Thứ sáu, 17/05/2024 | 14:42 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 06:23, 06/04/2023

Bà Phạm Chi Lan: Cơ hội vươn lên thành công trong nền kinh tế xanh

Kinh tế xanh đang được các doanh nghiệp xem như một xu hướng phát triển mới. Bà Phạm Chi Lan - Cố vấn Kinh tế cao cấp Hội Hàng Việt Nam Chất lượng cao - đã có cuộc trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam quanh vấn đề này.
Empty

Bà Phạm Chi Lan – Cố vấn kinh tế cao cấp Hội Hàng Việt Nam Chất lượng cao. Ảnh: Hữu Đức.

Kinh tế xanh và gần đây, các thuật ngữ tăng trưởng xanh, nông nghiệp xanh, năng lượng xanh, tài chính xanh… được đề cập đến như một xu thế mới. Hiểu cụ thể về nền kinh tế xanh và cơ hội đối với các doanh nghiệp như thế nào, thưa bà?

Tại Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ yếu, chiếm khoảng 97 - 98%, số doanh nghiệp lớn trong cả nước đang hình thành ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh chung của kinh tế toàn cầu hiện nay giới chuyên gia đánh giá là bất định và Việt Nam phải chấp nhận để chủ động với tình hình đó. Đừng nghĩ là năm ngoái tăng trưởng được 8,02% thì năm nay sẽ đạt như thế. Thực tế là Quốc hội chỉ đặt chỉ tiêu tăng trưởng khoảng 6%. Năm qua tăng trưởng cao là do năm trước đó quá thấp. Vì vậy, cái lo số 1 của những người làm kinh doanh là đối mặt với sự bất định của nền kinh tế.

Phát triển xanh, tăng trưởng xanh là rõ ràng, rất cần với nước ta hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh cần nỗ lực tăng trưởng liên tục. Có thể nhận thấy như trong phát triển ngành thủy sản hoặc là xoay quanh chuyện phát triển các sản phẩm của ngành nông nghiệp ở vùng ĐBSCL, chúng ta cần nâng cao giá trị, xây dựng thương hiệu, gắn kết chuỗi giá trị... thì mới hy vọng nhắm tới tăng trưởng xanh, gắn liền xu thế kinh tế xanh phát triển bền vững.

Hiện có một số doanh nghiệp cho rằng đã thực thi nhiều tiêu chuẩn đáp ứng điều kiện xuất khẩu theo thị trường, vậy chuẩn xanh có gì khác biệt?

Thật ra, các doanh nghiệp đưa ra yêu cầu gắn với các tiêu chuẩn xuất khẩu đáp ứng theo thị trường là có lý đúng của doanh nghiệp vì một số nước có bổ sung, sửa đổi các điều khoản mới vào tiêu chuẩn, hầu hết đều có yếu tố xanh. Một số nước rất quan tâm đến nghị quyết của Liên hợp quốc về phát triển bền vững bao gồm chuẩn xanh, bao trùm việc không gây hại cho các tác nhân khác và mang lại lợi ích cho những người bị thua thiệt. Đó là những tiêu chuẩn đang thực hiện, làm được rồi nhưng vẫn rất cần ý thức làm kinh tế xanh và thúc đẩy làm xanh hóa hoạt động của mình.

Ví dụ thực tế cho thấy, Công ty Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp) đã chứng minh rõ ràng không chỉ thực hiện theo các tiêu chuẩn mà còn thực hành kinh tế tuần hoàn. Kinh tế tuần hoàn là một phần trong kinh tế xanh, một cách làm xanh để chứng minh giá trị sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp.

Luân canh tôm-lúa phát triển bền vững ở ĐBSCL. Ảnh Hữu Đức

Luân canh tôm - lúa phát triển bền vững ở ĐBSCL. Ảnh: Hữu Đức.

