Thứ sáu, 22/11/2024 | 11:18 GMT +7
Ngày 30/8, Văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn thông tin, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Hội Kỷ lục gia Việt Nam) vừa ban hành Quyết định số 37/KLVN-TOP/2022 về việc xác lập Top 100 món ăn đặc sản và Top 100 đặc sản quà tặng nổi bật của 63 tỉnh/thành phố Việt Nam (lần V năm 2021 - 2022), trong Hành trình tìm kiếm, quảng bá các giá trị ẩm thực, đặc sản Việt Nam.
Trong đó, Lạng Sơn có 4 sản phẩm là lợn quay lá mắc mật Lạng Sơn và khâu nhục (thịt kho rục) được chọn vào Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam; thạch đen Tràng Định và rượu Mẫu Sơn được chọn vào Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam.
Những sản phẩm này của Lạng Sơn sẽ được công bố, giới thiệu trên cổng thông tin điện tử của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, Top Việt Nam, Tổ chức Kỷ lục người Việt toàn cầu, trên các kênh truyền thông thuộc hệ thống Kỷ lục Việt Nam.
Đây không chỉ là niềm tự hào đối với đặc sản của tỉnh Lạng Sơn mà còn là cơ hội để quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến đông đảo người dân trong và ngoài nước.
Lạng Sơn là tỉnh có nền văn hóa ẩm thực rất phong phú và đa dạng, trong đó, đặc biệt phải kể đến món lợn quay lá mắc mật. Đây được coi là món ăn truyền thống và mang đậm nét đặc trưng của Xứ Lạng.
- Thịt lợn quay không chỉ đơn giản là một món ăn phổ biến hàng ngày của người dân, mà còn là lễ vật bắt buộc trong các dịp lễ hội, cưới xin, ma chay, thể hiện một phần văn hóa của đồng bào các dân tộc nơi đây.
So với các vùng miền khác, lợn quay Lạng Sơn có những hương vị đặc trưng riêng. Sau khi sơ chế xong, đầu bếp nhồi vào bụng lợn lá mắc mật bánh tẻ, một thứ lá rừng hay dùng ở dân tộc Tày và Nùng. Lợn được quay trên bếp than hoa đỏ lửa, để thịt chín vàng đều, người làm sẽ quét dầu và mật ong rừng pha giấm lên mình lợn. Khi lợn chín tới, dùng vải thấm nước lã lau qua mình lợn quay rồi quạt lửa thật mạnh để cho bì lợn phồng lên. Khi ăn bì giòn, thịt dai, có vị rất đặc trưng quyện với mùi thơm của lá mắc mật.
Theo quan niệm dân gian, lợn quay là vật có ngoại hình tròn trịa, tượng trưng cho tài phú, phúc khí. Hiện nay, hầu hết ở các chợ trung tâm thuộc các huyện, thành phố của tỉnh Lạng Sơn đều có bán món lợn quay này.
- Rượu Mẫu Sơn là loại rượu ngon đặc sản do người Dao sống trên đỉnh Mẫu Sơn, Lạng Sơn làm ra. Rượu được chưng cất thủ công với phương thức cổ truyền hàng ngàn năm từ gạo, từ nước tinh khiết của những con suối chảy trong núi có độ cao hơn 1.000m và loại men lá rừng được pha chế từ hơn 30 loại thảo dược quý hiếm.
- Lạng Sơn là tỉnh trồng nhiều cây thạch đen nhất cả nước. Món thạch đen được chế biến từ cây thạch đen có hương vị mát lành, thơm ngon, không chỉ được người dân Xứ Lạng mà còn nhiều du khách ưa thích khi mùa hè đến.
Trên địa bàn Lạng Sơn, cây thạch đen được trồng nhiều ở các huyện Tràng Định, Bình Gia, Văn Lãng... và được thu hái vào hai thời điểm là vụ xuân (tháng 2 - 3), vụ thu (tháng 7 - 8). Sau khi thu hái, cây thạch đen được phơi khô và bảo quản để có thể dùng trong năm.
Từ xa xưa, thạch đen đã được đồng bào các dân tộc Xứ Lạng nấu và sử dụng tại gia đình như một món ăn vặt quen thuộc. Sau này, một số gia đình có truyền thống nấu thạch lâu năm vẫn duy trì và bày bán tại chợ khi mùa hè đến.
Hiện nay, quy trình sản xuất thạch đen đã được cải tiến với sự hỗ trợ của một số loại máy móc, thiết bị nhằm tiết kiệm thời gian và công sức của người làm thạch. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu sản xuất với số lượng lớn phục vụ việc mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm thạch đen xứ Lạng.
Tỉnh Lạng Sơn sẽ tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu hình ảnh, giá trị các đặc sản nổi tiếng của tỉnh, nhất là 4 đặc sản lọt Top nêu trên gắn với các hoạt động văn hóa, xúc tiến du lịch và các sự kiện, lễ kỷ niệm quan trọng của tỉnh trong thời gian tới.
Năm vừa qua, sản lượng thạch đen của tỉnh Lạng Sơn đạt 16.000 tấn, tăng 36% so với năm 2020; tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 7,5 triệu USD. Mục tiêu của năm 2022, tỉnh Lạng Sơn phấn đấu kim ngạch xuất khẩu cây thạch đen lên khoảng 10 triệu USD.
ĐỒNG THÁP Cây ấu trước đây chỉ được trồng vào mùa nước nổi nhưng nay đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập ổn định quanh năm cho người dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
KIÊN GIANG Tôm khô của Hợp tác xã Hiểu Phát được làm từ tôm thẻ thiên nhiên, nuôi theo mô hình xen canh tôm - lúa hoặc các vùng chuyên tôm nuôi quảng canh cải tiến.
Tại lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần II, Ban tổ chức sẽ đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng được chọn tại những vườn đẹp nhất.
HÀ NỘI Sáng 15/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2024.
Trà Vinh Bảo tàng Dừa sáp Trà Vinh có tổng nguồn vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng, góp phần tôn vinh cây dừa sáp nguyên bản được trồng tại vùng đất Cầu Kè.
Mong muốn duy trì và phát huy đặc sản nem Lai Vung, anh Huỳnh Ngọc Hậu (xã Tân Thành, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) đã rời phố, về quê khởi nghiệp từ loại nem này.
QUẢNG NAM Việc thành lập Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My nhằm nâng tầm thương hiệu và bảo hộ sản phẩm cho 2 loài cây dược liệu có giá trị của tỉnh Quảng Nam.
Từ một loại nông sản bình dị, nhờ sự sáng tạo bền bỉ, ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến, đã giúp tăng giá trị cho củ khoai mì Việt Nam.