Thứ sáu, 22/11/2024 | 12:21 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 06:54, 30/04/2020

Đặc sản từ loài cây dại vùng cực Nam Tổ quốc

Vốn là loài cây mọc hoang dại nhưng bây giờ bồn bồn lại trở thành đặc sản trên bàn ăn của các tỉnh miền Tây, đem lại thu nhập khá cho nông dân Cà Mau.
Bồn bồn được xem là đặc sản của vùng sông nước Tây Nam Bộ, có thể chế biến nhiều món ăn ngon như làm dưa, xào tôm, nấu canh chua, nhúng lẩu hoặc ăn sống. 

Bồn bồn được xem là đặc sản của vùng sông nước Tây Nam Bộ, có thể chế biến nhiều món ăn ngon như làm dưa, xào tôm, nấu canh chua, nhúng lẩu hoặc ăn sống. 

Là loài cây hoang dại có khả năng chịu phèn, mặn và sống được trong điều kiện ngập sâu, trước đây, bồn bồn chủ yếu mọc nhiều ở vùng nước ngập mặn ở Cà Mau, sau này người dân đã lấy giống về trồng và nhân rộng ra nhiều nơi. 

Là loài cây hoang dại có khả năng chịu phèn, mặn và sống được trong điều kiện ngập sâu, trước đây, bồn bồn chủ yếu mọc nhiều ở vùng nước ngập mặn ở Cà Mau, sau này người dân đã lấy giống về trồng và nhân rộng ra nhiều nơi. 

Bồn bồn từng được xem như một loài cỏ dại, bị người dân ra sức tiêu diệt. Nhưng thời gian gần đây, bồn bồn lại được trồng nhân rộng và đem đến nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân. 

Bồn bồn từng được xem như một loài cỏ dại, bị người dân ra sức tiêu diệt. Nhưng thời gian gần đây, bồn bồn lại được trồng nhân rộng và đem đến nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân. 

Bồn bồn sinh trưởng và phát triển tốt vào mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 2 âm lịch). Lúc này, người dân tập trung chăm sóc bồn bồn để có thể cho vụ mùa thu hoạch như ý. Bên cạnh đó, người dân còn nuôi thêm ốc, cá lóc, tôm càng… để góp phần nâng cao nguồn thu nhập. 

Bồn bồn sinh trưởng và phát triển tốt vào mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 2 âm lịch). Lúc này, người dân tập trung chăm sóc bồn bồn để có thể cho vụ mùa thu hoạch như ý. Bên cạnh đó, người dân còn nuôi thêm ốc, cá lóc, tôm càng… để góp phần nâng cao nguồn thu nhập. 

Bồn bồn hút dinh dưỡng từ đất lớn lên cho đến khi mùa mưa xuất hiện. Lúc này cây đã to, lá xanh tốt người dân sẽ ngày ngày ra đồng thu hoạch. Với loại cây bụi này, họ sẽ nhổ nhánh bồn bồn đủ độ mang về tách lá lấy lõi nõn, sau đó chăm bón để tiếp tục thu hoạch. Vì thế giá trị kinh tế thu được từ chúng kèo dài quanh năm. 

Bồn bồn hút dinh dưỡng từ đất lớn lên cho đến khi mùa mưa xuất hiện. Lúc này cây đã to, lá xanh tốt người dân sẽ ngày ngày ra đồng thu hoạch. Với loại cây bụi này, họ sẽ nhổ nhánh bồn bồn đủ độ mang về tách lá lấy lõi nõn, sau đó chăm bón để tiếp tục thu hoạch. Vì thế giá trị kinh tế thu được từ chúng kèo dài quanh năm. 

Trong những năm gần đây, nhiều hộ dân xã Khánh An, huyện U Minh, Cà Mau thực hiện chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng bồn bồn. Mô hình đã phát huy được hiệu quả giúp nhiều hộ thoát nghèo, trong đó có nhiều hộ vươn lên khá giả. 

Trong những năm gần đây, nhiều hộ dân xã Khánh An, huyện U Minh, Cà Mau thực hiện chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng bồn bồn. Mô hình đã phát huy được hiệu quả giúp nhiều hộ thoát nghèo, trong đó có nhiều hộ vươn lên khá giả. 

