Thứ tư, 06/11/2024 | 08:00 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 08:00, 06/11/2024

Chuyển đổi hữu cơ ở vùng chè được dãy Tam Đảo che chở

THÁI NGUYÊN Để tăng giá trị sản phẩm, phát triển điểm du lịch cộng đồng hồ Ghềnh Chè, HTX Trà Cao Sơn đang chuyển đổi phương thức sản xuất chè sang hữu cơ.
HTX Trà Cao Sơn được thiên nhiên ban tặng nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển vùng chè đặc sản. Ảnh: Quang Linh. 

HTX Trà Cao Sơn được thiên nhiên ban tặng nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển vùng chè đặc sản. Ảnh: Quang Linh. 

Trên những ngọn đồi bao quanh hồ Ghềnh Chè, vùng chè an toàn của HTX Trà Cao Sơn (xóm Khe Lim, xã Bình Sơn, TP Sông Công, Thái Nguyên) được dãy Tam Đảo che chở khỏi cái nắng gắt mùa hè, nhờ đó sản phẩm chè nơi đây có đặc trưng chát dịu, để lâu có vị ngọt đầu lưỡi.

Xã Bình Sơn được thiên nhiên ưu ái ban tặng dòng nước mát lành và khí hậu ôn hòa quanh năm, rất thuận lợi cho việc phát triển vùng chè đặc sản gắn với du lịch cộng đồng.

HTX Trà Cao Sơn hiện có 20ha chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP với 3 sản phẩm đạt OCOP 4 sao và đang trong quá trình nâng hạng lên 5 sao. Để đáp ứng các tiêu chí nâng hạng OCOP và gia tăng giá trị sản phẩm, HTX đang từng bước chuyển đổi sang canh tác hữu cơ.

Ông Phạm Văn Tiến, Giám đốc HTX Trà Cao Sơn cho biết, cả 12 thành viên của HTX đều nhận thức rất rõ nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm hữu cơ, đặt sức khỏe của khách hàng là ưu tiên số một. Không chỉ hướng đến gia tăng giá trị sản phẩm, sự chuyển dịch sang sản xuất hữu cơ trước hết là vì giá trị cốt lõi về sức khỏe con người, môi trường và phát triển bền vững.

Cây chè khỏe, sạch sâu bệnh, cho sản phẩm chất lượng, an toàn nhờ chuyển đổi sang canh tác hữu cơ. Ảnh: Quang Linh. 

Cây chè khỏe, sạch sâu bệnh, cho sản phẩm chất lượng, an toàn nhờ chuyển đổi sang canh tác hữu cơ. Ảnh: Quang Linh. 

Hiện nay, HTX ủ phân bón hữu cơ để bón cho cây chè từ các phế phụ phẩm nông nghiệp như đỗ tương, ngô, hoa quả loại thải… với phân chuồng cùng chế phẩm vi sinh.

“Việc sử dụng phân bón hữu cơ giúp HTX cải tạo đất bị thoái hóa do canh tác lâu năm. Hiện nay, không chỉ đất ở mà đất canh tác nông nghiệp cũng rất hạn chế. Do đó, việc cải tạo đất từ quy trình canh tác hữu cơ giúp HTX tiết kiệm chi phí sản xuất rất lớn”, ông Tiến cho biết.

Hiện nay, sản phẩm chè của HTX Trà Cao Sơn có giá trị tương đối cao trên thị trường. Cụ thể, dòng chè đinh có giá 3 - 5 triệu đồng/kg, dòng chè tôm nõn có giá 0,8 - 1,5 triệu đồng/kg, dòng chè móc có giá 300 - 700 nghìn đồng/kg, bột matcha 1 triệu đồng/kg.

Trung bình mỗi năm, HTX sản xuất và tiêu thụ khoảng 15 tấn chè khô. Thị trường tiêu thụ của HTX được mở rộng khắp các tỉnh thành trong nước như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Bắc Ninh... Đơn vị cũng đang tích cực tham gia các hội chợ, hoạt động xúc tiến thương mại để gia tăng sản lượng xuất khẩu.

Trong quá trình sản xuất, các thành viên HTX luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất hữu cơ, không sử dụng thuốc diệt cỏ, không sử dụng thuốc BVTV, chỉ sử dụng chế phẩm thảo mộc để phòng trừ, xua đuổi côn trùng, sử dụng nguồn nước sạch để tưới cho cây chè…

Du khách nước ngoài trải nghiệm tại HTX Trà Cao Sơn. Ảnh: QL.

