Thứ bảy, 23/11/2024 | 11:11 GMT +7
Thực hiện hợp phần 3, hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu thuộc dự án cải thiện nông nghiệp có tưới tỉnh Quảng Trị (WB7), vụ ĐX 2018-2019, Trạm Khuyến nông TX Quảng Trị (Quảng Trị) đã triển khai mô hình trên cây ngô tại HTX An Đôn, phường An Đôn.
Đến nay mô hình đã mang lại những kết quả khả quan |
Khác với những vụ ngô trước, năm nay ông Trương Yên- thành viên HTX An Đôn, phường An Đôn, TX Quảng Trị đã biết áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới về trồng và chăm sóc cây ngô từ khâu làm đất, cày bừa, sử dụng chế phẩm sinh học cũng như máy gieo hạt vào ruộng ngô của gia đình mình. Nguồn giống ông Yên đưa vào gieo trồng là giống ngô DK 6919, thời gian sinh trưởng ngắn.
Ngay từ đầu vụ, ông Yên và các thành viên khác trong HTX An Đôn đã được cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông TX triển khai các lớp tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây ngô trên đồng ruộng. Nhờ thực hiện tốt các khâu, như gieo hạt, bón phân đúng quy trình kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, nên với 5 sào ngô sẽ đưa về cho ông Yên gần 10 triệu đồng.
Dẫn chúng tôi đi thăm ruộng ngô, ông Yên vui vẻ cho biết bản thân ông rất hài lòng khi tham gia mô hình. Trong quá trình trồng ngô đã ứng dụng cơ giới hóa bằng máy gieo hạt MGH-1. “Với một sào (500m2) khi gieo hạt bằng máy, tôi chỉ mất 40-60 phút, giảm 3-4 lần so với việc gieo bằng tay. Nhờ áp dụng công cụ gieo hạt nên tôi và bà con ở đây gieo ngô rất nhanh, khoảng cách hạt và khoảng cách hàng rất đều, độ sâu lấp hạt đạt chuẩn nên đã giúp cây mọc nhanh và đồng đều hơn, cây khỏe và sinh trưởng tốt, rất ít bị sâu bệnh”, ông Yên nói.
Ruộng ngô của ông Yên |
Theo thông tin từ Trạm khuyến nông TX, mô hình trên cây ngô vụ ĐX 2018 -2019 Trạm triển khai tại HTX An Đôn có 100 hộ tham gia, với diện tích 10 ha tại xứ đồng Bãi Đá. Các hộ tham gia được hỗ trợ 100% giống và 30% vật tư phân bón.
Trao đổi với chúng tôi thạc sỹ Lê Thị Hảo - cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông cho biết, với giống ngô DK 6919, lượng giống dùng cho 01 ha là 15-20 kg; khoảng cách gieo 70cm x 25-30cm (mật độ 47.000 cây/ha). Thông qua mô hình, người dân đã nắm bắt được các kỹ thuật mới, đặc biệt các hộ thực hiện mô hình đã sử dụng đạm ure hạt vàng 46a+ thay thế ure thông thường nhằm giảm thất thoát phân bón và tăng hiệu quả sử dụng phân cho cây.
Ngoài ra, Trạm Khuyến nông đã hướng dẫn cho các hộ sử dụng chế phẩm Trichoderma nhằm gia tăng lượng vi sinh vật có ích trong đất, cải tạo đất, tơi xốp, tăng độ phì, hạn chế một số bệnh do nấm bệnh gây hại như khô vằn, lở cổ rễ, chết ẻo.
Trong SX nông nghiệp hiện nay bộc lộ nhiều hạn chế như bón phân lãng phí gây sự thất thoát, đất ngày càng chai cứng, sâu bệnh phát sinh gây hại nhiều, độ màu mỡ của đất ngày càng giảm, nên hướng đi SX bền vững, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay là rất cần thiết cho người nông dân.
Ông Ngô Bá Vương, GĐ HTX An Đôn, phường An Đôn cho biết, để thực hiện mô hình công tác chuẩn bị giống, vật tư được Ban quản lý HTX An Đôn chuẩn bị rất đầy đủ và chu đáo trước khi xuống vụ. Trong quá trình triểm khai, Ban quản lý HTX cùng với cán bộ kỹ thuật đã chỉ đạo sâu sát, thăm đồng thường xuyên, cùng với sự nhiệt tình, ham học hỏi nên bà con nông dân đã làm đúng yêu cầu kỹ thuật.
Sau gần 5 tháng triển khai cho thấy, giống DK 6919 được đánh giá phù hợp với điều kiện sinh thái tại địa phương, có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu, bệnh hại và có thị trường tiêu thụ ổn định. Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của ruộng mô hình cao hơn ruộng đại trà, năng suất ruộng mô hình đạt 64 tạ/ha cao hơn đại trà 6,5 tạ/ha.
Ông Võ Đức Quốc, Trưởng trạm Khuyến nông TX Quảng Trị cho biết: “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp với chính quyền mở rộng ở những xứ đồng khác trên địa bàn HTX để các hộ khác có cơ hội tiếp cận KHKT vào SX ngô theo hướng hàng hóa tập trung, nhằm mang lại hiệu quả cao và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, theo định hướng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM và Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh nhà”. |
Canh tác thông minh là áp dụng giải pháp kỹ thuật tiên tiến, tạo ra mô hình nông nghiệp phát triển bền vững, nâng cao giá trị nông sản và bảo vệ môi trường.
Sáng 11/10, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp tổ chức hội thảo giới thiệu mô hình và tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp tại Thư viện Bộ NN-PTNT.
HẢI PHÒNG Sở NN-PTNT Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị sơ kết chuyển đổi số ngành NN-PTNT và khai trương hệ thống quản lý dữ liệu nông sản.
Thông qua mạng xã hội, kênh tiếp thị trực tuyến, nông dân không chỉ bán sản phẩm đơn thuần mà còn trực tiếp bán những câu chuyện của nông sản do chính mình làm ra.
Từ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo sang thế giới sinh học, vi sinh, lợi khuẩn gắn với sức sống con tôm thẻ đã là một bước đi 'vượt khung' của TS. Nguyễn Thanh Mỹ.
Các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia tập huấn Mạng nhà nông nhằm kết nối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo Thứ trưởng, ngành nông nghiệp có nhu cầu chuyển đổi số cao nhất nhưng lại gặp nhiều khó khăn nhất, ngành nông nghiệp có nhiều dữ liệu cần thu thập nhưng hiện nay lại có rất ít.
TIỀN GIANG Phần mềm miễn phí AgriDataGo giúp bà con nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận các yêu cầu của thị trường một các ngắn gọn, dễ hiểu.
BẾN TRE Mô hình trồng dưa lưới thủy canh trong nhà màng, ứng dụng công nghệ số của anh Đỗ Văn Ro cho lợi nhuận 200 triệu đồng mỗi năm trên diện tích 500m2.
Chính từ khóa 'văn hóa tiết kiệm nước' của Israel bên cạnh yếu tố công nghệ và tài chính đã giúp nước này phát triển các ý tưởng tưới tiêu đỉnh cao.