Thứ năm, 16/01/2025 | 06:30 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 06:30, 16/01/2025

Đặc sản cam bù vàng rực triền đồi, giá gấp đôi năm trước

Hà Tĩnh Đầu mùa, giá cam bù bán tại vườn dao động từ 40.000 - 60.000 đồng/kg, cao gấp đôi năm trước. Thời điểm sát Tết, giá cam được dự báo sẽ tăng cao hơn nữa.

Quả đẹp, chất lượng ngọt hơn mọi năm

Là huyện miền núi giáp Lào, Hương Sơn (Hà Tĩnh) được thiên nhiên ban tặng nhiều sản vật, trong đó có giống cam bù thơm ngon với hương vị đặc trưng. Những ngày này, trên những vườn đồi khu vực huyện miền núi Hương Sơn rực sắc vàng của cam bù chín. Người trồng cam càng phấn khởi hơn khi năm nay cam được mùa, quả đẹp, vị ngọt hơn, giá bán cao hơn các năm trước.

Những ngày này, những vườn đồi ở huyện miền núi Hương Sơn rực rỡ sắc vàng của cam bù chín. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Những ngày này, những vườn đồi ở huyện miền núi Hương Sơn rực rỡ sắc vàng của cam bù chín. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Dẫn chúng tôi tham quan vườn hơn 300 gốc cam bù đang chín vàng rực trên sườn đồi, cây nào cũng trĩu quả, anh Phan Đình Hân tại thôn Kim Lộc, xã Kim Hoa (huyện Hương Sơn) cười mãn nguyện: "Năm nay, sản lượng tương đương với năm ngoái, tuy nhiên chất lượng cam được đánh giá cao hơn, cam chín đều, đẹp, ngọt do gia đình tuân thủ quy trình kỹ thuật và chuyển đổi chăm sóc theo hướng hữu cơ".

Theo đó, anh Hân chủ yếu sử dụng phân chuồng hoai mục để bón cho cam mỗi năm từ 2 - 3 lần. Để phòng trừ cỏ dại, anh sử dụng phủ gốc bằng cây xanh, rơm rạ… Với những cây cam gần chục năm tuổi, để quả không sà xuống đất, anh phải dùng cọc tre chống xung quanh các cành, đồng thời tỉa bớt cành khô, cành bị sâu bệnh. Với sản lượng ước đạt hơn 20 tấn cam, giá bán hiện tại từ 40 - 50 nghìn đồng/kg và sẽ tăng cao trong dịp Tết Ất Tỵ, anh Hân ước thu gần 1 tỷ đồng.

Ngoài mẫu mã đẹp, chất lượng cam bù năm nay được đánh giá cao hơn do người dân tuân thủ quy trình kỹ thuật và chú trọng chuyển đổi chăm sóc theo hướng hữu cơ. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Ngoài mẫu mã đẹp, chất lượng cam bù năm nay được đánh giá cao hơn do người dân tuân thủ quy trình kỹ thuật và chú trọng chuyển đổi chăm sóc theo hướng hữu cơ. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Giá bán gấp đôi năm trước

Thời điểm này, vườn cam hơn 400 gốc của anh Nguyễn Thanh Hảo tại thôn 9, xã Hàm Trường (huyện Hương Sơn) đã nhuộm một màu vàng rực. Để cây cam phát triển bền vững, gia đình anh đã tìm hiểu, thực hiện kỹ quy trình chăm sóc theo hướng hữu cơ, cho quả mẫu mã đẹp, đều, chất lượng ngọt, thơm ngon, đảm bảo an toàn.

Để có sản phẩm cam phục vụ đúng dịp Tết Nguyên Đán, ngay từ đầu năm, gia đình anh Hảo đã áp dụng kỹ thuật, chủ động chăm bón, tìm cách hãm cam chín muộn hơn. Hiện đã có nhiều thương lái đặt mua với giá cao hơn năm ngoái, tuy nhiên anh Hảo chưa vội bán mà đợi dịp Tết Nguyên Đán để có giá cao hơn nữa.

