Chủ nhật, 15/12/2024 | 07:45 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 19:17, 17/02/2021

Đánh thức tiềm năng hạt dẻ Trùng Khánh

Hạt dẻ Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh là đặc sản nổi tiếng hàng đầu ở tỉnh biên giới Cao Bằng bởi vị thơm, ngọt, bùi đặc trưng không nơi đâu có được.
Vườn dẻ tại thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh. Ảnh: Công Hải.

Vườn dẻ tại thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh. Ảnh: Công Hải.

Hạt dẻ còn gọi là “Mác lịch”, được ví như quà tặng của đất trời cho tỉnh Cao Bằng. Từ bao đời nay, hạt dẻ đã gắn bó mật thiết và là thứ đặc sản nổi tiếng nhất của người Tày, Nùng ở vùng quê hương cách mạng phía Bắc này.

Dẻ có thể trồng bằng phương pháp nhân giống từ hạt hoặc chiết ghép. Cây dẻ có thể chịu hạn tốt, sinh trưởng và phát triển tốt nhất khi có đủ nước tưới, ánh sáng đầy đủ để ra hoa kết quả. Thời điểm cây phát triển tốt nhất, mỗi cây dẻ có thể cho thu hoạch từ 40 - 50kg hạt.

Bà Hoàng Thị Bòng, tổ 6, thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh chia sẻ: Gia đình tôi trồng hơn 7.000m2 cây dẻ được gần 20 năm nay. Năm 2020, gia đình tôi thu hơn 1 tấn hạt dẻ, giá bán từ 120 nghìn - 140.000 đồng/kg, thu nhập hơn 100 triệu đồng. Cứ đến vụ dẻ chín là khách quen vào tận vườn mua hoặc gọi điện gửi ra thành phố Cao Bằng, đi các tỉnh, thành phố làm quà biếu chứ không cần mang ra chợ bán.

Người dân thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh thu hạt dẻ tại vườn. Ảnh: Công Hải.

Người dân thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh thu hạt dẻ tại vườn. Ảnh: Công Hải.

Anh Hoàng Văn Đức, cán bộ UBND xã Phong Châu, một trong những thanh niên đi đầu trong phát triển trồng dẻ tâm sự: Được dự nhiều lớp tập huấn về trồng dẻ của huyện Trùng Khánh, tôi thấy tiềm năng phát triển, đầu ra ổn định và đất đai phù hợp trồng cây dẻ.

Năm 2017, Phòng NN-PTNT huyện Trung Khánh cấp cây giống, tôi cải tạo khoảng 1 ha đất đồi để trồng dẻ. Nhờ áp dụng đúng theo kỹ thuật được tập huấn, cứ đầu năm là bón lót phân NPK nên cây đang phát triển rất tốt. Ngoài ra, tôi kết hợp trồng cỏ voi, vỗ béo trâu, bò để tăng thêm thu nhập.

Đến nay, toàn huyện Trùng Khánh có hơn 200 ha trồng dẻ, sản lượng dẻ mỗi năm khoảng 150 tấn, tập trung tại các xã nằm trong vùng được cấp chỉ dẫn địa lí như: Khâm Thành, Phong Châu, Chí Viễn, thị trấn Trùng Khánh… Từ năm 2017 đến nay, huyện Trùng Khánh hỗ trợ cấp phát hơn 10.000 cây giống, trồng mới hơn 100ha dẻ.

Hạt dẻ Trùng Khánh có vị ngọt, bùi riêng biệt. Ảnh: Công Hải.

Hạt dẻ Trùng Khánh có vị ngọt, bùi riêng biệt. Ảnh: Công Hải.

Ông Hà Minh Hải, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Trùng Khánh cho biết: Diện tích đất nông nghiệp của huyện Trùng Khánh vẫn còn rất nhiều để phát triển cây dẻ. Tuy nhiên, dù đã có chỉ dẫn địa lý từ năm 2013 nhưng do diện tích đất của từng hộ dân còn nhỏ lẻ, không tập trung, lại chưa hình thành được vùng sản xuất chuyên canh nên người dân cũng chưa mạnh dạn mở rộng diện tích trồng.

Cây dẻ bắt đầu cho quả từ năm thứ 5 - 7 trở đi đối với cây chiết ghép, năm thứ 9 - 10 đối với cây trồng bằng hạt. Do đó, nhiều người dân không muốn trồng vì thời gian được thu hoạch lâu. Bên cạnh đó, công tác bảo quản, sơ chế, chế biến chưa được quan tâm nghiên cứu, ứng dụng, công tác quảng bá, xúc tiến thương mại kém hiệu quả, đầu ra còn nhỏ lẻ, chủ yếu làm quà biếu nên hạt dẻ vẫn chưa phát huy đúng tiềm năng sẵn có.

