Thứ sáu, 22/11/2024 | 11:27 GMT +7
Do nhiều chuỗi sản xuất, cung ứng, tiêu thụ bị đứt gãy trong dịch Covid-19, ngành nông nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức. Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), ngay trong tháng 9/2021, các tỉnh Nam Bộ sẽ phải tiêu thụ khoảng 2 triệu tấn lúa, 400.000 tấn trái cây, 250.000 tấn rau, và nhiều loại nông sản khác.
Trong điều kiện các tỉnh, thành phố giãn cách, lưu thông lượng hàng hóa nông sản này không đơn giản. Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP. HCM (FFA) hiến kế: "Hơn một năm nay, chúng tôi đã kiến nghị Thủ tướng và UBND TP. HCM có chính sách mang tính quốc gia để kêu gọi đầu tư xây dựng kho lạnh, kho bảo quản nông sản, lương thực, thực phẩm hiện đại, quy mô lớn".
Với tinh thần, doanh nghiệp chỉ cần cơ chế, chính sách, bà Chi cho rằng, hệ thống kho vận, logistics cần được đẩy mạnh tại Việt Nam - một quốc gia mà nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP. Bà lấy ví dụ, tại nhiều nước sản xuất nông nghiệp lớn, kho lạnh có thể trữ lượng hàng hóa lên tới 6 tháng.
Chủ trương xây kho lạnh cũng được lãnh đạo Bộ NN-PTNT quan tâm từ lâu. Tuy nhiên, nhiều vấn đề cần tính đến khi xây dựng, chẳng hạn: địa điểm, cơ chế hợp tác công tư, và các chính sách về tín dụng.
Trong buổi toạ đàm "Tìm giải pháp tiêu thụ nông sản: Trước mắt và lâu dài" sáng 4/9, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND Cần Thơ cũng lưu ý vấn đề này. Thành phố hiện có hệ thống giao thông thuận tiện, nhiều nhà máy sấy lúa và thương lái, doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu tổ chức chỉ một kho lạnh ở Cần Thơ, những tỉnh xa như Long An, Cà Mau có thể gặp khó khi vận chuyển.
Chưa tìm được phương án cụ thể, nhưng bà Lý Kim Chi nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống kho lạnh. Bà cho biết: "Chúng ta sẽ chủ động được nguồn nguyên liệu, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng liên kết chặt chẽ cho chuỗi cung ứng, thúc đẩy ngành lương thực, thực phẩm nói riêng và các ngành sản xuất khác phát triển".
Với đặc thù của ngành lương thực, thực phẩm là các nhà sản xuất đầu cuối phải nhập hàng từ nhiều nhà cung cấp, bà Chi tham mưu thêm về việc đẩy mạnh công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản. Đây là cách giúp cả người bán lẫn người mua vượt qua được vấn đề giãn cách xã hội hiện nay.
"Mỗi địa phương phải nắm được tình hình về tổng nhu cầu sản phẩm từ nông dân, hợp tác xã. Muốn có đầu ra phải nắm chắc đầu vào về số lượng, chất lượng, sản xuất theo tiêu chuẩn gì, thương hiệu, giá cả", bà Chi chia sẻ.
ĐẮK NÔNG 'Mục tiêu của chúng tôi là cùng nông dân canh tác cà phê theo quy trình hữu cơ và mang đến cho khách hàng những ly cà phê chất lượng, hương vị đặc trưng'.
Bò sốt tiêu đen là món ăn thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng, xin mách bạn công thức chế biến món bò sốt tiêu đen vô cùng đậm đà ngay tại nhà nhé.
Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đề xuất Bộ NN-PTNT cho phép xã hội hóa các chương trình đào tạo về nông nghiệp hữu cơ.
HÀ TĨNH Sau khi tham gia chương trình OCOP, doanh số bán hàng của các sản phẩm tăng bình quân 40% so với trước khi tham gia chương trình.