Những cây cam lâu năm nhà vườn phải dùng cọc tre chống xung quanh các cành để quả không bị sà xuống đất. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Những cây cam lâu năm nhà vườn phải dùng cọc tre chống xung quanh các cành để quả không bị sà xuống đất. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Là hộ trồng cam lâu năm tại xã Hàm Trường, năm nay, bà Lê Thị Lý rất phấn khởi khi 1ha cam bù cho năng suất cao, dự kiến đạt gần 10 tấn quả. Bà Lý vui vẻ: "Năm nay thời tiết thuận lợi cho cây cam sinh trưởng và phát triển, bên cạnh đó, ngay từ đầu năm gia đình tôi đã đầu tư chăm bón, phòng trừ tốt sâu bệnh nên cam năm nay được mùa, quả đang chín dần chờ thu hoạch phục vụ thị trường Tết". Thời gian qua, gia đình bà Lý cũng đã thu hoạch dần những quả cam nhỏ và vừa. Những quả to đẹp, bà đang chờ sát Tết mới bán vì sẽ được giá cao hơn.

Mùa thu hoạch cam bù Hương Sơn bắt đầu từ đầu tháng 12 Âm lịch và kéo dài đến qua Tết Nguyên Đán. Cam bù là cây ăn quả chủ lực của huyện Hương Sơn, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội trên địa bàn nói chung. Trung bình 1ha trồng giống cam bù Hương Sơn mang lại 100 - 150 triệu đồng, có những vườn sai quả cho thu nhập 300 - 400 triệu đồng/ha.

Cam bù cho thu hoạch vào đúng dịp Tết Nguyên Đán nên nhà vườn có thu nhập cao nhờ bán được giá. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Cam bù cho thu hoạch vào đúng dịp Tết Nguyên Đán nên nhà vườn có thu nhập cao nhờ bán được giá. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Bên cạnh việc mở rộng diện tích, những năm gần đây, người dân đã tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc. Năm nay quả cam mẫu đẹp, chất lượng đảm bảo, đầu mùa giá bán tại vườn phổ biến từ 40.000 - 60.000 đồng/kg, cao gấp đôi năm trước. Thời điểm sát Tết, giá cam được dự báo sẽ tăng cao hơn nữa.

Xã Hàm Trường được xem là thủ phủ trồng cam bù của huyện Hương Sơn với tổng diện tích gần 400ha, trong đó hơn 300ha đã cho quả, năng suất bình quân ước đạt 12 - 13 tấn/ha. Xã hiện có 1 HTX cam bù đạt sản phẩm OCOP 3 sao và 36 tổ hợp tác trồng cam VietGAP.

"Để tiếp tục nâng tầm thương hiệu, tăng giá trị cho sản phẩm cam bù đặc sản, thời gian qua xã Hàm Trường tiếp tục phát huy vai trò của các HTX, tổ hợp tác trong việc dẫn dắt nông dân phát triển sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, bà Trần Thị Nhâm", Phó Chủ tịch UBND xã Hàm Trường chia sẻ.

Đầu mùa, giá cam bù bán tại vườn từ 40.000 - 60.000 đồng/kg, cao gấp đôi hơn năm trước và dự báo sẽ còn tăng cao khi vào áp Tết. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Đầu mùa, giá cam bù bán tại vườn từ 40.000 - 60.000 đồng/kg, cao gấp đôi hơn năm trước và dự báo sẽ còn tăng cao khi vào áp Tết. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Giống cam bù có quả to (khoảng 4 - 5 quả/kg), tròn, màu vàng đẹp, chất lượng thơm ngon. Vỏ ngoài quả cam nhẵn mịn chứ không sần sùi giống như cam sành nên trông rất đẹp. Những người đã từng thưởng thức giống cam này chắc chắn sẽ nhớ mãi hương vị thơm ngon đầu lưỡi, vị ngọt thanh, mọng nước.

Cây cam bù hiện đã trở thành cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế hàng đầu trên đất Hương Sơn (gấp 10 - 20 lần các cây trồng khác như chanh, quýt, mía…). Đặc biệt trong dịp Tết, cam bù là thức quả phù hợp để làm quà biếu, cũng là thứ quả thông dụng trên bàn thờ gia tiên ở Hà Tĩnh.