Du khách nước ngoài trải nghiệm tại HTX Trà Cao Sơn. Ảnh: QL.

Đặc biệt, HTX đã được nhà nước hỗ trợ lắp đặt trạm quan trắc thời tiết thông minh iMetos. Trạm iMetos phục vụ đắc lực cho nông dân thông qua việc tính toán lịch gieo trồng, thu hoạch, dự báo thời tiết, cảnh báo sớm sâu bệnh gây hại.

“Bà con nơi đây hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với cây chè từ chăm sóc, thu hái, sao sấy, đóng gói…, ngoài ra, nhà ở cũng nằm lọt thỏm giữa nương chè. Chè dùng thuốc hóa học, độc hại thì chính chúng tôi sẽ gánh chịu đầu tiên. Do đó, canh tác hữu cơ sẽ bảo vệ sức khỏe của chính chúng tôi”, bà Trần Thị Điệp, thành viên HTX Trà Cao Sơn chia sẻ.

Không chỉ bảo vệ môi trường sống, chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ còn thúc đẩy phát triển điểm du lịch cộng đồng hồ Ghềnh Chè vốn có nhiều tiềm năng. Thời gian qua, HTX Trà Cao Sơn đã thu hút đông đảo du khách trải nghiệm hái chè, trở thành điểm kết nối trong hành trình tham quan tại hồ Ghềnh Chè.

Thời gian tới, HTX Trà Cao Sơn mong muốn địa phương, cơ quan chuyên môn quy hoạch vùng chè hữu cơ tại xã Bình Sơn nói riêng và xóm Khe Lim nói riêng để tạo điều kiện cho nông dân thay đổi phương thức sản xuất. 

Quang Linh

Chuyển đổi hữu cơ ở vùng chè được dãy Tam Đảo che chở

Chuyển đổi hữu cơ ở vùng chè được dãy Tam Đảo che chở

THÁI NGUYÊN Để tăng giá trị sản phẩm, phát triển điểm du lịch cộng đồng hồ Ghềnh Chè, HTX Trà Cao Sơn đang chuyển đổi phương thức sản xuất chè sang hữu cơ.

Hà Nội mùa sen lấy củ

Hà Nội mùa sen lấy củ

Giữa đầm sen, lá đang rạc đi trong nắng hanh, những người thợ đào củ sen ngâm mình dùng vòi bơm cao áp sục xuống bùn để củ sen long ra rồi bỏ vào khay.

Trồng măng tre hữu cơ, vừa dễ, vừa kiếm bộn tiền

Trồng măng tre hữu cơ, vừa dễ, vừa kiếm bộn tiền

BÌNH PHƯỚC Cây măng tre canh tác hữu cơ rất dễ vì gần như chẳng có sâu bệnh hại, không phải dùng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh, chỉ cần chú trọng bón phân hữu cơ.

Những giống lúa bản địa của người Mường đang dần biến mất

Những giống lúa bản địa của người Mường đang dần biến mất

HÒA BÌNH Bà Bùi Thị Thượng - nông dân ở xã Vân Sơn (huyện Tân Lạc) vẫn còn nhớ như in chuyện mình được đi Ý hai lần để dự hội nghị hữu cơ thế giới.

Vườn sầu riêng lãi 15 tỷ đồng mỗi năm của Nông dân Việt Nam xuất sắc

Vườn sầu riêng lãi 15 tỷ đồng mỗi năm của Nông dân Việt Nam xuất sắc

KON TUM Không chỉ là nông dân sản xuất giỏi, ông Bùi Văn Quyển còn chú trọng sản xuất theo hướng hữu cơ, bảo vệ sức khỏe gia đình, người tiêu dùng và môi trường sinh thái.

Người tiên phong trồng na Thái trên đất giồng cát

Người tiên phong trồng na Thái trên đất giồng cát

TRÀ VINH Anh Trang Tấn Tài ở huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh là người tiên phong trồng na Thái trên đất giồng cát theo hướng hữu cơ, đạt trọng lượng tối đa nửa kg mỗi quả.

Vườn bưởi để mặc sức cho cỏ mọc

Vườn bưởi để mặc sức cho cỏ mọc

BÌNH PHƯỚC Sau khi chuyển đổi thành công quy trình canh tác vườn bưởi da xanh từ truyền thống sang hữu cơ, những trái bưởi ngon hơn hẳn. Ông cảm thấy lòng nhẹ nhõm và rất vui.

Xem Thêm