Thứ tư, 02/04/2025 | 17:30 GMT +7
Chè shan tuyết Pà Cò, một trong số những sản phẩm OCOP tiêu biểu của Hòa Bình. Ảnh: HB.
Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay tỉnh Hòa Bình đã có 158 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 32 sản phẩm OCOP hạng 4 sao và 124 sản phẩm OCOP hạng 3 sao.
Các sản phẩm OCOP của tỉnh Hòa Bình tập trung chủ yếu vào nhóm sản phẩm đặc thù, thế mạnh của tỉnh, được các khách hàng trong nước và quốc tế tin dùng như: Cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc, sản phẩm chế biến từ măng nứa, măng Bát Độ… Cùng với đó là các sản phẩm thuộc nhóm dược liệu như tinh bột nghệ, trà chanh đào mật ong, thổ cẩm dân tộc.
Theo đề án Chương trình OCOP của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2030, về phát triển sản phẩm, tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu chuẩn hóa thêm 160 sản phẩm, phấn đấu tổng số sản phẩm chuẩn hóa tới năm 2030 là 210 sản phẩm; phát triển mới ít nhất 100 tổ chức kinh tế, nâng cấp 40 - 50 tổ chức đã tham gia Chương trình OCOP.
Năm 2024, tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu xây dựng 16 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, tiếp tục phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, thúc đẩy, khuyến khích các phong trào phụ nữ, thanh niên, trí thức trẻ tích cực nghiên cứu phát triển sản phẩm OCOP mới, đặc thù gắn với địa phương; triển khai một số mô hình về bảo tồn và phát huy vai trò của các làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với phát triển sản phẩm OCOP.
Mới đây, tại Hội chợ triển lãm Hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc - Hà Nội năm 2024 và trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiểu biểu cấp khu vực cho 126 sản phẩm, bộ sản phẩm, tỉnh Hoà Bình có 3 sản phẩm, bộ sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu gồm: Trà tam thất xạ đen Linh Dược Sơn của Công ty Cổ phần Dược phẩm ELIPHA (phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình); chè shan tuyết Pà Cò của Công ty TNHH Phương Huyền (phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình) và bộ sản phẩm cao cà gai leo, cao xạ đen Tuyết Nhi của Hợp tác xã Tuyết Nhi (thôn Đồng Bon, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn).
Các sản phẩm nói trên đều là những sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Hòa Bình đã đạt chứng nhận 4 sao và đạt chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Hoà Bình năm 2023.
BẠC LIÊU Đa dạng sản phẩm muối, gia vị muối và các sản phẩm OCOP đặc trưng vùng miền trong cả nước được trưng bày, giới thiệu tại Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025.
Đó là các gian hàng trưng bày sản phẩm muối, gia vị và sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của hơn 40 đơn vị đến từ hơn 20 tỉnh/thành trên cả nước.
Chính phủ vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực'.
Sóc Trăng Anh Ngô Tuấn Thanh, một người trẻ đầy nhiệt huyết, đã biến cà na Sóc Trăng từ món ăn vặt bình dân thành sản phẩm chất lượng cao, trở thành đặc sản có giá trị.
Đồng Tháp Ngày vía Thần Tài, các phẩm vật được người dân mua về cúng như cá lóc nướng, thịt heo quay, vịt quay, bánh bao, vàng, hoa, trái cây.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn cho rằng, sản phẩm mắm Lê Gia từ góc nhỏ của làng quê đã vươn ra thế giới. Đây là điều rất tự hào và đáng trân trọng.
Vào mỗi dịp xuân về, bên cạnh những lễ hội, những làn điệu hát then, hát lượn... thì đồng bào Tày, Nùng, không thể thiếu những phong bánh khảo, bánh cốm truyền thống.
Lào Cai Xã Tả Thàng, huyện Mường Khương bảng lảng trong sương mù. Nơi đây, những cây chè cổ thụ vươn mình kiêu hãnh giữa giá lạnh, lưu giữ hồn đất và sức sống giữa đại ngàn.
Dịp tết Nguyên đán, các sản phẩm đặc trưng vùng miền thu hút thực khách. Đó cũng là lúc những lao động địa phương có điều kiện tăng thu nhập.
Vào dịp Tết Nguyên đán, đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở Quảng Trị vẫn giữ được phong tục gói bánh beng. Đây là tập tục từ ngàn xưa để lại.