Năm nay, đào đá Mường Lát (Thanh Hóa) được giá. Thời tiết thuận lợi nên cây đào có nhiều nụ, mập mạp, được khách miền xuôi và các tư thương rất ưa chuộng
Những ngày cuối năm Canh Tý, người trồng đào đá Mường Lát (huyện Mường Lát) đang rất vui vì đào năm nay đẹp, nhiều nụ, bán được giá.
Cạnh Quốc lộ 15C nở rộ dịch vụ mua bán đào dịp tết. Người dân khắp các xã trong huyện vận chuyển đào về đây tạo ra chợ đào tự phát, thu hút rất nhiều người trao đổi mua bán.
Ngoài đào đá, người dân Mường Lát cũng mang chuối mốc, lá dong, giang...ra cạnh các Ql 15C bán, phục vụ người tiêu dùng.
Nhờ thu nhập từ cây đào, nhiều gia đình tại huyện Mường Lát đã có thêm nguồn thu để mua sắm, chi tiêu dịp tết.
Thời điểm này, đào đá Mường Lát đã lác đác nở hoa. Người trồng đào ở Mường Lát chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông tại các xã Pù Nhi, Trung Lý... Đào được trồng phân tán trong các vườn nhà, trên các triền đồi. Ảnh: Võ Dũng.
Ngay từ sáng sớm những ngày cuối năm, đồng bào Mông Mường Lát đã mang đào tập kết cạnh Quốc lộ 15C chờ tư thương đến thu mua đưa về xuôi. Ảnh: Võ Dũng.
Tư thương miền xuôi cũng đến từ rất sớm để mua hàng, chất lên xe đưa về xuôi bán cho người chơi đào. Ảnh: Võ Dũng.
Những chuyến xe chở đào về xuôi, mang theo niềm hi vọng một cái tết ấm của người trồng đào đá Mường Lát. Ảnh: Võ Dũng.
Đào đá Mường Lát là một sản vật quý của người dân huyện Mường Lát. Nhiều khách hàng từ miền xuôi nghe tiếng cũng lên tận đây để mua bằng được đào đá Mường Lát về xuôi chưng tết. Giá đào đá Mường Lát năm nay cao hơn những năm trước từ 15-20%. Tùy túi tiền, khách hàng có thể mua được những cành đào hợp với ý mình với giá từ vài trăm nghìn đến gần 20 triệu đồng. Ảnh: Võ Dũng.
Dịch vụ mua bán đào đá Mường Lát dịp cuối năm nhộn nhịp, là dịp để người trồng đào có thêm thu nhập mua sắm, chi tiêu dịp tết. Cạnh tuyến đường 15C, nhiều hộ đã thu mua của người dân để bán lại cho tư thương từ dưới xuôi lên. Ảnh: Võ Dũng.
Năm nay, đào Mường Lát nhiều nụ. Hoa đã lớm chớm nở. Nhiều khách hàng rất vui vì mua được đào đẹp với giá phù hợp. Ảnh: Võ Dũng.
Ngoài đào đá, Mường Lát nổi tiếng với chuối mốc được trồng trên các ngọn đồi, trong vườn nhà dân. Ngày thường, mỗi buồng chuối (với khoảng 8-10 nải chuối đẹp) được bán với giá 80-90 nghìn đồng nhưng vào dịp rằm, mùng một, tết, mỗi buồng chuối được các tư thương thu mua với giá khoảng 100-150 nghìn đồng. Về đến các huyện trung du, miền xuôi, giá mỗi buồng chuối dao động 200-350 nghìn đồng. Đây cũng là một nguồn thu nhập lớn của người dân Mường Lát. Ảnh: Võ Dũng.
Ở một huyện miền núi cao, thu ngân sách mỗi năm vỏn vẹn 14 tỷ đồng như Mường Lát, cây đào đá và chuối mốc đang là những sản vật mang lại niềm hi vọng cuộc sống ấm no cho người dân. Hi vọng, với các chính sách phát triển kinh tế phù hợp, trong những năm tới, hai sản vật này sẽ được quy hoạch vùng trồng, người dân sẽ được hướng dẫn kỹ thuật, quy trình trồng để cho ra sản phẩm đẹp nhất, ngày càng nâng cao hiệu quả kinh tế. Ảnh: Võ Dũng.
Đào đá Mường Lát là đào trồng trong vườn nhà dân, trên các triền đồi
"Đào đá Mường Lát đa phần được trồng phân tán trong vườn nhà dân. Đào rừng còn rất ít và do quản lý chặt chẽ nên người dân cũng không dám khai thác. Đào được đem ra bán, chở về xuôi đều là đào trồng, được UBND các xã cấp giấy chứng nhận là đào vườn. Nhờ khí hậu đặc biệt phù hợp, thời điểm cuối năm, dù trời nắng nhưng nhiệt độ ở Mường Lát luôn thấp, đêm có sương mù. Đây là đặc điểm giúp đào đá Mường Lát luôn có nụ to, bụ bẫm, nở hoa đẹp và nở đúng vào dịp tết đến xuân về" - ông Trần Văn Thắng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Mường Lát.
BẠC LIÊU Đa dạng sản phẩm muối, gia vị muối và các sản phẩm OCOP đặc trưng vùng miền trong cả nước được trưng bày, giới thiệu tại Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025.
Sóc Trăng Anh Ngô Tuấn Thanh, một người trẻ đầy nhiệt huyết, đã biến cà na Sóc Trăng từ món ăn vặt bình dân thành sản phẩm chất lượng cao, trở thành đặc sản có giá trị.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn cho rằng, sản phẩm mắm Lê Gia từ góc nhỏ của làng quê đã vươn ra thế giới. Đây là điều rất tự hào và đáng trân trọng.
Vào mỗi dịp xuân về, bên cạnh những lễ hội, những làn điệu hát then, hát lượn... thì đồng bào Tày, Nùng, không thể thiếu những phong bánh khảo, bánh cốm truyền thống.
Lào Cai Xã Tả Thàng, huyện Mường Khương bảng lảng trong sương mù. Nơi đây, những cây chè cổ thụ vươn mình kiêu hãnh giữa giá lạnh, lưu giữ hồn đất và sức sống giữa đại ngàn.