Thứ ba, 15/04/2025 | 02:07 GMT +7
Tại chợ cá làng Sở Thượng, khu chợ cá lớn nhất miền Bắc nằm tại quận Hoàng Mai (Hà Nội), cả khu chợ được tô đỏ với màu sắc của các loại cá chép đỏ cúng ông công, ông táo và cá cảnh chơi tết, không khí nhộn nhịp, sôi động khác lạ ngày thường. Ảnh: Trung Quân
Các tiểu thương ở đây cho biết, từ đêm ngày 21 tháng chạp đến rạng sáng ngày 23 là khoảng thời gian sôi động nhất. Các lái buôn từ nhiều tỉnh thành như Nam Định, Hà Nam, Phú Thọ, Vĩnh Phúc… đưa cá về đây tập kết. Từ đây, cá được đưa đi tiêu thụ ở khắp các chợ trong nội thành. Năm nay, do lượng cung cá có phần giảm nên giá tăng cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Trung Quân
Chị Phương, một thương lái tại chợ cá chia sẻ: Năm nay lượng cung thấp hơn rất nhiều do các trang trại, hộ dân nuôi cá có tỉ lệ thụ tinh đạt rất thấp. Một số nguồn cung cấp nhiều như Hải Dương do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên không thể vận chuyển cá lên tiêu thụ. Hơn nữa, do năm trước lượng cung quá nhiều, khó tiêu thụ, giá thấp nên năm nay nhiều hộ đã cắt giảm số lượng ao nuôi, thậm chí không nuôi nữa. Ảnh: Trung Quân
Cũng do lượng cung thấp nên giá cá năm nay tăng đột biến theo ngày. Thời điểm ngày 20 tháng chạp giá cá ở mức 100.000-110.000/kg, đến sáng ngày 22 đã tăng lên hơn 200.000/kg. Hiện, cá chép đỏ đang có giá từ 200.000-220.000/kg (cao hơn rất nhiều cùng kỳ năm ngoái từ 60.000-70.000/kg), cá chép cảnh từ 250.000-300.000/kg.
Là dịp cúng lễ quan trọng trong năm nên người mua rất kỹ càng trong việc lựa chọn cho được các loại cá đẹp để làm lễ. Tiêu chuẩn của một con cá đẹp là mình đỏ đẹp, mắt đen và có bụng mỡ. So với cá chép vàng thì cá chép đỏ được nhiều người lựa chọn hơn bởi cá khỏe, màu sắc tươi tắn. Năm nay những loại cá chép được người dân ưu thích tìm mua nhiều là chép tam dương, chép vàng, đỏ ớt…
Cá chép cảnh cũng được ưa chuộng, hiện có giá từ 250 - 300 nghìn đồng/kg. Tại một số chợ dân sinh, cá từ chợ đầu mối được các tiểu thương bán lẻ theo từng con hoặc từng túi (thường 3 con) cho các hộ gia đình. Hiện, giá bán đang ở mức từ 40.000-50.000/túi 3 con, một số cá to đẹp hơn có giá từ 20.000-30.000/con.
Mong muốn đưa nông sản quê hương vượt ra khỏi bản làng, nhiều phụ nữ Cơ Tu đã khởi nghiệp thành công nhờ tận dụng các nền tảng số.
Vùng chè Tân Cương sẽ gắn với không gian văn hóa trà cộng đồng, phát triển du lịch, dịch vụ, lấy chè làm trung tâm, làm động lực cho sự phát triển.
BẠC LIÊU Đa dạng sản phẩm muối, gia vị muối và các sản phẩm OCOP đặc trưng vùng miền trong cả nước được trưng bày, giới thiệu tại Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025.
Đó là các gian hàng trưng bày sản phẩm muối, gia vị và sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của hơn 40 đơn vị đến từ hơn 20 tỉnh/thành trên cả nước.
Chính phủ vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực'.
Sóc Trăng Anh Ngô Tuấn Thanh, một người trẻ đầy nhiệt huyết, đã biến cà na Sóc Trăng từ món ăn vặt bình dân thành sản phẩm chất lượng cao, trở thành đặc sản có giá trị.
Đồng Tháp Ngày vía Thần Tài, các phẩm vật được người dân mua về cúng như cá lóc nướng, thịt heo quay, vịt quay, bánh bao, vàng, hoa, trái cây.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn cho rằng, sản phẩm mắm Lê Gia từ góc nhỏ của làng quê đã vươn ra thế giới. Đây là điều rất tự hào và đáng trân trọng.