Xã có 30 hộ dân trồng bồn bồn, với diện tích 47,5 ha, năng suất đạt 1.500kg/ha, thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. 

Xã có 30 hộ dân trồng bồn bồn, với diện tích 47,5 ha, năng suất đạt 1.500kg/ha, thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. 

Hiện giá bồn bồn tươi thành phẩm đang được thương lái thu mua từ 20.000 – 25.000 đồng/kg, giúp người dân có thu nhập gấp nhiều lần trồng lúa. Mô hình trồng bồn bồn đã chứng minh được hiệu quả và đang được chính quyền địa phương định hướng nhân rộng. 

Hiện giá bồn bồn tươi thành phẩm đang được thương lái thu mua từ 20.000 – 25.000 đồng/kg, giúp người dân có thu nhập gấp nhiều lần trồng lúa. Mô hình trồng bồn bồn đã chứng minh được hiệu quả và đang được chính quyền địa phương định hướng nhân rộng. 

Các đầu mối thu mua bồn bồn tại TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL cũng thành lập các đại lý ở huyện U Minh, với mong muốn đưa sản phẩm bồn bồn tiếp cận thị trường trong nước và tương lai là tiến tới xuất khẩu. 

Các đầu mối thu mua bồn bồn tại TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL cũng thành lập các đại lý ở huyện U Minh, với mong muốn đưa sản phẩm bồn bồn tiếp cận thị trường trong nước và tương lai là tiến tới xuất khẩu. 

Tùng Đinh- Đoàn Dũng

Trồng ấu lời hơn trồng lúa

Trồng ấu lời hơn trồng lúa

ĐỒNG THÁP Cây ấu trước đây chỉ được trồng vào mùa nước nổi nhưng nay đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập ổn định quanh năm cho người dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

Tôm khô Hiểu Phát dai ngọt tự nhiên

Tôm khô Hiểu Phát dai ngọt tự nhiên

KIÊN GIANG Tôm khô của Hợp tác xã Hiểu Phát được làm từ tôm thẻ thiên nhiên, nuôi theo mô hình xen canh tôm - lúa hoặc các vùng chuyên tôm nuôi quảng canh cải tiến.

Tặng sầu riêng mạ vàng cho người trúng đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng

Tặng sầu riêng mạ vàng cho người trúng đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng

Tại lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần II, Ban tổ chức sẽ đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng được chọn tại những vườn đẹp nhất.

Khai mạc phiên chợ đưa nông sản vùng cao xuống Thủ đô

Khai mạc phiên chợ đưa nông sản vùng cao xuống Thủ đô

HÀ NỘI Sáng 15/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2024.

Sắp ra mắt Bảo tàng Dừa sáp hơn 13 tỷ đồng

Sắp ra mắt Bảo tàng Dừa sáp hơn 13 tỷ đồng

Trà Vinh Bảo tàng Dừa sáp Trà Vinh có tổng nguồn vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng, góp phần tôn vinh cây dừa sáp nguyên bản được trồng tại vùng đất Cầu Kè.

Bỏ phố về quê khởi nghiệp bằng nem Lai Vung

Bỏ phố về quê khởi nghiệp bằng nem Lai Vung

Mong muốn duy trì và phát huy đặc sản nem Lai Vung, anh Huỳnh Ngọc Hậu (xã Tân Thành, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) đã rời phố, về quê khởi nghiệp từ loại nem này.

Thành lập Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My

Thành lập Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My

QUẢNG NAM Việc thành lập Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My nhằm nâng tầm thương hiệu và bảo hộ sản phẩm cho 2 loài cây dược liệu có giá trị của tỉnh Quảng Nam.

Đưa củ khoai mì vào ẩm thực để 'xuất ngoại'

Đưa củ khoai mì vào ẩm thực để 'xuất ngoại'

Từ một loại nông sản bình dị, nhờ sự sáng tạo bền bỉ, ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến, đã giúp tăng giá trị cho củ khoai mì Việt Nam.

Xem Thêm