Cây cam bù hiện là cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế hàng đầu trên đất Hương Sơn. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Cây cam bù hiện là cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế hàng đầu trên đất Hương Sơn. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Huyện Hương Sơn hiện có hơn 1.100ha cam bù, trong đó có 820ha đã cho khai thác quả. Cam bù Hương Sơn tập trung tại các xã Hàm Trường, Kim Hoa, Sơn Lâm, Quang Diệm và rải rác tại các xã Sơn Tây, Sơn Trung, Sơn Kim 1... Năm nay, năng suất cam bù bình quân của huyện ước đạt từ 13 - 14 tấn/ha, sản lượng ước đạt hơn 12.000 tấn.

Ánh Nguyệt

Cam Vân Đồn vào mùa thu hoạch

Cam Vân Đồn vào mùa thu hoạch

Quảng Ninh Vạn Yên là vùng trồng cam tập trung lớn nhất huyện Vân Đồn. Khi tiết trời bắt đầu se lạnh, những vườn cam Vạn Yên bắt đầu bước vào mùa thu hoạch.

Tạo thương hiệu từ đặc sản nếp cái hoa vàng địa phương

Tạo thương hiệu từ đặc sản nếp cái hoa vàng địa phương

Quảng Ninh Từ bỏ công việc ổn định, anh Đoàn Công Bách quyết tâm xây dựng sản phẩm rượu men lá Gốc Đa từ gạo nếp cái hoa vàng trứ danh của Quảng Yên.

Diêm dân hồ hởi giữa những ngày nắng nóng

Diêm dân hồ hởi giữa những ngày nắng nóng

Quảng Bình Vào những ngày nắng lên đến đỉnh điểm là lúc diêm dân Quảng Phú nở những nụ cười tươi vì muối được mùa, được giá…

Khai mạc Tuần hàng giới thiệu sản phẩm nông sản tỉnh Yên Bái tại Hà Nội

Khai mạc Tuần hàng giới thiệu sản phẩm nông sản tỉnh Yên Bái tại Hà Nội

Từ ngày 6 - 8/12, tại Trung tâm Thương mại GO! Thăng Long, Central Retail Việt Nam tổ chức Tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản tỉnh Yên Bái năm 2024.

Đặc sản cam giòn vào vụ, giá bán tới 90.000 đồng/kg

Đặc sản cam giòn vào vụ, giá bán tới 90.000 đồng/kg

HÀ TĨNH Chưa năm nào giá cam giòn ở Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) cao như năm nay. Đầu vụ, hiện giá cam giòn từ 70.000 - 90.000 đồng/kg, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Làng nấu mật mía truyền thống 50 năm đỏ lửa vào vụ Tết

Làng nấu mật mía truyền thống 50 năm đỏ lửa vào vụ Tết

HÀ TĨNH Những ngày này, làng nghề sản xuất mật mía ở xã Thọ Điền (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đang ngày đêm đỏ lửa nấu mật phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Sản phẩm nông nghiệp tạo dấu ấn tại lễ hội sắc màu di sản

Sản phẩm nông nghiệp tạo dấu ấn tại lễ hội sắc màu di sản

NGHỆ AN Nhiều sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP đã tạo dấu ấn, thu hút đông đảo khách tham quan tại Triển lãm Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công.

Trà Ba kích Ba Chẽ đạt sản phẩm OCOP 3 sao

Trà Ba kích Ba Chẽ đạt sản phẩm OCOP 3 sao

Quảng Ninh Trà Ba kích Ba Chẽ là sản phẩm được chế biến từ 100% củ ba kích tím, là thức uống vừa bổ dưỡng vừa tiện lợi trong việc chăm sóc sức khỏe.

Doanh số bán sản phẩm tăng bình quân 40% sau khi tham gia chương trình OCOP

Doanh số bán sản phẩm tăng bình quân 40% sau khi tham gia chương trình OCOP

HÀ TĨNH Sau khi tham gia chương trình OCOP, doanh số bán hàng của các sản phẩm tăng bình quân 40% so với trước khi tham gia chương trình.

Xem Thêm