Thứ hai, 29/04/2024 | 15:51 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 06:35, 28/10/2022

Chuẩn hóa từ Dự án khởi nghiệp

Có 3 dự án nhận được suất tư vấn thực hành Nông trại cơ bản (PFA-Primary Farm Assurance) tại cuộc thi 'Dự án Khởi nghiệp nông nghiệp - Đổi mới sáng tạo' lần 8.
Ảnh bài Chuan Hoi nhap 28-10

Tư vấn cho khách tham quan tại gian hàng Chuẩn hội nhập. Ảnh: Ngọc Bích

Cuộc thi vừa khép lại ngày 16/10/2022. Trị giá giải thưởng mỗi dự án 50 triệu đồng do Chương trình Tư vấn xây dựng tiêu chuẩn của Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao và Công ty Vật tư nông nghiệp Lợi Lợi Dân tài trợ.

Là 1 trong 3 dự án được chọn để tiếp tục hỗ trợ, chị Cao Thị Cẩm Nhung (Hậu Giang), chủ dự án “Sản phẩm thịt thực vật từ mít” cho biết, có 3 nhóm sản phẩm từ mít: 1/Healthy Snack ăn vặt: bánh phồng mít, khô mít; 2/Thực phẩm bữa ăn phụ/chính, nấu món ăn nhanh, tiện lợi; pâte mít, chả cá thác lác mít; 3/Nguyên liệu chế biến món ăn, đóng gói, tiện lợi: mít non đóng hộp, nhân bánh từ mít. Nhiều loại ra đời trong hoàn cảnh éo le do đại dịch nên vẫn còn nhiều lổ hổng cần hoàn thiện.

Chị Nhung nhớ lại, năm 2020, bản thân cố gắng vận hành một hệ thống đồ ăn vặt, cũng đủ sống, trong khi vườn mít của gia đình không tiêu thụ được. Tình cảnh ứ đọng là bức tranh chung, không thể cầu cứu ai được nên phải tự nghĩ ra cách chế biến mít - hi vọng tìm được lối thoát cho vườn nhà.

Đầu tiên, chị làm món ăn vặt từ mít được thị trường chấp nhận. Một lần, nghe Trung tâm BSA nói về xu hướng dùng thịt thực vật thay thế thịt động vật, chị mạnh dạn hơn khi dùng mít như nguyên liệu chính cho những món ăn. Tên món ăn là Le Mit - mít non, mít già và cả mít chín đều được nghiên cứu để chế biến các món ăn. Tuy nhiên, làm món ăn vặt nhưng cũng phải chuẩn mực, đàng hoàng, chỉn chu nên lỗ hổng trong hệ thống là làm sao tìm được công nghệ chế biến phù hợp.

Chị xây dựng Dự án nhỏ áp dụng phương pháp chế biến bán công nghiệp, tập trung chủ yếu vào việc hấp tiệt trùng, không cho vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn. Chị muốn ứng dụng công nghệ lên men nhưng chưa thể bảo quản sản phẩm lâu hơn nên nhiều khi thấy người ta áp dụng công nghệ làm đông thâm - nhanh, giữ nguyên hương vị và hàm lượng dinh dưỡng hay công nghệ ép đùn trong thực phẩm để tạo viên, tạo sơ thịt cho thịt mít… mà mơ ước.

Ông Bùi Phước Hòa, chuyên gia Ban dự án Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập, cho biết 3 dự án - gồm:1/ Dự án “Dược Trà - Khai thác giá trị dược liệu từ nông sản” của Đoàn Thị Hồng Thắm (Cần Thơ); 2/ Dự án “Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau, quả trong nhà màng theo tiêu chuẩn Viet GAP” của nhóm Lê Ngọc Thạch (Đồng Tháp); 3/ Dự án “Sản phẩm thịt thực vật từ mít” của Cao Thị Cẩm Nhung (Hậu Giang) - sẽ được tư vấn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn PFA cho vườn trồng nguyên liệu đầu vào.