Những năm gần đây, tỉnh Cao Bằng đã phối hợp với nhiều đơn vị, chỉ đạo các sở ngành, huyện Trùng Khánh tìm nhiều giải pháp để mở rộng diện tích cây dẻ, đưa thương hiệu hạt dẻ vươn xa ra ngoài tỉnh. Trong đó, Viện Nghiên cứu Lâm sinh triển khai đề tài “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cây dẻ Trùng Khánh tại tỉnh Cao Bằng” từ năm 2018, tập trung vào xác định giá trị nguồn gen cây dẻ, chọn lọc cây trội để lấy vật liệu nhân giống, xây dựng vườn giống vô tính dẻ Trùng Khánh 1ha và 3ha mô hình điểm trồng rừng thâm canh bằng các dòng có năng suất cao.

Cây dẻ cổ thụ tại xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Ảnh: Công Hải.

Cây dẻ cổ thụ tại xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Ảnh: Công Hải.

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng cũng đã chủ trì tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp nhân giống cây dẻ Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”, đề xuất phương pháp nhân giống ghép và giâm hom nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây dẻ Trùng Khánh, khắc phục những hạn chế của phương pháp trồng bằng hạt như hiện nay.

Đặc biệt, Sở NN-PTNT tỉnh Cao Bằng đã chủ trì xây dựng đề án phát triển cây dẻ Trùng Khánh giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030. Phấn đấu đến năm 2030, hình thành vùng sản xuất tập trung cây dẻ Trùng Khánh tập trung tại 7 xã: Chí Viễn, Khâm Thành, Đàm Thuỷ, Đình Phong, Ngọc Khê, Phong Châu, Đình Minh và Thị trấn Trùng Khánh với diện tích 700ha, năng suất bình quân đạt 22 tạ/ha, sản lượng 1.540 tấn, thu nhập đạt khoảng 220 triệu đồng/ha.

Công Hải

Khai mạc Tuần hàng giới thiệu sản phẩm nông sản tỉnh Yên Bái tại Hà Nội

Khai mạc Tuần hàng giới thiệu sản phẩm nông sản tỉnh Yên Bái tại Hà Nội

Từ ngày 6 - 8/12, tại Trung tâm Thương mại GO! Thăng Long, Central Retail Việt Nam tổ chức Tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản tỉnh Yên Bái năm 2024.

Đặc sản cam giòn vào vụ, giá bán tới 90.000 đồng/kg

Đặc sản cam giòn vào vụ, giá bán tới 90.000 đồng/kg

HÀ TĨNH Chưa năm nào giá cam giòn ở Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) cao như năm nay. Đầu vụ, hiện giá cam giòn từ 70.000 - 90.000 đồng/kg, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Làng nấu mật mía truyền thống 50 năm đỏ lửa vào vụ Tết

Làng nấu mật mía truyền thống 50 năm đỏ lửa vào vụ Tết

HÀ TĨNH Những ngày này, làng nghề sản xuất mật mía ở xã Thọ Điền (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đang ngày đêm đỏ lửa nấu mật phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Sản phẩm nông nghiệp tạo dấu ấn tại lễ hội sắc màu di sản

Sản phẩm nông nghiệp tạo dấu ấn tại lễ hội sắc màu di sản

NGHỆ AN Nhiều sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP đã tạo dấu ấn, thu hút đông đảo khách tham quan tại Triển lãm Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công.

Doanh số bán sản phẩm tăng bình quân 40% sau khi tham gia chương trình OCOP

Doanh số bán sản phẩm tăng bình quân 40% sau khi tham gia chương trình OCOP

HÀ TĨNH Sau khi tham gia chương trình OCOP, doanh số bán hàng của các sản phẩm tăng bình quân 40% so với trước khi tham gia chương trình.

Sắp diễn ra lễ hội về bưởi lần đầu tiên tại Đồng Nai

Sắp diễn ra lễ hội về bưởi lần đầu tiên tại Đồng Nai

Đồng Nai vừa công bố kế hoạch tổ chức Lễ hội 'Hương Bưởi Tân Triều'. Đây là lễ hội về bưởi lần đầu tiên của tỉnh Đồng Nai nhân dịp chào mừng năm mới.

Trồng ấu lời hơn trồng lúa

Trồng ấu lời hơn trồng lúa

ĐỒNG THÁP Cây ấu trước đây chỉ được trồng vào mùa nước nổi nhưng nay đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập ổn định quanh năm cho người dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

Tôm khô Hiểu Phát dai ngọt tự nhiên

Tôm khô Hiểu Phát dai ngọt tự nhiên

KIÊN GIANG Tôm khô của Hợp tác xã Hiểu Phát được làm từ tôm thẻ thiên nhiên, nuôi theo mô hình xen canh tôm - lúa hoặc các vùng chuyên tôm nuôi quảng canh cải tiến.

Tặng sầu riêng mạ vàng cho người trúng đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng

Tặng sầu riêng mạ vàng cho người trúng đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng

Tại lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần II, Ban tổ chức sẽ đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng được chọn tại những vườn đẹp nhất.

Gìn giữ, phát triển ‘báu vật đen’ xứ chè

Gìn giữ, phát triển ‘báu vật đen’ xứ chè

THÁI NGUYÊN Do hợp thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu, quả trám trồng ở Hà Châu rất đặc biệt, có vị bùi, béo, thơm, chắc thịt hơn hẳn trám được trồng ở các địa phương khác.

Xem Thêm