Từ hội thảo kinh tế xanh mới đây tại TP.HCM, các doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao đã nhận diện cơ hội phát triển kinh tế xanh. Theo bà, doanh nghiệp sẽ đóng vai trò dẫn dắt như thế nào?

Tôi nghĩ phát triển kinh tế xanh gần như một xu hướng bắt buộc cho nền nông nghiệp Việt Nam. Nếu như trong các sản phẩm tiêu dùng khác (như hàng may mặc, giày dép) đều có chuẩn trong sản xuất rồi nhưng không hẳn yêu cầu xanh cao lắm. Đối với các sản phẩm nông nghiệp rất cần có chuẩn xanh, nhất là nhắm vào thị trường xuất khẩu như EU, Mỹ, Nhật và cả Trung Quốc. Nếu không đạt yêu cầu về chuẩn xanh thì họ sẽ không mua, khi đó sản lượng có thể sẽ rất dư thừa. Bởi một số mặt hàng nông sản nước ta có lợi thế nhất để cạnh tranh, muốn tăng giá trị hơn là để bán sản phẩm thô, bán rẻ so với một số nước trong khu vực trong cùng ngành hàng, nhất thiết cần làm đạt theo chuẩn xanh và chứng minh được một cách nghiêm túc trong chuỗi giá trị.

Từ khâu sản xuất đầu tiên là nông dân đến người cung ứng vật tư đầu vào trong nông nghiệp… đều cần đồng lòng giảm, chấm dứt sử dụng hóa chất độc hại. Quy trình sản xuất, kỹ thuật tạo ra sản phẩm xanh, sạch từ vùng trồng cho đến thu hoạch, chế biến, bảo quản… cần phải đồng bộ theo chuẩn xanh. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cũng phải cùng nhau hiểu xanh đối với mình là gì để tạo ra sản phẩm xanh cuối cùng đưa ra thị trường.

Tất nhiên nhà xuất khẩu là người trực tiếp với khách hàng, họ phải chứng minh được cả quy trình làm ra sản phẩm. Bởi vì khách hàng nước nhập khẩu họ không chỉ quan tâm đến sản xuất mà còn quan tâm đến cả khâu kiểm soát trong quá trình sản xuất, làm ra sản phẩm. Trách nhiệm của doanh nghiệp sẽ rất nặng nề, quan trọng trọng cả khâu đầu vào, đầu ra sản phẩm. Doanh nghiệp phải là người trực tiếp hướng dẫn, giám sát nông dân nuôi trồng làm ra sản phẩm.

Vừa qua, có một số doanh nghiệp đã công bố lộ trình hoạt động liên kết giữa TP.HCM và các vùng ĐBSCL, miền Đông Nam bộ… như "Chương trình Phát triển vùng nguyên liệu bền vững" của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op). Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững không thể bỏ qua khâu thương mại hóa, cụ thể là các hệ thống phân phối, bán lẻ, tạo luồng cho các sản phẩm xanh, sạch của doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng trong xã hội. Hay như Tập đoàn Lộc Trời có đội ngũ “Ba Cùng” cùng hướng dẫn nông dân, giám sát quá trình canh tác, kiểm soát sản phẩm, thay đổi thói quen, tập quán sản xuất.

Làm thế nào để khuyến khích, thúc đẩy phát triển kinh tế xanh? Các khâu trong quy trình này cần có sự trợ lực nào?

Tôi nghĩ vai trò của Nhà nước quan trọng trong việc khuyến khích, hỗ trợ cần thiết cho nông dân, doanh nghiệp để giảm bớt gánh nặng chi phí đầu tư tạo ra sản phẩm xanh. Qua đó đưa ra công cụ giáo dục, truyền thông để hướng dẫn, bởi thay đổi tập quán trồng trọt là khó khăn nhất từ bao đời nay. Thay đổi tập quán sản xuất không chỉ đơn thuần kỹ thuật trồng trọt, nuôi trồng mà còn là văn hóa nếp sống, tư duy sản xuất…, rất cần cả hệ thống các ngành cùng chung tay, đồng hành.

