộ sản xuất của khu phố 4 (thị trấn Cái Bè) và ấp An Hiệp (xã Đông Hoà Hiệp). Làng nghề hình thành đã giải quyết cho khoảng 800 lao động địa phương. Đến nay, qua quá trình phát triển, Làng nghề đã tập trung hình thành 3 cơ sở lớn tại thị trấn Cái Bè và 1 cơ sở tại ấp An Hiệp. Các cơ sở lớn có nhiệm vụ thu gom, phân phối sản phẩm đến các thương lái, điểm kinh doanh du lịch, siêu thị, trung tâm thương mại. Một số hộ làm nhỏ lẻ dần chuyển sang làm gia công, làm thuê tại các cơ sở lớn.
Những dịp Tết, Pánh phồng được người dân chọn lựa như một loại quà biếu. Thông thường, những ngày giáp Tết bánh Phồng sẽ được các thương lái đầu mối đặc hàng gấp đôi, gấp ba ngày thường. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên sản lượng đặt hàng đã giảm đi gần 50%.
Ép bánh phồng bằng máy. Ảnh: Minh Đảm.
Cơ sở sản xuất bánh Phồng sữa Nhơn Hoàng (ở tổ 5, khu 4, thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè), một trong những cơ sở có công nghệ chế biến bánh Phồng tiên tiến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường. Tuỳ theo thời điểm, cơ sở giải quyết việc hàng chục lao động địa phương với mức thu nhập từ 250.000 – 300.000 đồng/ngày.
Chị Trần Hoàng Trúc, chủ cơ sở cho biết: “Năm nay, từ lúc thực hiện cách ly do dịch bệnh Covid-19 đến giờ thì lượng hàng ra hơi chậm. Bởi vì, bánh được bày bán tại các trạm dừng chân, điểm du lịch đặt hàng. Dịch bệnh người ta ít đi lại. Chứ như mọi năm, thời điểm này các đầu mối đến đặt hàng chúng tôi làm không kịp nhưng năm nay đến bây giờ là ngưng rồi. Hàng chuẩn bị tết đã đủ rồi.”
Ngoài bánh Phồng sữa ăn liền, cơ sở sản xuất của chị Trúc còn sản xuất thêm bánh Phồng nướng. Theo truyền thống người dân thường nướng bánh Phồng cúng ông bà vào dịp Tết nên loại bánh này rất hút hàng. Hiện nay, cơ sở của chị cũng đã chuẩn bị khoảng 4 thiên bánh để bán cho tiểu thương tại các chợ truyền thống vào dịp Tết này.
Chị Trần Hoàng Trúc giới thiệu sản phẩm của cơ sở. Ảnh: Minh Đảm.
Để bảo tồn và phát huy giá trị Làng nghề, UBND thị trấn Cái Bè đã có kế hoạch nâng cấp sửa chữa đường giao thông tạo điều kiện để các cơ sở kinh doanh kết nối giao thương. Ông Nguyễn Ngọc Quang, Chủ tịch UBND thị trấn Cái Bè cho biết:
“Đối với thị trấn Cái Bè, chúng tôi có kế hoạch cải tạo lại mạng lưới giao thông, kết nối và phát triển bánh Phồng gắn với du lịch ở Làng cổ Đông Hoà Hiệp, Làng cốm kẹo An Minh Hoà. Làng nghề đã tồn tại rất lâu đời theo dòng lịch sử của thị trấn. Chúng tôi cố gắng bảo tồn. UBND huyện đã có chỉ đạo UBND hai xã, thị trấn làm đề án bảo vệ môi trường của Làng nghề.”
YÊN BÁI Sản phẩm mật ong Mù Cang Chải được nhiều thực khách ưa chuộng bởi chất lượng tốt, mang hương vị thơm ngọt của các loài hoa rừng tự nhiên trên các đỉnh núi cao.
Đà Nẵng định hướng nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP bằng liên kết chuỗi giá trị từ lợi thế của địa phương, xây dựng câu chuyện sản phẩm và áp dụng công nghệ mới.
Vải thiều Bắc Giang đang từng bước khẳng định vị thế nông sản chủ lực, được thị trường trong và ngoài nước tin dùng, mở rộng xuất khẩu tới những thị trường khó tính nhất.
QUẢNG NGÃI Hành trình khôi phục nghề nấu mật mía của chị Nguyễn Thị Thu Thủy không chỉ gìn giữ hương vị quê nhà mà còn là nỗ lực phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
VĨNH LONG 135 món ăn chế biến từ trái thanh trà - trái cây đặc sản của thị xã Bình Minh vừa xác lập kỷ lục Việt Nam.
HẢI DƯƠNG Bắt đầu từ tháng 5, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức chuỗi sự kiện mùa vải thiều năm 2025.
Mong muốn đưa nông sản quê hương vượt ra khỏi bản làng, nhiều phụ nữ Cơ Tu đã khởi nghiệp thành công nhờ tận dụng các nền tảng số.
Vùng chè Tân Cương sẽ gắn với không gian văn hóa trà cộng đồng, phát triển du lịch, dịch vụ, lấy chè làm trung tâm, làm động lực cho sự phát triển.
BẠC LIÊU Đa dạng sản phẩm muối, gia vị muối và các sản phẩm OCOP đặc trưng vùng miền trong cả nước được trưng bày, giới thiệu tại Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025.
Đó là các gian hàng trưng bày sản phẩm muối, gia vị và sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của hơn 40 đơn vị đến từ hơn 20 tỉnh/thành trên cả nước.