"Thật ra, chỉ cần lắng nghe tư vấn từ các chuyên gia, cải tiến cách vận hành, quán xuyến một cách hệ thống thì việc tiếp cận chuẩn mực không có gì khó”, chuyên gia Bùi Phước Hòa gợi ý để doanh nghiệp tự tin hơn. Vấn đề là khi áp dụng bộ tiêu chí không thể tiến hành riêng rẽ từng bộ phận, cá nhân mà phải giải quyết tất cả các yếu tố theo tuyến tác động trong hệ thống - từ lúc nhận nguyên liệu đến khi sản xuất ra thành phẩm - phải nắm chắc mọi tiêu chí, ổn định chất lượng, giảm thiểu tác động môi trường, giảm các sự cố về an toàn sức khỏe; nâng cao chất lượng sản phẩm. Ban dự án sẽ liên hệ và trao đổi cụ thể hơn để đánh giá khả năng tham gia chương trình và có kế hoạch phát triển hệ thống theo các tiêu chuẩn khác trong tương lai chứ không chỉ là nội dung PFA.

PFA giúp bảo đảm việc canh tác đủ chuẩn cung cấp nguyên liệu đầu vào, sau đó là một quãng đường dài liên quan đến chế biến, giám sát mối nguy… Ông Hòa lưu ý thêm: Điều cơ bản là lãnh đạo doanh nghiệp phải luôn xem xét cả hệ thống, đánh giá các mục tiêu và chỉ tiêu liên quan, phân tích nguyên nhân vì sao chưa đạt hay có nguy cơ không đạt, biện pháp nào phù hợp với bối cảnh và nội lực của doanh nghiệp nhất để lập kế hoạch mới và thực hiện định kỳ xem xét, đánh giá, hoàn thiện theo định hướng của sứ mệnh, tầm nhìn, theo chu trình PDCA (Plan - Do - Check - Act) là phương pháp quản lý đơn giản và dễ dàng nhất để kiểm soát quy trình, cải tiến liên tục và hướng dẫn của Bộ tiêu chí.

Ban dự án tiếp tục xem xét đánh giá thực tế tại nhà máy xem mức độ áp dụng ở từng doanh nghiệp. Đó là cơ sở để đưa ra giải pháp khắc phục vấn đề có tính thực tế, quán xuyến cả hệ thống, nhằm mang lại giá trị thiết thực nhất cho doanh nghiệp. Những gì doanh nghiệp đã cam kết về chất lượng, giám sát mối nguy, bảo vệ môi trường, an toàn & sức khỏe người lao động, nghĩa vụ thuế, BHXH và trách nhiệm xã hội, tính minh bạch và đạo đức kinh doanh, kết quả kiểm tra thực tế... là cách tái xác nhận quá trình thực thi tiêu chuẩn của doanh nghiệp, đồng thời là cách chuyên gia phát hiện vấn đề cần cải tiến, hoàn thiện hoặc cách thực hiện hiệu quả hơn, giúp hệ thống vận hành tốt hơn. Cuối cùng là giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững, đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.

Ngọc Bích

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

BÌNH ĐỊNH Chuyện 30 cây sầu riêng cho thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa ta đã làm nổi lên phong trào cải tạo vườn tạp, phá cây keo để trồng sầu riêng ở huyện Hoài Ân.

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam chủ yếu mới đưa các chất hoá học vào sản xuất nông nghiệp khoảng 50 năm nên hiện còn khá nhiều địa phương vẫn canh tác nông nghiệp truyền thống.

1.000 cây bưởi và 7.000 trụ tiêu doanh thu 1,5 tỷ đồng/năm

1.000 cây bưởi và 7.000 trụ tiêu doanh thu 1,5 tỷ đồng/năm

BÌNH ĐỊNH Toàn bộ sản phẩm bưởi, hồ tiêu trồng theo hướng hữu cơ của ông Đặng Văn Cấp được HTX Nông nghiệp Thanh Niên Hoài Ân bao tiêu, nhà vườn không phải lo đầu ra…

Khẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Khẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Từ năm 2021, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu quế lớn nhất thế giới. Hiện nay, ngành quế cần có chiến lược đổi mới để trở thành quốc gia xuất khẩu quế bền vững.

Xem Thêm