Quy trình trồng rau an toàn có kiểm soát của một nông trại tại TP Cần Thơ Ảnh Hữu Đức

Quy trình trồng rau an toàn có kiểm soát của một nông trại tại TP Cần Thơ. Ảnh: Hữu Đức.

Hiện nay, ngoài phát triển kinh tế "xanh lá" (Green) còn kinh tế xanh "xanh da trời" (Blue), quan điểm của bà như thế nào?

Nói đến phát triển xanh Blue, Bộ NN-PTNT có một phần trách nhiệm quan trọng. Bởi vì ngành thủy sản, trong đó có hải sản là một ngành kinh tế trọng yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN-PTNT. Chất lượng chuẩn xanh của tôm, cá…, các sản phẩm từ hải sản nhưng chưa thể kiểm soát toàn bộ môi trường. Việc làm tổn hại môi trường nuôi tôm, cá… có khi từ các ngành khác.

Đơn cử như ngành du lịch cũng tác động khá nhiều, được thu lợi từ bờ biển dài của Việt Nam với những bãi cát trắng rất dài, đẹp và có cả những khu nghỉ dưỡng mọc lên. Nếu như cứ thải bẩn xuống biển, xem biển như bãi rác của mình, chỉ nghĩ được lợi ích cho mình mà gây hại cho ngành nông nghiệp, về lâu dài còn gây hại đến chính ngành kinh tế chung.

Và đến một khi để biển quá bẩn (như hiện nay Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới về mức độ thải rác ra biển), du khách sẽ quên đi và tìm đến những bãi biển khác xanh, sạch hơn. Nếu cứ để mãi thế thì ngành du lịch cũng chịu tổn hại. Hoặc như một số ngành khác đã có lần gây hệ lụy đến khu vực nuôi tôm giống Bình Thuận.

Khách du lịch không chỉ vừa bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ là giữ gìn sức khỏe mà họ cũng có trách nhiệm bảo vệ môi trường bằng cách tẩy chay những gì ảnh hưởng tới môi trường.

Xin cảm ơn bà!

Hữu Đức (Thực hiện)

Chiến khu xưa chuyển mình sang sản xuất hữu cơ

Chiến khu xưa chuyển mình sang sản xuất hữu cơ

ĐỒNG NAI Do nhu cầu về nông sản an toàn ngày càng tăng cao, không ít nông dân xã Phú Lý đã ý thức chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hướng hữu cơ.

Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, đặt nền móng cho sản xuất hữu cơ

Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, đặt nền móng cho sản xuất hữu cơ

NGHỆ AN Nâng cao năng suất, chất lượng, cây lúa chống chịu sâu bệnh tốt, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái là những giá trị mà mô hình áp dụng IPHM mang lại.  

Khoai lang tím Nhật tăng giá, người trồng lãi 400.000 đồng/tạ

Khoai lang tím Nhật tăng giá, người trồng lãi 400.000 đồng/tạ

VĨNH LONG Nhiều nông dân tại Vĩnh Long cho biết, giá khoai lang hiện đang ở mức cao, người trồng lãi khoảng 400.000 đồng mỗi tạ.

Những vườn bưởi tiền tỷ ở vùng đất gò đồi

Những vườn bưởi tiền tỷ ở vùng đất gò đồi

QUẢNG BÌNH Nhờ canh tác trồng bưởi theo hướng hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP, nhiều hộ dân có thu nhập tiền tỷ từ vùng đất gò đồi trước đây sản xuất kém hiệu quả.

Xây dựng chuỗi liên kết, chìa khóa để nông nghiệp hữu cơ cất cánh

Xây dựng chuỗi liên kết, chìa khóa để nông nghiệp hữu cơ cất cánh

Việc xây dựng các chuỗi liên kết đóng vai trò quan trọng, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

Xem Thêm